Soạn văn 11

Hỏi đáp

Hướng dẫn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh - trích Hướng dẫn soạn bài Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Hướng dẫn soạn bài Thương vợ - Tú Xương Hướng dẫn soạn bài Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến Hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát Hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương - trích "Truyện Lục Vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu Hướng dẫn soạn bài Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu Hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh Hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu Hướng dẫn soạn bài Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm Hướng dẫn soạn bài Xin lập khoa luật - trích Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc một tang gia - trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng Hướng dẫn soạn bài Chí Phèo (tác giả) Hướng dẫn soạn Chí Phèo (tác phẩm) Hướng dẫn soạn bài Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh Hướng dẫn soạn bài Vi hành - Nguyễn Ái Quốc Hướng dẫn soạn bài Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan Hướng dẫn soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - trích - Nguyễn Huy Tưởng Hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận - trích “ Rô- mê- ô và Giu- li- ét” – W. Sếch-xpia Hướng dẫn soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Hướng dẫn soạn bài Hầu trời - Tản Đà Hướng dẫn soạn bài Vội vàng - Xuân Diệu Hướng dẫn soạn bài TRÀNG GIANG - Huy Cận Hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn soạn bài Chiều tối - Hồ Chí Minh Hướng dẫn soạn bài Lai Tân Hướng dẫn soạn bài Tương tư Hướng dẫn soạn bài Chiều xuân Hướng dẫn soạn bài Từ ấy Hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em Hướng dẫn soạn bài Bài thơ số 28 Hướng dẫn soạn bài Người trong bao Hướng dẫn soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Hướng dẫn soạn Về luân lí xã hội ở nước ta Hướng dẫn soạn bài Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Hướng dẫn soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Hướng dẫn soạn bài Một thời đại trong thi ca Hướng dẫn soạn Một số thế loại văn học: Kịch, nghị luận
Nguyễn Lam
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 9 2016 lúc 20:15

bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html    và    http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html

Tran Thi Minh Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 9 2016 lúc 18:00

Sao khó nhìn vậy bạn.Bạn đăng lại câu hỏi rõ ràng tí nhé!

Tran Thi Minh Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 9 2016 lúc 18:29

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

Tran Thi Minh Nhi
26 tháng 9 2016 lúc 18:11

khocroi

 

 

Lâm Ái Ái
27 tháng 9 2016 lúc 20:06

Trời ơiiii. Lớp tui cũng cái đề y chang luôn. Bí quá lên đây tìm ai dè vẫn chưa ai giúp hết :(((((

Võ Vĩnh Thành
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 5 2018 lúc 20:59

Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển;

Quyết chí ắt làm nên”.

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quốc tế, ... Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, ... Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.

Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.

Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.



nguyen minh ngoc
1 tháng 5 2018 lúc 21:00

Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy những khó khăn, thử thách đang đợi chờ, đương đầu với ta. Nếu như ta có đủ nghị lực, lòng kiên trì cũng như bản lĩnh thì ta có thể chinh phục được những khó khăn ấy, đặt chân đến vạch đích cuối cùng. Nhưng ngược lại, nếu như ta yếu đuối, thiếu kiên trì thì tất yếu sẽ bị những khó khăn ấy khuất phục, ta sẽ mang tâm lí e ngại, khó thành công trong bất cứ công việc gì sau đó. Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Bá Học đã có một nhận định rất hay: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” là một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về quá trình thực hiện hành trình chinh phục ước mơ, mục đích sống của con người. Nhà văn nhận định về sự khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra hai trường hợp mà con người có thể gặp phải khi thực hiện hành trình ấy, một là khuất phục, hai là đương đầu và vượt qua. Tùy theo hành động, cách thức thực hiện mà con người cũng tự tạo ra cho mình một loại tâm lí riêng biệt, e ngại hay chinh phục.

“Đường đi” ở đây ta có thể hiểu đó chính là hành trình của con người trong việc thực hiện ước mơ hay mục đích nào đó. Hình ảnh đường đi cũng có thể hiểu đó chính là biểu tượng cho đường đời của mỗi người. Trên con đường đó, con người sẽ gặp rất nhiều những điều mới mẻ, thú vị nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thử thách đang đợi chúng ta trên mỗi con đường ấy. Bởi vậy mà hành trình thực hiện nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi người.

Ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã nhận thức được bản chất của hành trình đến thành công đó, nhà văn khẳng định, đó là một đường đi khó. Bởi không có một thành công nào không phải trải qua những mũi gai. Nhưng, nếu đọc cả nhận định của nhà văn “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, thì ta có thể thấy, mục đích hướng tới không phải là khẳng định đường đi khó mà chỉ ra nguyên nhân mà đường đi khó, đó chính là bởi tâm lí đón nhận của mỗi người có sự khác nhau.

Nhà văn Nguyễn Bá Học đã chỉ ra đường đi khó, nhưng nguyên nhân của nó cũng rất đa dạng, trước hết nhà văn phủ định yếu tố hoàn cảnh “không khó vì ngăn sông cách núi”. Sông và núi ở đây không phải sử dụng với ý nghĩa vốn có của nó mà được dùng với ý nghĩa biểu tượng, sông và núi là những chướng ngại đầy khó khăn, chắc chở mà con người có thể gặp phải trong hành trình của mình. Nói về những khó khăn nhưng không phải nhằm mục đích khẳng định mà nhà văn phủ định nó bằng từ “không”.

Thông thường, những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn tạo ra những trở ngại cho con người trong việc thực hiện một điều gì đó, nó có thể làm cho con người cảm thấy khó khăn, bế tắc, thậm chí là tuyệt vọng, hậu quả là chúng ta không thể đi đến đích của cuộc hành trình. Nhưng, ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã phủ định hoàn toàn yếu tố hoàn cảnh, yếu tố khách quan đó mà nhấn mạnh đến nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân khiến cho đường đi trở nên khó khăn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhận thức đường đi khó mà nhà văn Nguyễn Bá Học đưa ra ở đây chính là vấn đề về tâm lí, thái độ của con người trong việc đối diện với những khó khăn ấy “lòng người ngại núi e sông”. Lời khẳng định của tác giả khiến chúng ta chợt nhận ra một thực tế, đó chính là xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ thất bại nào xảy đến thì con người cũng cho rằng đó là do hoàn cảnh. Nhưng ta đã không nhận ra rằng đó hoàn toàn là vấn đề ở nhận thức của ta về những khó khăn ấy. Nếu ta e sợ nó thì hành động cũng thiếu quyết đoán, chính xác, thành thử chính chúng ta mới là người làm cho đường đi của mình khó.

Câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” mang tính đúng đắn, là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về thái độ cũng như cách ứng xử với những khó khăn của bản thân. Hãy sống lạc quan, đối diện với những khó khăn bằng sự chủ động và bản lĩnh, lòng kiên trì, có được như vậy thì ta mới có thể chạm tay vào thành công, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Uyên Lê
Xem chi tiết
Vinmini Hương
6 tháng 11 2016 lúc 20:11

ko bít

 

Nguyễn Nhựt Hoàng نهات ن...
Xem chi tiết
Vũ Anh Quân
22 tháng 3 2017 lúc 15:23

đụ

Phạm Trưởng
Xem chi tiết
Quế Khuất
10 tháng 2 2017 lúc 12:46

.

dương minh tuấn
12 tháng 2 2017 lúc 10:28

Lăng Trọng Tài sao bảo thick tự than vận động....valentine vào net mà đanh lol cko vui ông a ạ

Ngân Đại Boss
12 tháng 2 2017 lúc 21:10

rảnh quá

HaRi HuỆ
Xem chi tiết
Tiểu Yến Tử
15 tháng 4 2017 lúc 7:04

Bạn vào đây tham khảo nha:

vanmau.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-hien-tuong-nghien-game-online

nguyễn hoa
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 10 2019 lúc 18:42

Trước những sự phản đối của đa số những thầy thuốc trong cung Lê Hữu Trác vẫn thể hiện sự uyên thâm của bản thân mình khiến cho những ngự y kia phải khâm phục.

Qua đây ta thấy rõ ràng cuộc sống ăn chơi xa hoa nơi phủ chúa. Trả lời cho câu hỏi vậy những cây cối um tùm danh hoa đua thắm kia là ở đâu ra?, tiền đâu mà có thể có cuộc sống ăn chơi như thế?. Có thể khẳng định tiền chính là những cống nộp của nhân dân. Trong tình hình đất nước chia làm hai như thế những chúa Trịnh không lo cuộc sống cho dân, trị được nước và đi vào lòng dân chúng mà ở đây chúa lại có cuộc sống chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Qua đây ta thấy được hiện thực đất nước ta trong những năm ấy, trong khi nhân dân sống một cách khổ cực thì chúa lại có một cuộc sống không ai sánh bằng.

Như vậy qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chúng ta thấy tác phẩm này thấm nhuần giá trị hiện thực của xã hội Việt nam những năm ấy. Cuộc sống vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước của mình.