Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Phưong Linh

những nét tương đồng trong sự phát triển về thành của EU và ASEAN

Aurora
5 tháng 8 2019 lúc 7:24

So sánh về trình độ và mức độ hội nhập

Có thể thấy, EU và ASEAN cùng tiến hành liên kết, hội nhập, nhưng ngay từ thời điểm xuất phát, trình độ phát triển kinh tế của mỗi khu vực đã có sự khác biệt khá rõ.

Vào năm 1951, khi 6 nước châu Âu cùng nhau thành lập ECSC, mức độ phát triển kinh tế của những nước này đã rất cao so với mức trung bình của thế giới. Qua 6 lần mở rộng, tuy trình độ phát triển giữa các thành viên của EU 27 có sự chênh lệnh, không đồng đều, đặc biệt ở những nước thành viên mới gia nhập, song so với trình độ phát triển chung của thế giới, các nước này vẫn xếp vào loại trung bình, thậm chí thuộc loại các nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), như CH Séc, Hungary…

Trái lại, các nước ASEAN, trình độ phát triển kinh tế vào thời điểm ra đời (8-8-1967), nói chung, thuộc mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới. Cho đến nay, trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên cũng vẫn rất khác nhau. Tại 5 nước thành viên sáng lập là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 2400 - 3000 USD. Brunei có thu nhập rất cao nhờ xuất khẩu dầu lửa, 4 nước còn lại là Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia có mức thu nhập bình quân khoảng 600 - 1000 USD/người. Như vậy, khoảng cách thu nhập giữa 5 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới là rất khác nhau, khoảng từ 3- 4 lần.

Về trình độ, mức độ hội nhập, liên kết của EU và ASEAN cũng rất khác nhau. Các nước EU ngay từ khi ra đời (năm 1951) đã bắt đầu xây dựng các cộng đồng kinh tế (năm 1951 và năm 1957) sau đó dần dần đề ra việc xây dựng liên minh hải quan (năm 1968), thị trường thống nhất, liên minh kinh tế - tiền tệ (năm 1999), mà đỉnh cao là sự ra đời đồng tiền chung euro (năm 2002). Còn các nước ASEAN đến năm 1992 mới ký kết Hiệp định khung tăng cường hợp tác kinh tế và quyết định hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), một hình thức liên kết thấp hơn thị trường chung, nếu xét ở mức độ mở cửa của nền kinh tế thị trường. Đến tháng 12-2005, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước Đông Nam Á ở Malaysia, các nước đã thảo luận về đề án đồng tiền chung châu Á, với tên gọi ACU (Asian Currency Unit). Từ năm 2006, Ngân hàng Phát triển châu Á bắt đầu chuẩn bị đưa ra đồng tiền chung châu Á, để 20-30 năm sau (đến năm 2026 hoặc 2036) đồng ACU trở thành đồng tiền chung châu Á.

Sự khác nhau giữa EU và ASEAN thể hiện không chỉ ở trình độ phát triển và hội nhập kinh tế, còn ở ý tưởng chiến lược liên kết châu Âu được thực hiện có bài bản, theo định hướng rõ ràng, được điều chỉnh theo sự biến động của hoàn cảnh. Sau khi có kết quả khả quan của liên kết kinh tế, các nước EU mới thúc đẩy liên kết chính trị. 15 năm sau khi đã hoàn thành việc xác lập thị trường chung, các nước EU mới ký Đạo luật châu Âu thống nhất với các thỏa thuận cải thiện hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, các quy chế pháp lý trong hợp tác chính trị… Khi Hiệp ước Maastricht được ký kết vào tháng 12-1991, EU mới có một văn kiện chính thức về liên minh chính trị. EU luôn bị phàn nàn là khi đàm phán về thương mại, người ta thấy rõ tư cách siêu quốc gia của tổ chức này, còn khi bàn đến các lợi ích chính trị - an ninh thì lại phải thảo luận với từng nước thành viên riêng rẽ. Đây là điểm khác so với ASEAN.

Một sự khác biệt có thể thấy rất rõ nữa là mức độ liên kết nội khối của ASEAN thấp hơn rất nhiều so với sự liên kết nội khối của EU. Tuy ASEAN đã có AFTA, có sự liên kết kinh tế theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng quan hệ nội khối vẫn còn hạn chế. Trong nhiều năm nay, buôn bán nội khối của ASEAN vẫn chỉ dừng lại ở mức trên 20%, các nước thành viên của ASEAN chủ yếu buôn bán với bên ngoài, không phải buôn bán nội khối, thu hút đầu tư cũng từ bên ngoài. Trái lại, ở các nước EU, buôn bán nội khối là chủ yếu, lên đến 50%, ở một số nước thành viên, con số này lên đến 80%.

Giữa EU và ASEAN cũng có sự khác biệt trong chính sách đối ngoại, mặc dù cả 2 khối đều hướng ngoại, nghĩa là đều hướng mạnh ra hợp tác với bên ngoài, với các đối tác, các thể chế toàn cầu và đều phấn đấu cho một thế giới đa cực. Các nước EU, đặc biệt từ sau khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực (năm 1993), đã thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung. Việc tuân thủ chính sách đối ngoại và an ninh chung của các nước thành viên EU được xem xét, đánh giá bằng luật pháp nghiêm ngặt. Đặc biệt, sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (tháng 12-2009), EU đã có chức danh “đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh”, thường gọi là Cao ủy Đối ngoại, hay Bộ trưởng Ngoại giao” của EU, kiêm phó chủ tịch Ủy ban châu Âu. Từ đây, EU có tiếng nói thống nhất với thế giới về chính sách đối ngoại của cả Liên minh. Trong khi đó, về chính sách đối ngoại, 10 nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng, nhất là các chính sách về hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển quan hệ với bên ngoài, nhưng từng quốc gia lại có những khác biệt, có những định hướng khác nhau. Do cơ sở pháp lý không chặt chẽ, chỉ dựa trên nguyên tắc đồng thuận, nên mức độ hội nhập ở các vấn đề, kể cả vấn đề đối ngoại của ASEAN cũng lỏng lẻo hơn với EU.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 8 2019 lúc 13:02

Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao.

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng.

ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước.

ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
11 tháng 8 2019 lúc 15:24

Những nét tương đồng trong sự phát triển của EU và ASEAN

- Đều là các tổ chức khu vực.

- Cả hai khối từ khi thành lập đều mong muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài (EU là Mỹ, ASEAN là Mỹ, phong trào cộng sản ở Việt Nam).

- Trong quá trình phát triển kinh tế, liên tục gặp những khó khăn trước sức ép từ nước lớn (EU là Mỹ, ASEAN là Mỹ, Trung Quốc...)

- Thời kỳ đầu thành lập, số lượng thành viên của 2 khối không nhiều, sau đó ngày càng phát triển lên, các quốc gia gia nhập đều trên cơ sở giành được độc lập, tự chủ về chính trị xã hội.

Bình luận (0)
Minh Anh
5 tháng 8 2019 lúc 5:59

Hạn chế ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài, liên minh phát triển kinh tế.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
5 tháng 8 2019 lúc 7:08

Cơ chế hợp tác linh hoạt, mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt 45 năm qua đang thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. Những kết quả đạt được cũng như những mâu thuẫn nêu trên trong cơ cấu tổ chức, mô hình phát triển, cũng như cách thức vận hành của EU sẽ là những kinh nghiệm để các nước ASEAN tham khảo trong quá trình thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, xây dựng mô hình thể chế phù hợp với sự đa dạng văn hoá và dân tộc của các nước thành viên./.

Cơ chế hợp tác linh hoạt, mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt 45 năm qua đang thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. Những kết quả đạt được cũng như những mâu thuẫn nêu trên trong cơ cấu tổ chức, mô hình phát triển, cũng như cách thức vận hành của EU sẽ là những kinh nghiệm để các nước ASEAN tham khảo trong quá trình thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, xây dựng mô hình thể chế phù hợp với sự đa dạng văn hoá và dân tộc của các nước thành viên./.

Cơ chế hợp tác linh hoạt, mềm dẻo tạo nên sự thành công cho các nước ASEAN suốt 45 năm qua đang thực sự chịu những thách thức to lớn khi nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập đòi hỏi ASEAN phải hợp tác, liên kết gắn bó với nhau mạnh mẽ hơn. Những kết quả đạt được cũng như những mâu thuẫn nêu trên trong cơ cấu tổ chức, mô hình phát triển, cũng như cách thức vận hành của EU sẽ là những kinh nghiệm để các nước ASEAN tham khảo trong quá trình thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, xây dựng mô hình thể chế phù hợp với sự đa dạng văn hoá và dân tộc của các nước thành viên./.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
5 tháng 8 2019 lúc 18:03

Hạn chế sự ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài , liên minh phát triển kinh tế

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dont bully me
Xem chi tiết
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Sam Tiên
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
LUFFY N.W —HTĐC
Xem chi tiết
Nguyễn Thi Hải Yến
Xem chi tiết
Lớp 914-19 Gia Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Quỳnhh Ahn
Xem chi tiết