Bài 18. Prôtêin

Bùi Thủy

tinh bột và protein đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân nhưng vì sao protein lại đa dạng hơn

Diệu Huyền
15 tháng 8 2019 lúc 23:42

Trong TB có rất nhiều loại đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại phân tử: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic (AND, ARN), polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
+ Đơn phân của prôtêin là axit amin
+ Đơn phân của axit nuclêic là nucleotit
+ Đơn phân của polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) là đương đơn glucôzơ.
- Axit nucleic và prôtêin vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù cho loài.
+ Tính đa dạng của axit nuclotit thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclôtit. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỷ lệ (A+T)/(G+X) và hàm lượng AND trong nhân tế bào.
+ Tính đa dạng của prôtêin thể hiện ở thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các aa. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các aa trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc không gian của protein.
- Protein là loại đại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì:
+ Protein được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau, càng nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao.
+ Prôtêin có cấu trúc không gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc không gian làm tăng tính đa dạng của prôtêin.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh JJ
Xem chi tiết
Mộng Quỳnh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Dân Chơi
Xem chi tiết
DUSKY OFFICIAL
Xem chi tiết
Anh Diệu
Xem chi tiết
Phan Hồ Anh Thư
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết