Bài 4: Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, K là điểm chính giữa của cung AB. Vẽ bán kính OC sao cho góc BOC bằng 60. Gọi M là giao điểm của AC và OK

a, CMR: MO = MC.

b, Cho OB = R, tính OM theo R.

Phạm Thảo Vân
16 tháng 2 2020 lúc 8:41

A B O C K 60 M R

( Cái này bn vẽ nửa đường tròn thôi nha )

a) Vì K là điểm chính giữa của \(\stackrel\frown{AB}\) => OK\(\perp\)AB tại O

Ta có : \(\widehat{MOC}\) = \(\widehat{KOB}\) - \(\widehat{COB}\) =90o - 60o = 30o ( vì OK\(\perp\)AB => \(\widehat{KOB}\) = 90o ) (1)

Có : OC = OA = bán kính

=> \(\Delta\)OAC cân tại O => \(\widehat{OAC}\) = \(\frac{180^o-\widehat{AOC}}{2}\)=\(\frac{180^o-120^o}{2}\)=30o (2)

Từ (1)(2) => \(\Delta\)MOC cân tại M => MO = MC

Vậy MO = MC

b) Kẻ BC

\(\Delta\)OBC cân tại O ( vì OC=OB=R ) mà \(\widehat{COB}\) = 60o

=> \(\Delta\)OBC là tam giác đều => \(\widehat{OCB}\) = 60o

Ta có : \(\widehat{ACB}\) = 90o ( vì \(\widehat{ACB}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O) )

=> \(\Delta\)ACB vuông tại C ,có:

sin\(\widehat{CBA}\) = \(\frac{AC}{AB}\) => AC = AB. sin\(\widehat{CBA}\) = 2R. sin60o =R\(\sqrt{3}\)

Xét \(\Delta\)OMC cân tại M

=> \(\widehat{OMC}\) = 180o - \(\widehat{MCO}\)-\(\widehat{MOC}\) = 180o - 30o - 30o = 120o

Xét \(\Delta\)OMC và \(\Delta\)AOC , có : \(\widehat{C}\): chung

\(\widehat{CMO}\) = \(\widehat{COA}\) ( = 120o )

=> \(\Delta\)OMCđồng dạng với \(\Delta\)AOC ( g-g )

=> \(\frac{OM}{OA}=\frac{OC}{AC}\)=> OM = \(\frac{OC.OA}{AC}\)= \(\frac{R.R}{R\sqrt{3}}\)= \(\frac{R}{\sqrt{3}}\)

Vậy OM = \(\frac{R}{\sqrt{3}}\)

************Chúc bạn học tốt**********

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Lê Đoàn Hoàn Đăng
Xem chi tiết
Thuỷ Minh
Xem chi tiết
Lê Như Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Painman
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Kiều Linh
Xem chi tiết