Văn bản ngữ văn 8

Bích Thủy
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
30 tháng 3 2018 lúc 20:35

MB : Giới thiệu Hồ Chí Minh và bài thơ "Ngắm trăng ".

TB : a, Hai câu thơ đầu : tâm trạng của nhà thơ chuẩn bị đón trăng.

- Trong tù : gợi lên thế giới xiềng xích ,con người bị giam cầm ko có tự do.

- Trong cảnh ngộ ko ai ngờ đó ,nha thơ bồi hồi đón trăng.

+ Đón trăng trong cảnh ngộ "Không...cũng không... ". Không có một đk nào để đón trăng "không rượu, ko hoa ".

+ Thông thường trước một vẻ đẹp người ta yêu quý, trân trọng, con người như muốn mk đẹp hơn tươm tất hơn. Nha thơ chuẩn bị đón Trăng trong cảnh ngộ rất người ấy.

+ Nha thơ đón Trăng bằng tình yêu trăng.

b, Hai câu thơ sau : cảnh ngắm trăng

- Người hướng về phía song cửa ngắm trăng . Còn trăng như di chuyển dần về phía nha thơ.

- Khoảng cách giữa người với trăng muôn trùng xa cách lại trở nên gần gũi bt bao .Một ko gian lặng lẽ. Người và trăng "đối diện đàm tâm" . Song sắt nha tù trở nên vô nghĩa.

_ Bài thơ mở đầu là "vọng nguyệt " ,kết lại là "trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ". Bác hầu như không bao giờ tự cho mk là nhà thơ ,nhà văn. Riêng trong bài thơ này, có lẽ phải là nhà thơ, con người có tâm hồn giàu có, yêu trăng tha thiết,mới xứng vs vẻ đẹp của trăng.

KB : - Khẳng định về nội dung bài thơ .

- Đánh giá về tài năng của tác giả.

Bình luận (0)
Huong San
30 tháng 3 2018 lúc 20:38

DÀN Ý CHI TIẾT BÀI LÀM

Mở bài

Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca. Biẻt ba: thi nhân đã gửi lòng mình vào những vần thơ viết về trăng Bác Hồ – người chiến sĩ — thi sĩ củng viết nhiều về trăng. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trăng lại hiện lên trong thơ Người với vẻ đẹp riêng. Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác đang bị tù trong nhà tù cua bọn Tưởng Giới Thạch tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy sáng tác trong tù nhưng “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.

Thân bài

Hoàn cảnh, xuất xứ của bài thơ

Tháng 8 – 1942, Bác IIỒ từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quôc tê cho cách mạng Việt Nam. Khi đôn thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam thuộc 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bác bị đày đọa, cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Bác đã viết Nhật kí trong tù bằng chữ Hán. Tập thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngắm trăng là bài thơ được rút ra từ tập Nhật kí trong tù của Bác.

Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác đang bị cầm tù: Trong tù không rượu củng không hoa. Các nhà thơ xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật thú vị. Nghĩa là, các thi nhân xưa ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi, thư thái. Bác Hồ lại ngắm trăng trong hoàn cảnh bị giam cầm. Chê độ nhà tù của Tường Giới Thạch vô cùng tàn bạo. Người tù nhân bị đày đọa, cực khổ. Trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Bác bỗng khao khát được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc trăng đẹp như thế mà không có rượu, không có hoa. Câu thơ thứ hai đã diễn tả cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp của đêm trăng:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Câu thơ cho ta thấy, Bác là một người chiến sĩ cách mạng và cũng là một thi sĩ. Người thi sĩ đã rung động tâm hồn trước vẻ đẹp của trăng dù thân thê đang bị giam cầm trong nhà tù khắc nghiệt, tàn bạo.

Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng

Hai câu thơ cuối diễn tả thật sâu sắc mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Bác ngắm trăng qua chấn song sắt cửa sổ của nhà tù. Dấu cho song sắt nhà tù chắn ớ giữa thì Bác vẫn thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù đê tìm đến trăng, tức là đê giao hòa với trăng giữa bầu trời tự do.

Trăng vôn là vô tri vô giác mà trước người tù thi sĩ, trăng trở nên một người bạn. Trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đôn giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ.

Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ cách mạng. Bên trong song sắt là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thô giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn. Song sắt nhà tù có thể giam hãm được thân thể Bác nhưng nó đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ tìm đến với nhau.

Kết bài

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy không chút bận tâm đến cảnh nhà tù ngột ngạt, tù túng đôn khủng khiếp. Vượt lên tất cả, tâm hồn nhà thơ bay bổng tìm đôn với vầng trăng tri âm, với thiên nhiên tươi đẹp.

Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt, sâu sắc và mạnh mẽ của Bác trong hoàn cảnh tù đày.

Ngắm trăng cho thấy sức mạnh to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Có thể nói, bài thơ đã thể hiện được một tinh thần thép, một phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.

Một lần nữa ta khẳng định: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm.

Bình luận (0)
blinkwannable
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
30 tháng 3 2018 lúc 19:43

+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời. + Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người

+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)

- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.

+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời. + Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người

+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)

- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Bình luận (1)
Phong Nguyễn Thế
Xem chi tiết
Phong Nguyễn Thế
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 20:39

Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài

"cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:

"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".

Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".

"Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".

"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.



Bình luận (1)
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 20:39

Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hướng về chủ đề quê hương với “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó, bài thơ gắn với chủ đề “quê hương” đã in dấu Tế Hanh trong lòng bạn đọc bởi hình ảnh người dân miền biển ra khơi.

Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.

Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

Bình luận (0)
đỗ thu hiền
Xem chi tiết
Huong San
1 tháng 5 2018 lúc 9:37

Giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, một xã hội sẽ được quy chuẩn là văn minh nếu con người ta có văn hóa trong cách cư xử, giao tiếp. Kinh tế cuả một đất nước sẽ vững mạnh nếu những công dân, những người lao động của họ có được sự trang bị tốt về kiến thức. Và tất cả những điều đó đều từ giáo dục, học tập mà ra.

Nói về vấn đề giáo dục – học tập, UNESCO có câu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, khẳng định tầm quan trọng lớn lao của việc học tập. Học tập là một quá trình tích lũy tri thức, tiếp thu kiến thức từ trong sách vở được kiểm nghiệm, chứng minh về sự chính xác và khoa học của nhân loại

Việc học tập không chỉ là học về kiến thức chuyên môn, mà còn là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như ông bà ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay suy rộng vấn đề áp dụng cho thực tiễn ngày hôm nay chính là học về giao tiếp, ứng xử. Việc học tập rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, học tập giúp con người ta trưởng thành hơn và học tập cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi người. Thành công từ sức lực và tri thức sẽ bền vững hơn những thành công đến từ sự may mắn.

Suy nghĩ về mục đích học tập

Suy nghĩ về mục đích học tập

Mục đích của việc học tập rất rộng lớn tùy theo suy nghĩ, hoàn cảnh của mỗi người nhưng tựu chung học tập để có tri thức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Các lĩnh vực trong cuộc sống mà ta đều có ít nhiều sự hiểu biết về nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Có học tập, có rèn rũa tri thức chuyên môn thì khi vận dụng làm việc, nhất là những công việc đòi hỏi cao về kĩ thuật, năng lực sẽ được thuận lợi hơn, điều đó góp phần quan trọng cho sự phát triển trong công việc của bản thân cũng như công việc chung của xã hội.

Có học tập, tiếp thu những điều hay lẽ phải để trở thành người có văn hóa sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh tốt hơn, hoàn thiện nhân cách của bản thân, cuộc sống có ý nghĩa hơn.Tuy nhiên cần phải có sư dung hòa giữa học và hành. Bởi chỉ có khi học mà vận dụng được trong thực tiễn, cống hiến được những điều hay, điều tốt đẹp cho cộng đồng thì việc học tập đó mới có ý nghĩa.

Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học và cũng không phải ai cũng có nhận thức về việc học tập như thế nào là đúng đắn khi vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục hay học sinh chỉ cắm đầu cắm cổ học lý thuyết suông vẫn diễn ra rất phổ biến. Đó là những thực trạng rất đáng lo ngại của giáo dục

Khi nhân thức được tầm quan trọng của việc học tập và mục đích của việc học tập từ chính bản thân mình thì trước tiên chính bản thân mình cần có kế hoạch học tập ổn thỏa nhất, đó là học tập chăm chỉ, lắng nghe thầy cô giảng bài đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng sống.

Mỗi người đều có mục đích học tập cũng như phương pháp khác nhau, nhưng xác định cho mình sự đúng đắn trong việc học thì hẳn không phải ai cũng làm được. Học hành không thể chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà quá trình học phải được diễn ra liện tục, không phải chỉ ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên hay nghiên cứu sinh mà sẽ là học mãi, học mọi lúc mọi nơi vì kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông vô tận, biết nhiều hiểu nhiều sẽ là hành trang tốt cho mỗi người trong cuộc đời, sự hòa nhập trong cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh thiếu niên – những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, việc thấu hiểu vai trò và mục đích của việc học tập quan trọng vô cùng.

Câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và tục ngữ Nga:: “Đứng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. là những điều bạn nên biết, cần biết cho việc học tập. Hãy học tập để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Phú An Hồ Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Thảo Linh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
30 tháng 3 2018 lúc 13:09

- Trước năm 1914, người dân thuộc địa bị coi là "Những tên da đen bẩn thỉu", bị gọi bằng cái tên "An-nam-mit" bẩn thỉu. An-nam-mit là cái tên chúng gọi người Việt Nam một cách khinh miệt, khi đó họ chỉ là những người nô lệ cho tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng cho tất cả những tộc người khác là thấp hèn và tạo ra một khoảng cách về phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Giọng mỉa mai, đả kích sâu cay cho thấy bản chất dã man tàn ác của thực dân Pháp đô hộ lên đất nước, biến những người dân thuộc địa thành nô lệ, xúc vật.
- Khi chiến tranh "vui tươi" xảy ra, chữ "vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng đầy sự cham biếm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc tranh giành quyền lợi, hãy xem họ đối xử như thế nào với người dân? Số phận của họ được thay đổi đến mức không ngờ. Họ được đề cao, trọng vọng, được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé coi là "Con yêu", "bạn hiền", thậm chí họ còn được đề bạt lên chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Đáng ra với chức danh ấy, họ phải được đối xử giống như kiểu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng thực chất cuộc sống của họ không những không được nâng cao mà ngược lại. "Hữu danh vô thực", họ chỉ được cái chức danh mà bọn chúng đặt cho, ngoài ra chẳng có quyền lợi gì hết.
=> Để đạt được tham vọng của mình, bọn quan cai trị không từ thủ đoạn bỉ ổi, tìm cách tâng bốc, đề giá trị của người dân để biến họ trở thành tay sai, trở thành vật hi sinh cho những quyền lực và lợi ích của chúng.
=> Với giọng mỉa mai, đả kích, ngòi bút của Nguyẽn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là "phụ mẫu".

Bình luận (0)
Kim Ngưu
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
29 tháng 3 2018 lúc 21:47
Câu 1( 5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau? Trong đầm gì đẹp bằng sen? Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu 2 (5 đ): Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao bắt đầu bằng hai chữ “Thân em”, em hãy làm rõ cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ? (Giới hạn trong 1 trang giấy.) Câu 3 (10 đ): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Bình luận (0)
Nguyễn Linh
29 tháng 3 2018 lúc 21:48
Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

Câu 2: ( 5 điểm) Cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Câu 3: ( 10 điểm) Khi đọc truyện ngắn “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, có ý kiến nhận xét: “Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú” Em hiểu nhận xét trên như thế nào?
Bình luận (0)
Nguyễn Linh
29 tháng 3 2018 lúc 21:48
Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…” Đoàn Giỏi a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó? b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?

Câu 2: (5 điểm) Cho đoạn thơ sau: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương… Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì? b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy? c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? Câu 3 ( 10 điểm). Nói về lòng yêu nước, nhà văn I. Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc." Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.
Bình luận (0)
Họ Không
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
29 tháng 3 2018 lúc 20:18

cảm ơn bn !!!

Bình luận (2)