Ôn tập lịch sử lớp 8

Nguyễn Thanh Hằng

1. Nêu đặc điểm và giải thích đặc điểm của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Nêu ưu điểm nhược điểm của những phát minh cuối thế kỉ 19,20.

2. Cách mạng tư sản là gì? Những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu? Tại sao cách mạng tư sản Pháp dc coi là triệt để nhất?

3. Nêu vài nét về Lê - nin? Em học tập dc gì từ ông ấy?

Thời Sênh
22 tháng 10 2018 lúc 19:44

1. * Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

* Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

- Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"

Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Mĩ là những ông vua công nghiệp vì :

Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơrớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn ví dụ như: “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...



Bình luận (0)
Ngố ngây ngô
22 tháng 10 2018 lúc 20:34

2, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, làm nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

cách mạng tư sản tiêu biểu: hà lan, anh, pháp, đức

cách mạng tư sản pháp đc coi là triệt để nhất vì đã lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

Còn lại ở trên làm rồi, tag k dính

Bình luận (0)
Phạm Bình Minh
22 tháng 10 2018 lúc 20:41

2. Cách mạng tư sản là cách mạng do tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến để tiến lên chủ nghĩa tư bản

Các cuộc cách mạng TS tiêu biểu:

Cách mạng Hà Lan (tháng 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng TS Anh:(1640-1688)
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783).
Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794)

Cách mạng tư sản Pháp đc coi là cuộc đại CMTS triệt để nhất:
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực dân.

a hí hí, tớ vinh hạnh đc trl câu hỏi cho CTV nè :vv có trên mạng hết nha m....éo chịu ìm j cả -.-

Bình luận (2)
Huỳnh lê thảo vy
22 tháng 10 2018 lúc 19:39

2,Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

3,

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lenin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo đạo Thiên chúa giáo). Lenin được rửa tội trong Nhà thờ chính thống Nga.

Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông mất vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông Aleksandr Ilyich Ulyanov bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu lần trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.
Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội.

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
22 tháng 10 2018 lúc 19:43

Sen Phùng cô ơi, giúp em với ạ!

Liana Đann uiiii :>> Thảo Phương hiuhiu :< Nguyễn Nhật Minh ông ooii :v

các cậu giúp mình với :v

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Trần Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Anh Beatrix
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Teara Tran
Xem chi tiết
Jang Hyeon Yeong
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết