Bài 10. Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng

스가

Câu 1: Lực là gì? Hai lực cân cân bằng? Nhận biết 2 lực cân bằng.

Câu 2: Số chỉ của lực kế cho biết giá trị nào của vật.

Câu 3: Cách đo thể thể tích vật rắn không thấm nước, đo độ dài.

Câu 4: Nêu kết quả tác dụng lực? Cho vd?

Nguyễn Ngọc Linh
18 tháng 11 2019 lúc 21:11

Câu 1:

- Lực là đại lượng vật lí tượng trưng cho khả năng tương tác giữa các vật làm thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của vật.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương (nằm trên một đường thẳng) nhưng ngược chiều tác dụng vào cùng một vật.

- Một vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn tiếp tục đứng yên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
스가
18 tháng 11 2019 lúc 21:04

Chép vở sách của các bn hc trên trường cx đc chs k đc chép mg nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
18 tháng 11 2019 lúc 21:13

1,

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Kí hiệu là F

Có nhiều từ để chỉ các lực như: lực kéo, lực đẩy, lực nâng, lực nén, lực uốn,...Tuy nhiên, tất cả các lực đều quy về tác dụng đẩy về phía này hay kéo về phía kia.

* Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng 1 vật làm vật đứng yên.

Vd: Hai người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1 cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn 2 lực cân bằng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
18 tháng 11 2019 lúc 23:25

Câu 1: Lực là gì? Hai lực cân cân bằng? Nhận biết 2 lực cân bằng.

=> Lực

+ Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

+ Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.

Hai lực cân bằng

+ Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

+ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Câu 3: Cách đo thể thể tích vật rắn không thấm nước, đo độ dài

. Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp; thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật; khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

- Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.

- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.

- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý: Lau khô bát trước khi đo; khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát; đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.

Câu 4: Nêu kết quả tác dụng lực? Cho vd?

Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Lực làm vật biến đổi chuyển động:

+) Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.

Lực làm vật biến dạng:

+) Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.



Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:

+) Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thắm Võ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết
Trúc Phương Nguyễn
Xem chi tiết
linh kim cương
Xem chi tiết
linhnguyen
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết