Ôn tập học kỳ II

tran thi mai anh

Câu 1: Một hợp chất khí A gồm 2 nguyên tố hóa học là lưu huỳnh và õi , trong đó lưu huỳnh chiếm 40% theo khối lượng . Hãy tìm CTHH của khí A. Biết tỉ khối của khí A so vs không khí 2,759

Câu 2 :Có 4 khí O2,H2, CO2, N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt .Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ khí và viết phản ứng

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng vs khí H2 dư ở nhiệt độ cao . Hỏi nếu thu được 29.6g kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là ag thì thể tích khí H2 cần dung ở đktc là bao nhiêu

Petrichor
31 tháng 1 2019 lúc 22:24

Câu 1: Một hợp chất khí A gồm 2 nguyên tố hóa học là lưu huỳnh và oxi , trong đó lưu huỳnh chiếm 40% theo khối lượng . Hãy tìm CTHH của khí A. Biết tỉ khối của khí A so vs không khí 2,759
Giải:
Làm cách cơ bản nhes:
\(dA/kk=\dfrac{M_A}{M_{kk}}=2,759\Rightarrow M_A=2,759.29=80\left(g/mol\right)\)
\(\%O=100\%-40\%=60\%\)
\(m_O=60\%.80=48\left(g\right)\Rightarrow n_O=\dfrac{48}{16}=3\left(mol\right)\)
\(m_S=40\%.80=32\Rightarrow n_S=\dfrac{32}{32}=1\left(mol\right)\)
Vậy CTHH của của khí A là: \(SO_3\)

Bình luận (0)
Petrichor
31 tháng 1 2019 lúc 22:39

Câu 2:
- Cho nước vôi trong \(Ca\left(OH\right)_2\) vào các mẫu thử, làm đục nước vôi trong => đó là \(CO_2\)
PTPƯ: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2-t^o->CaCO_3+H_2O\)
- Dùng CuO nung nóng vào các mẫu thử còn lại , nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đen => đó là \(H_2\)
PTPƯ: \(CuO+H_2->Cu+H_2O\)
- Dùng que đóm vào 2 mẫu còn lại là O2 và N2
Nếu que đóm cháy => đó là \(O_2\)
Nếu que đóm tắt => đó là \(N_2\)

Bình luận (0)
Petrichor
31 tháng 1 2019 lúc 22:44

. Câu 3 đề chỉ vậy thôi à bạn.
. Có cho sắt nhiều hơn đồng bao nhiêu không . ?

Bình luận (2)
Petrichor
1 tháng 2 2019 lúc 14:07

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng vs khí H2 dư ở nhiệt độ cao . Hỏi nếu thu được 29.6g kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4g thì thể tích khí H2 cần dung ở đktc là bao nhiêu
Giải:
PTHH:
\(CuO+H_2->Cu+H_2O\)
0,2.............0,2.............0,2
\(Fe_3O_4+4H_2->3Fe+4H_2O\)
0,1................0,4..............0,3
Ta có:
\(m_{Cu}+m_{Fe}=29,6\left(1\right)\)
\(m_{Fe}-m_{Cu}=4\left(2\right)\)
Cộng (1) và (2) ta được: \(2m_{Fe}=33,6\)
=> \(m_{Fe}=\dfrac{33,6}{2}=16,8\left(g\right)\Rightarrow n_{Fe}=\dfrac{16,8}{56}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(m_{Cu}=29,6-16,8=12,8\left(g\right)\Rightarrow n_{Cu}=\dfrac{12,8}{64}=0,2\left(mol\right)\)

Ta có: \(n_{H_2}=0,2+0,4=0,6\left(mol\right)\)
=> \(V_{H_2}=0,6.22,4=13,44\left(l\right)\)

Bình luận (2)
Shine Anna
1 tháng 2 2019 lúc 22:14

Ngta làm cho mình rồi thì bn tick đúng ik. Rồi hôm sau ngta có hứng làm cho mình. Chứ giải xong bài mà k nhận được gì, ngta k thèm giải
( Ý kiến riêng, tại mình từng gặp trường hợp như v nên khuyên bn)

Bình luận (0)
Phùng Hà Châu
2 tháng 2 2019 lúc 17:49

Câu 1:

\(M_A=29\times2,759=80\left(g\right)\)

Gọi CTHH của khí A là SxOy

\(\%O=100\%-40\%=60\%\)

Ta có: \(32x\div16y=40\div60\)

\(\Rightarrow x\div y=\dfrac{40}{32}\div\dfrac{60}{16}\)

\(\Rightarrow x\div y=1\div3\)

Vậy CTHH đơn giản của khí A là: (SO3)n

Ta có: \(80n=80\)

\(\Leftrightarrow n=1\)

Vậy CTHH của khí A là SO3

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
phạm quang vinh
Xem chi tiết
Như Quỳnh
Xem chi tiết
Minuly
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Đông
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Duyên
Xem chi tiết
Zing zing
Xem chi tiết
Nguyen Minh Phuc
Xem chi tiết
vũ thùy dương
Xem chi tiết