Soạn văn 10

Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
Dương Thu Hằng
29 tháng 11 2019 lúc 21:44
1. Nét chung
- Cả hai nhà thơ đều có lòng vì nước, vì dân.
- Cả hai đều rũ bỏ danh lợi, về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
2. Vẻ đẹp riêng
- Giới thuyết hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ.
- Trong bài thơ Cảnh ngày hè, trong cái nhìn của Nguyễn Trãi, cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngộn sức sống, thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với đời, với người. Đặc biệt, câu mở đầu bài thơ cho thấy, ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn. Cái nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè là cái nhàn bất dắc dĩ. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu quốc, ái dân sâu sắc, thường trực, cuồn cuộn. Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Trong bài Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên. Cảnh vật trong thơ ông hiện lên yên bình, thanh thản. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã. Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái nhàn của người đã thoát vòng tục luỵ, đã giác ngộ được quy luật thời thế “công thành thân thoái”.
3. Lí giải sự khác nhau
- Không phải Nguyễn Trãi không thấu hiểu quy luật “công thành thân thoái”, nhưng thời Nguyễn Trãi là thời khởi đầu nhà Lê, đất nước ta vừa độc lập sau hơn hai mươi năm đô hộ của giặc Minh, tình hình còn nhiều khó khăn nhưng mang tiềm lực phát triển, rất cần có bàn tay hiền tài kiến thiết. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, ưu quốc ái dân nhưng không được tin dùng nên ông phải trở về. Dù sống giữa quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc sống thôn quê nhưng tấm lòng ông vẫn luôn hướng về đất nước, nhân dân. Ông không cam tâm nhàn tản để an hưởng riêng mình mà chấp nhận xả thân cống hiến cho đất nước.
- Không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không quan tâm đến thế sự so với Nguyễn Trãi, mà thời đại của ông là thời trước Lê Trung Hưng, là giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát, rối ren. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Lời thơ “ta dại – người khôn” thể hiện thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho xã hội. Tuy về ở ẩn, không làm quan những ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực phong kiến đương thời.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
30 tháng 11 2019 lúc 19:03

- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 1 2017 lúc 17:01

"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước” - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giò' đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa... Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khoẻ.

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trò cua nước sạch đối với đời sống. Không chi vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước đểuống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hon 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sựsống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyến, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc... Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứvì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước váy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt mấy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyênliệu cho công nghiệp nhẹ... Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Đêcó được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ó Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống... hay rơi vào tình trạng “sông cạn”, mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông... Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sựsống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đềcăng
thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng “ung thư”, làng “u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn... đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiếm họa đe doạsựsống toàn nhàn loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh... Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy ti con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động dể giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thái sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xửlí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bịô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sựsống. Song, trước thực tếđang ngày càng vơi cạn, dần bịô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cán gióng lên hổi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

Bình luận (1)
Linh Ruby
Xem chi tiết
Tùng
16 tháng 3 2017 lúc 18:52

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì long yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hông tuổi thơ
Đó là đối với nhà thơ xuân quỳnh, còn đối với tôi, trên mặt trận học tập này tôi vẫn đang cố gắng, cố gắng thật nhiều để ko phụ công dạy dỗ của cô thầy, ông bà , bè bạn…..và nhất là vơí mẹ- người luôn quan tâm chiều chuộng tôi-người mà tôi vô vàn yêu quý, kính trọng.
Bên góc học tập cạnh cửa sổ, dàn mướp ngoài vười đã trổ hoa vàng rực rỡ. chị gió thoảng đưa, những cánh hoc rung rinh như đón chào, đó là cậy mướp mà chính tay mẹ đã trồng ngày trước. Nó bỗng gợi cho tôi nhớ tới hình ảnh của mẹ mình-một hình ảnh với nét giản dị và đẹp đẽ nhất trong tôi, với dáng người hơi đậm, đôi môi thô kệch và làn da đã đen xạm đi vì nắng gió. Thật vậy, mẹ tôi ko được xinh đẹp, trẻ trung như bao người, mà là 1 người nông dân xấu xí, quê mùa nhưng thật thà, chấc phác, là 1 người phụ nữ luôn tần tảo 1 nắng 2 sương vì gia đình…ánh mắt mẹ long lanh dịu dàng khó tả. Có những lúc, ánh mắt mẹ xịu lại, buồn bã hoà chung cùng hang lệ nóng hổi chảy trên má tôi. Cũng có khi, ánh mắt ấy bỗng tươi lên, loé sang – ánh sang của niềm tin, của hi vọng mà mẹ trao tặng cho tôi. Để rồi mỗi lần nhìn lên mái tóc người mà con tim tôi lại nhói đau vì những sợi bạc vất vả kia, vì tôi đã nhiều lần để cho mẹ buồn…Tôi yêu mẹ bởi lẽ gì? phải chăng là vì cái hình ảnh ấy của mẹ trong trái tim non nớt của tôi?
Đối với những người xung quanh, mẹ rất cởi mở và thân thiên. Bởi vì đối với mẹ, ai cũng đều là người thân của mình. Đặc biệt, mẹ luôn là người hoà giải các mối mâu thuẫn trong gia đình. Còn riêng tôi thì mẹ rất quan tâm. Trời nắng, mẹ cười bảo tôi đội mũ. Hôm mưa, mj mặc áo mưa giúp tôi. Khi lạnh, mẹ ôn tồn bảo tôi mặc áo rét. Tôi luôn được chìm đắm trong sụ ân cần và tình thương của mẹ. Phải chăng, tôi yêu mẹ vì lẽ đó?
Tôi nhớ…có lần, tôi lén lút trốn mẹ đi chơi, mãi tỗi mới rón rén về nhà. Lúc ấy, vì quá xấu hổ, tôi ko còn đủ can đảm để gặp mẹ nữa, chỉ dám, đứng nép sau khung cửa sổ để nhìn người. Tôi thấy, thấy ánh mắt mẹ nhìn vào ko gian vô tận, thấy mái tóc mẹ xoã xuống 1 cách buồn thui, ủ rũ, thấy những giọt nước mắt nóng hổi chảy trên gò má người. ôi! Mẹ đã khóc? Chưa bào giờ tôi thấy mẹ khóc và buồn đến thế! Một diều gì đó khiến tôi vô cùng hối hận, vô cùng xót xa. Nghĩ lại những lần trước, ko giống lần này, mẹ lại đánh tôi rất đau. Dù vậy, tôi biết mẹ đánh tôi nhưng long mẹ còn đau hơn cả mông tôi bị đánh. Thà rằng, mẹ đánh tôi còn hơn là mẹ làm như vậy! Tôi từ từ xoay quả đấm, chạy ù vào, ôm chầm lấy mẹ: “ mẹ!!!!!!!!!!” Tôi nắm chặt bàn tay mẹ nghẹn ngào xin lỗi, mẹ mỉm cười gượng giụ…Phải chăng, tôi yêu mẹ bởi những kỉ niệm sâu đậm ấy.
Mãi đến bây giờ, tôi mới biế mình yêu mẹ bỡi lẽ gì . tôi yêu mẹ là vì tất cả, tất cả những gì mẹ trao tặng cho tôi , la vì tình mẫu tử sâu nặng mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm mẹ có biết không?

Bình luận (0)
Lò Thị Hương
Xem chi tiết
Hải Ly
Xem chi tiết
vicky nhung phàm ca
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 1 2019 lúc 12:41

- Hạnh phúc là gì?

+ Đó là khái niệm khá trừu tượng, thuộc phạm trù duy tâm. Do đó, "hạnh phúc" là khác nhau đối với mỗi người

+ Với nhiều người, hạnh phúc là những điều lớn lao tầm vóc; nhưng có khi chỉ là những sự việc - con người bình thường nhất (dẫn chứng)

- Đặt vấn đề: thể nào là "người hạnh phúc nhất"?

Đó là người giàu có, thành đạt hay xinh đẹp nhất? Tiền bạc, sự thành công, ngưỡng mộ có thể mang lại cho bạn hanh phúc lâu dài? (luân cứ) --> Phản bác

- Mang lại hạnh phúc cho người khác:

+ Là làm cho người khác vui vẻ, cảm thấy HANH PHÚC

+ Biểu hiện:

- Mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn được gì?

+ Tình cảm, sự yêu mến của con người

+ Cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thêm tự tin với chính mình

- Từ đó dẫn đến vấn đề: "Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho người khác"

Bình luận (0)
Khao khat
Xem chi tiết
Bùi Vũ Minh Thư
1 tháng 11 2017 lúc 20:41

hình ảnh vực sâu này được không bạn

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Lưu Thị Thảo Ly
Xem chi tiết
trần thị linh
30 tháng 10 2017 lúc 20:44

Cổ tay em trắng như ngà
con mắt em liếc như là dao cau.
-NHỮNG NGƯỜI CON MẮT LÁ RĂM
LÔNG MÀY LÁ LIỄU ĐÁNG TRĂM QUAN TIỀN.

Bình luận (0)
Hoàng Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 10 2017 lúc 20:33

“ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

Bình luận (1)
trần thị linh
12 tháng 10 2017 lúc 20:32

bài nào đây ạ

Bình luận (0)
Windy
12 tháng 10 2017 lúc 21:02

“ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

- Muối và gừng: Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta. Còn được dùng như những vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo. Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay.
Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng.

Bình luận (0)
Ngoc Trang Le
Xem chi tiết
Đình Khánh
12 tháng 10 2017 lúc 15:00

em phóng xe đi và bị công an bắt bố mẹ em tức quá khóa xe lại và em phải quốc bộ đi hok vậy thôi

Bình luận (0)
Lê Dung
12 tháng 10 2017 lúc 13:17

thì em trông nhà thôi, chả có gì xáy ra cả.

Bình luận (0)