“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Cấu trúc sóng đôi với từ láy “ngày ngày” gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, khẳng định một chân lí vĩnh hằng đó là sự vĩ đại của Bác như trời cao biển rộng.
Nghệ thuật ẩn dụ được thể hiện qua:
“Mặt trời trong lăng” - ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ; khác với hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.
“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác. Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người.
Chúc em học tốt và có những trải nghiệm bổ ích tại hoc24.vn nhé!