Sinh học 9

wary reus
Xem chi tiết
Đặng Thu Trang
11 tháng 4 2017 lúc 19:58

a) Đực 20%Aa đột biến => 10%Aa 10%0

Cái 40%Aa đột biến => 20%Aa 20%0

=> Tỉ lệ hợp tử bình thường là (1-0.2)(1-0.4) + 0.1*0.2 + 0.2*0.1= 0.52=52%

=> Tỉ lệ hợp tử đột biến là 48%

b) Tỉ lệ cá thể có bộ 2n= tỉ lệ hợp tử bình thường= 52%

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Ngọc Linh
Xem chi tiết
Diệu Liêu Xiêu
19 tháng 4 2017 lúc 21:43

Có.Vì:

Địa y là sự cộng sinh giữa nấm và tảo nên khi chúng tách rời khỏi nhau thì sẽ dẫn đến ko có thuốc đông y chẳng hạn,...

Ý kiến riêng !!!

Bình luận (0)
Bi Ỉn
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 5 2016 lúc 16:32

Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.haha

 

Bình luận (0)
Cậu Út Họ Trần
4 tháng 4 2017 lúc 20:09

Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.

Bình luận (0)
stin zin
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
2 tháng 4 2017 lúc 14:53

+ Chuỗi thức ăn gồm: Các sinh vật tự dưỡng à Các động vật ăn sinh vật tự dưỡng à Các động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô à Sâu ăn lá ngô à Nhái à Rắn hổ mang à Diều hâu.

+ Chuỗi thức ăn gồm: Các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ à Các động vật ăn sinh vật phân giải à Các động vật ăn động vật.

Ví dụ: Mùn bã hữu cơ à Ấu trùng ăn mùn à Giáp xác à Cá rô à Chim bói cá.

LƯỚI THỨC ĂN

Kết quả hình ảnh cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Bình luận (2)
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
1 tháng 4 2017 lúc 17:24

NST tồn tại ntn trong tế bào sinh dưỡng?

Trong tb sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp tương đồng

Thế nào là cặp NST tương đồng?

2 NST giống nhau về kích thước và hình dạng

Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể đơn bội và hưỡng bội là j?

Sinh học 9

GOOD LUCK!

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 19:02

1.Trong tế bào sinh dưỡng của loài mới các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồn 4 NST tương đồng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 4 2017 lúc 19:03

2.Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên nhiễm sắc thể (một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử của mẹ).

Bình luận (0)
Trịnh Ngọc Mai
Xem chi tiết
Ân Trần
30 tháng 3 2017 lúc 4:29

- Giống: Đều là mối quan hệ đối địch khác loài.

-Gọi tên:

+ Sói và hổ tranh nhau con mồi: quan hệ đối địch cạnh tranh.

+ Sói và thỏ ở trong cùg 1 khu rừng: quan hệ đối địch sinh vật này ăn sinh vật khác.

Bình luận (0)
Đừng hỏi tên tôi
Xem chi tiết
Anh Triêt
28 tháng 3 2017 lúc 21:22

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ. Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:

- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

- Vì lí do xã hội, không thế’ áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
28 tháng 3 2017 lúc 22:21

Bạn tham khảo nhé!!!!!

*) Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát)

*) Giải thích:

- Người chín sinh dục muộn, đẻ ít, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài .

- Con người có luân lý, trí tuệ vì lí do xã hội nên không thể áp dụng các biện pháp lai giống, gây đột biến.

- Bộ NST của người nhiều, số lượng gen trên NST ít, khó quan sát => Người ta sử dụng 5 phương pháp cơ bản sau để nghiên cứu: phả hệ, nghiên cứu đồng sinh, nghiên cứu tế bao học, nghiên cứu di truyền học quần thể, nghiên cứu di truyền học phân tử.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Bình luận (0)
Đặng Vũ Quỳnh Như
20 tháng 12 2018 lúc 22:10

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định được các đặc điểm di truyền( trội, lặn... do một hay nhiều gen qui định).

Vì:

- Ở người sinh sản chậm ít đẻ con

-Vì lí do xã hội nên không thể sử dụng phương pháp lai hoặc gây đột biến

- Phương pháp này dễ làm mà lại đạt hiệu quả cao

Bình luận (0)
Đừng hỏi tên tôi
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
28 tháng 3 2017 lúc 22:24

Bạn tham khảo nhé!!!!!

- Trẻ đồng sinh cùng trứng: Được sinh ra từ 1 trứng thụ tinh với tinh trùng, qua các lần NP đầu tiên hợp tử được hình thành 2,3,4… TB riêng rẽ, mỗi TB phát triển thành 1 cơ thể. Giống nhau về phương diện di truyền, có KG đồng nhất, cùng giới tính…

- Trẻ đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về KG, có thể cùng giới hoặc khác giới tính.

* Vai trò phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh: Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiếu rõ vai trò cùa kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đôi với tính trạna sô lượng và tính trạng chất lượng.

Bình luận (0)
Anh Triêt
28 tháng 3 2017 lúc 21:22

Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở chỗ:

- Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.

- Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.

Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta biết dược tính trạng nào dó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng chất lượng) hoặc dễ bị biến đổi dưới tác dụng của mòi trường (tính trạng số lượng).

Bình luận (0)
Thiện Đăng
Xem chi tiết
Ân Trần
27 tháng 3 2017 lúc 6:06

-Cơ sở khoa học của điều luật quy định " Nam giới chỉ được lấy 1 vợ, nữ giới chỉ được lấy 1 chồng" là tỉ lệ Nam:Nữ xấp xỉ 1:1 ở độ tuổi 18-35.

-Cơ sở khoa học của điều luật quy định " Những người có quan hệ huyết thống trong vòng ba đời không được kết hôn với nhau" là tỉ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng, dẫn đến suy thoái nòi giống.

Bình luận (0)
Siêu Sao Quay Bài
27 tháng 3 2017 lúc 15:36

do săn bắt động vật hoang dã,đốt rừng lấy đất trông trọt,chiến tranh,hái lợm,chăn thả gia súc,phát triển nhiều khu dân cư và khai thác khoán sản

Bình luận (1)
Vũ Duy Hưng
28 tháng 3 2017 lúc 22:27

Bạn tham khảo nhé!!!!!

*) Cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng:

+ Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chông là có cơ sở khoa học và hoàn toàn phù hợp.

*) Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau vì:

+ Hôn nhân giữa những người cùng huyết thống gọi là hôn phối gần. Điều này theo luạt hôn nhân gia đình bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện lâu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn (aa) biểu hiện kiểu hình gây hại và là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống.

+ Ví dụ minh họa: P: Aa (tính trội) x Aa (tính trội) => \(\dfrac{1}{4}aa\)(tính xấu)

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Khiêm Trần
Xem chi tiết
Ân Trần
25 tháng 3 2017 lúc 5:29

- Quy ước gen:

Nhóm máu A: IAIA ;IAIO

Nhóm máu B: IBIB; IBIO

Nhóm máu O: IOIO

a, -Xét cặp I: Mẹ máu A x Bố máu O

Nếu: P: IAIO x IOIO

=> F1: 1IAIO : 1IOIO

=> Có thể sinh con nhóm máu A, cũng có thể sinh con nhóm máu O.

-Xét cặp II: mẹ máu B x bố nhóm máu A

Nếu: P: II x II

=> F: 1II : 1II : 1II : 1II

=> Có thể sinh con nhóm máu A, cũng có thể sinh con nhóm máu O.

Vậy nếu chỉ dựa vào xét nghiệm nhóm máu ta không thể xác định concuar từng gia đình.

b. Phương pháp: Xét nghiệm ADN.

Bình luận (0)
Ân Trần
25 tháng 3 2017 lúc 5:34

*Cái kia bị thiếu nha. Cái nay mới đầy đủ. :))*

Quy ước gen:

Nhóm máu A: IAIA ;IAIO

Nhóm máu B: IBIB; IBIO

Nhóm máu O: IOIO

a, -Xét cặp I: Mẹ máu A x Bố máu O

Nếu: P: IAIO x IOIO

=> F1: 1IAIO : 1IOIO

=> Có thể sinh con nhóm máu A, cũng có thể sinh con nhóm máu O.

-Xét cặp II: mẹ máu B x bố nhóm máu A

Nếu: P: IBIO x IAIO

=> F1: 1IAIB : 1IBIO : 1IAIO : 1IOIO

=> Có thể sinh con nhóm máu A, cũng có thể sinh con nhóm máu O.

Vậy nếu chỉ dựa vào xét nghiệm nhóm máu ta không thể xác định con của từng gia đình.

b. Phương pháp: Xét nghiệm ADN.

Bình luận (0)