Bài 15. Đòn bẩy

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy

đòn bẩy

Đòn bẩy gồm 3 điểm quan trọng:

  • O (điểm tựa)
  • O1 (điểm tác dụng trọng lượng vật F1)
  • O2 (điểm tác dụng lực nâng vật F2)

II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?

1. Đặt vấn đề

Muốn F< F1 thì OO1 (khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng trọng lượng vật) và OO2 (khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực nâng vật) phải có điều kiện gì?

2. Làm thí nghiệm

Chuẩn bị: Lực kế, khối trụ kim loại có móc và dây buộc, giá đỡ có thanh ngang khối lượng không đáng kể.

Tiến hành: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình trên để đo lực kéo F2.

  • Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng.
  • Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế trong 3 trường hợp.

Kết quả

So sánh OO2 và OO1Trọng lượng vậtCường độ lực kéo vật
OO2 < OO1P= 1,5 NF2= 2 N
OO2 = OO1P= 1,5 NF2= 1,5 N
OO2 > OO1P= 1,5 NF2= 0,5 N

3. Rút ra kết luận 

Từ kết quả thí nghiệm trên, ta rút ra kết luận sau:

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng trọng lượng vật.

(Để F2 < F1 thì OO2 > OO1).

 

Phiên bản này được đóng góp bởi Trần Nguyên Đức và chỉnh sửa bởi Hoc24.