Sống chết mặc bay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vinh Quang
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
22 tháng 7 2021 lúc 8:12

 1,Tham khảo:   

         Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 

2,Tham khảo:

       Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao! Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảnh ruộng bé tí tẹo, mùa gặt không đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau trong Sống chết mặc bay, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.

Hoàng Tuấn Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 7 2021 lúc 12:08

Tham khảo nha em:

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

Trần Tú
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 19:57

Đoạn 1:

Cả đoạn là phép liệt kê nhé em

Đoạn 2: 

 “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

Tác dụng: Cho thấy sự trái ngược nhau của cảnh trong đình của những tên quan với cảnh khốn đốn của những người dân hộ đê. Qua 2 đoạn trích, tác giả muốn lên án sự độc ác, vô cảm của tên quan và thể hiện sự xót thương với những người dân bên ngoài

Sad boy
27 tháng 7 2021 lúc 10:07

sorry không để ý h mới thấy

Câu 1 : đoạn văn trích từ văn bản '' Sống chết mặc bay '' của Phạm duy tôn

Câu 2 : Xuất xứ : Truyện ngắn đc đăng trên tạp chí Nam Phong số 12/1918

Thể loại : truyện ngắn

Câu 3

BPTT : liệt kê ( Tuy tay trống đánh liên thanh , ốc thổi vô hồi , tiếng ng xao xác gọi nhau ra hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lừ cả rồi )

Tác dụng :  tái hiện chân thực bức tranh thê thảm của người dân trong công cuộc cứu đê, sự đồng cảm, xót thương của tác giả.

Câu 4

các câu đặc biệt là :

+ Thân ôi !

+ Lo thay !

+ Nguy thay !

Tác dụng : tăng hiệu quả diễn đạt và tăng tính biểu cảm

 

 

 

Garcello
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 15:22

Câu 1 

BPTT : liệt kê ( kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ )

Tác dụng : miêu tả sự khốn khổ của người dân khi hộ đê và tả chân 

Câu 2 : Bn Tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân đối với hắn là vậy. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.

Câu bị động : câu đc mình bôi đen

 

Nhật Minh Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 7 2021 lúc 15:49

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Ánh Cutephomaique
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
30 tháng 7 2021 lúc 18:45

Tham khảo:

Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn - là nhà văn điển hình của nền văn học Việt Nam. Thông qua đoạn văn, tác giả đã khắc họa chân thực tình cảnh khổ cực của người dân. Họ bị viên quan cai lệ áp bức, bóc lột sức lao động một cách nặng nề. Mặc dù trời mưa tầm tã, lũ lụt, những tưởng họ sẽ được nghỉ làm để bảo toàn tính mạng. Nhưng không, những viên quan vẫn bắt họ đắp đê. "Từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột". Chỉ với biện pháp liệt kê cùng thủ pháp so sánh, nhà văn không chỉ giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả mà còn nhấn mạnh, đặc tả những con người có số phận cùng cực. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm xót thương, cảm thông sâu sắc đối với những người dân. Đồng thời lên án, tố cáo những bọn cai lệ, viên quan đã chà đạp lên quyền sống của một con người. 

Dương Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
31 tháng 7 2021 lúc 15:57

Tham khảo:

- Tương phản là nghê thuật dùng 2 hình ảnh, 2 chi tiết, 2 nhân vật,... tóm lại là 2 vế đối lập nhau để khắc họa đậm nét hơn một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Thạch Lam dùng hình ảnh đoàn tàu sáng rực ánh đèn đi qua phố huyện nghèo để làm rõ thêm hình ảnh phố huyện nghèo nàn và tăm tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".

Lê Đức Anh
Xem chi tiết
Phong Thần
31 tháng 7 2021 lúc 21:04

Tham khảo

Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.

nthv_.
1 tháng 8 2021 lúc 11:18

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre"(liệt kê), "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.