Văn bản ngữ văn 9

Lê Quốc Đoàn

viết đoạn văn 10-15 dòng -- chỉ ra biện pháp tu từ và nêu giá trị sử dụng của đoạn thơ sau

" ngày ngày mặt trời đi qua chân lăng

thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

kết chàng hoa dâng 79 mùa xuân "

mọi người giúp em với , em cảm ơn :)

channel công chúa
23 tháng 7 2019 lúc 15:07

1. Các biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên:
- Ẩn dụ "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Nhân hóa "thấy".
- Ẩn dụ "tràng hoa".
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân".
- Điệp ngữ "ngày ngày".
2. Đoạn văn:
Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 7 2019 lúc 15:53

- Hai câu thơ đầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

Bình luận (0)
Takahashi Eriko Mie
23 tháng 7 2019 lúc 16:12
Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Điệp ngữ “ ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về Người, vẫn ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “ tràng hoa” đầy hương và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “ dâng bảy mươi chín mùa xuân “ đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “ bảy chín mùa xuân” như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự thành kính thiêng liêng nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Trương
23 tháng 7 2019 lúc 16:21

(Đây chỉ là gợi ý, trả lời câu hỏi này mất thời gian quá ><)

Hòa vào dòng người thăm lăng Bác, nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ bỗng dạt dào một cảm xúc tự hào, thành kính, thương nhớ Bác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

"Mặt trời đi qua trên lăng" là hình ảnh tả thực mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật, muôn loài. "Mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho Bác Hồ - nhà thơ so sánh Bác như mặt trời, Bác cũng là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Mặt trời Bác tỏa sáng ấm áp sóng đôi trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là một sáng tạo riêng của tác giả.

\(\rightarrow\) Cách nói sáng tạo ấy vừa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác... Tất cả tình cảm đó dệt thành ý thơ tuyệt đẹp.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. "

Điệp ngữ “ngày ngày” và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Tình cảm đó kết thành tràng hoa đẹp dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân" của Bác Hồ kính yêu và hình ảnh ấy cũng là hình ảnh ẩn dụ đầy ý nghĩa ví Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân cho Tổ quốc. Động từ "dân" diễn tả tấm lòng biết ơn sâu sắc và thái độ thành kính của nhà thơ đối với Bác. Sự liên tưởng này rất hợp lí và thú vị! Dưới ánh sáng mặt trời (Bác Hồ), cuộc đời mỗi con người Việt Nam đã nở hoa hạnh phúc. Những bông hoa ấy hôm nay đang kết lại thành những tràng hoa để dâng Người. Nhịp thơ chậm rãi, dàn trải, cấu trúc câu và từ ngữ được lặp lại gợi liên tưởng đến những bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác trong không khí thiêng liêng, thành kính và niềm cảm xúc thiết tha.

Bình luận (1)
Thảo Phương
23 tháng 7 2019 lúc 20:19

- Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người

+ Tác giả ẩn dụ hình ảnh mặt trời nói về Bác, người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc

- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng

- Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

+ Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác

+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc

=>.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(

Bình luận (0)
Tuyến Tuyến
25 tháng 7 2019 lúc 21:05

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết chàng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

-Hình ảnh"mặt trời":+Mặt trời 1: Mặt trời tả thực, một vật thể của tự thể

+Mặt trời 2: Ẩn dụ, mặt trời là biểu tượng cho Bác Hồ.

-> Mặt trời là thứ tồn tại bất diệt, mang lại sự sống cho muôn loài, Viễn Phương ví Bác như mặt trời là để khẳng định cong lao to lớn ,vĩ đại của Bác với toàn thể dân tộc Việt Nam.

-Điệp từ"ngày ngày" : Diễn tả hành động diễn ra thường xuyên, liên tục, những đoàn người liên tục vào lăng viếng Bác - tỏ lòng thành của mình với vị cha già của dân tộc.

-Cụm từ "dòng người đi trong thương nhớ"-> Nhấn mạnh tình cảm , cảm xúc, lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác.

-"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân": Dòng người nối đuôi nhau vào lăng Bácđược tác giả liên tưởng như một tràng hoa với tấm lòng thành kính tưởng nhớ với Bác. Hình ảnh"bảy mươi chín mùa xuân" chính là 79 tuổi -số tuổi của Bác

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Thanh Hà
Xem chi tiết
Ma Thị NGọc Trà
Xem chi tiết
thăng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Đức Vang
Xem chi tiết
triệu thanh loan
Xem chi tiết