Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

nguyễn xuân thành

Nhận xét về hai cuộc khởi nghĩa Hương Khê và Yên Thế

Thảo Phương
10 tháng 5 2020 lúc 19:26

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê :

-Tồn tại trong suốt 10 năm, cuộc khởi nghĩa Hương Khê khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tinh thần chiến đầu quả cảm bền bĩ của nghĩa sĩ.

-Khởi nghĩa đã mang đến ý nghĩa to lớn, lập nhiều chiến công

-Sự tan rã của khởi nghĩa Hương Khê là bài học quý báu về kinh nghiệm chiến đấu

=>Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được xem là đỉnh cao trong các cuộc chiến của phong trào Cần Vương. Khởi nghĩa này dù đã đi vào dĩ vẵng của lịch sử, nhưng vẫn luôn là bài học cho mỗi người dân Việt Nam khi nhắc đến tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu quật cường.

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế :

- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

-Nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

-Cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

=>Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Trịnh Long
10 tháng 5 2020 lúc 21:25

a. Điểm giống nhau :

+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. +Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân. + Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn . b. Khác nhau :
Những điểm khác nhau Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo. -Quan lại, sĩ phu yêu nước -Những người xuất thân từ nông dân
Địa bàn hoạt đông Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối
Lực lượng tham gia -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
Thời gian tồn tại Lâu hơn tất cả các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
Xem chi tiết
Hoàng Bắc Nguyệt
Xem chi tiết
Kim Ngọc Tăng Thị
Xem chi tiết
Dương Phạm Thị Thùy
Xem chi tiết
Abcd
Xem chi tiết
anhtuan
Xem chi tiết
Luu Vo Hoang Gia
Xem chi tiết
đang ĩa
Xem chi tiết