Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

tân ĐẸP TRAI
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
7 tháng 5 2016 lúc 9:43

Doraemon , tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 (thuộc thế kỉ XXII). Chú có thân hình béo tròn, màu xanh lam (thật ra khi mới sinh cậu có màu vàng), không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, chú đến sống và giúp đỡ cho Nobi Shewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Chú đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn.Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của chú cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để chú thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người chú có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo thân hình của Doraemon như sau:

Chiều cao: 129,3 cmCân nặng: 129,3 kgNhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)Công suất tối đa: 129.3 bhpVòng bụng: 129,3 cmĐường kính chân: 129,3 mmTốc độ chạy: thông thường: 50 m/s - khi gặp chuột: 129,3 km/h

Như vậy các số đo của Doraemon có một điểm chung: đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của chú là 3/9/2112 hay 12/9/3)

 Cấu tạo bên trong và các bộ phận của Doraemon

Vì đây là một chú mèo máy robot của thế kỉ XXII, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao. Các tính năng ưu việt (nhưng cũng có khi bị hỏng) được kể ra dưới đây:

Đầu:Đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lí thông tin thông minh bên trong, làm cho chú có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Nhưng không được nhạy cảm như mong đợi, Doraemon gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các con số, lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,... Đầu Doraemon còn cứng như đá, và thật ra cũng là một loại vũ khí rất đắc lực. Chú có thể sử dụng nó để tông vỡ cửa sổ, nổ bình khí gas (Nobita và Vương quốc trên mây), làm kẻ thù bất tỉnh (Nobita và vương quốc robot),...Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi chú làchồn hay hồ li.Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.Mũi:Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính, độ nhạy gấp 20 lần mũi người (nhưng hiện tại đã bị hư).Râu (hay ria mép): 6 sợi râu rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa, hiện tại đang chờ sửa chữa.Miệng: Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Răng của Doraemon chỉ được nhìn thấy khi nổi giận (cũng giống với các nhân vật khác).Chuông: Được treo trên cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của chú mèo máy, nó cũng được các loại robot khác sử dụng. Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những bạn bè của mèo ú. Nhưng hiện nay cũng đã bị hư, thay vào đó là chiếc chuông camera mini (Nobita và hành tinh muông thú). Trong Nobita và viện bảo tàng bảo bối, Doraemon sẽ ngày càng bị mất hết tư duy và trở thành như một chú mèo bình thường nếu bị mất chuông.Da là một chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, chống bụi. Nhưng nó vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá. Bên trong là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú. Trong tập phim 2112: Doraemon ra đời, da vốn là màu xanh lam, còn màu vàng chỉ là nước sơn và chuyển sang màu xanh khi chú khóc quá nhiều.Tay: Hình tròn trắng và không có vân tay. Doraemon thường bị thua trong những cuộc thi "oẳn tù tì" do chỉ ra được nấm đấm, và Nobita đã biết lợi dung điều bất tiện này (ra kéo hoặc bao,...). Nhưng có lực hút và cầm được mọi vật không cần ngón.Túi thần kỳ: Sử dụng công nghệ không gian 4 chiếu, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối, chú có một chiếc tương tự gọi là túi sơ-cua để dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau. Ngoài ra nó còn được dùng để chứa các thứ linh tinh khác như bánh rán, chén đũa,...Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng.

Doraemon là robot mèo máy cũ xảy ra sự cố, đó là lý do khiến các bộ phận như "chuông gọi mèo" và "Râu ra-đa" hỏng liên tục, ngoài "thiết bị cảm nhận âm thanh từ xa". Vì vậy, thi thoảng cậu cũng tự trang bị cho mình những linh kiện mới rẻ tiền. Như trong tập truyện dài Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú, cậu thay chuông gọi mèo thành máy chụp hình mini treo cổ, dù các bộ phận khác vẫn bị bỏ rơi và chưa được đem đi sửa. Thực tế hơn, thế giới tương lai của Doraemon quy định mỗi năm phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ một lần (Doraemon bị ốm?, tập 45). Khi đó, những bộ phận hỏng hóc sẽ được sửa chữa. Nhưng những thiết bị hỏng hóc trên người Doraemon cứ như vậy mãi do cậu không chịu đi kiểm tra, sợ khám sức khỏe vì cho rằng nếu vậy thì Nobita sẽ không thể sống tốt như trước.

Doraemon là một chú mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột (musophobia), đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do khi ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, chú đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, chú đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ.

  
Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2017 lúc 20:02

1. Phần Mở bài

- Được xem chương trình “Người đàn ông khỏe nhất thế giới” trên internet, em rất ấn tượng trước ngoại hình và hành động khác thường của một người đàn ông trong các lần thử tài.

- Ông tên là Pastor Kevin Fast, một mục sư người Canada.

- Ông có sức mạnh phi thường: 19 lần phá kỉ lục thế giới và đang nắm 9 kỉ lục Guinness. Vì vậy, ông được công nhận là một trong những người đàn ông mạnh nhất hành tinh.

2. Phần Thân bài

a). Tả ngoại hình

- Ông Kevin Fast 51 tuổi, là linh mục ở một nhà thờ của Canada.

- Nhìn tấm hình khi ông ở nhà thờ, em thấy ông Kavin Fast cao lớn hơn những người đàn ông khác rất nhiều.

- Mặt mũi ông phương phi, da dẻ hồng hào.

- Mũi ông to, hơi khoằm. Đầu hói tới đỉnh.

- Râu tóc màu trắng rất đẹp.

- Khi ở nhà thờ, ông mặc bộ quần áo màu đen trông rất đẹp và lịch lãm.

- Khi thực hiện nhừng kỉ lục mới, có lúc ông mặc một chiếc quần dài màu đen, một chiếc áo ba lỗ cũng màu đen. Có lúc ông mặc một chiếc quần lửng, một áo sát nách. Trông ông thật gọn gàng và mạnh mẽ.

b). Miêu tả những hoại động của ông

- Ông đã làm linh mục 22 năm. Trong 22 năm đó, ông có rất nhiều hoạt động thiết thực. Tất cả những tiền thưởng có được, ông đều dành giúp đỡ những giáo dân nghèo khổ.

Ngoài những hoạt động của một vị linh mục, ông đã tham gia nhiều cuộc thi về sức khỏe và ông đạt rất nhiều kĩ lục thế giới. Ông được vinh danh là một trong những người giỏi nhất hành tinh. Chỉ cần điểm qua một vài thành tích tiêu biểu của ông, em đã thấy ông là người có sức khỏe phi thường khác hẳn những người bình thường khác.

+ Năm 2009, ông lặp kỉ lục thế giới khi kéo chiếc máy bay nặng tới 189 tấn di chuyển trong vòng 45 giây, Hình ảnh ông đặt bên chiếc máv bay thật đối lập nhau. Ông thi nhỏ mà chiếc máy bay thì to đùng đoàng. Vậy mà chỉ với sợi dây chảo to, ông đã bắt chiếc máy bay phải khuất phục trước ý chí và sức khỏe của mình.

+ Năm 2010, ông tiếp tục khiến mọi người bất ngờ khi kéo một ngôi nhà nặng 40 tấn ở trên đường. Ông kéo ngôi nhà nặng 40 tấn mà nét mặt ông vẫn vui vẻ như đứa trẻ kéo ngôi nhà đồ chơi của mình.

+ Năm 2011, ông nâng trên vai quả tạ nặng 500 kg trong 61 giây.

+ Nam 2012, ông kéo một chiếc xe cứu hòa lăn trên đường.

+ Năm 2015, ông dùng lưng đỡ một cái giá gồ trên đó có 22 người đứng...

3. Phần Kết bài

- Em vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục vị linh mục.

- Em học được ở ông những đức tính vô cùng quý báu như kiên trì rèn luyện, quyết tâm phấn đâu vì mục tiêu chinh phục đỉnh cao và lòng nhân hậu, tình yêu thương đối với nhừng người nghèo khổ...

Bình luận (0)
Bùi Vũ Kỳ Uyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 5 2016 lúc 20:43

Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một chàng thiếu niên, hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lí tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết nhũng làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

Hình tượng nhân vật Lượm, xuất hiện khiến người đọc hình dung như một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói.

                          "Chú bé loắt choắt

                          Cái xắc xinh xinh

                          Cái chân thoăn thoắt

                          Cái đầu nghênh nghênh"

Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Nhưng điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.

                          "- Cháu đi liên lạc

                          Vui lắm chú à

                          Ở đồn Mang Cá

                          Thích hơn ở nhà!"

Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước "con của vạn nhà" chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Lời thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ là sự giãi bày của Lượm, cách dẫn dắt như vậy cũng chính là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn mà biểu hiện cái háo hức bên trong không giấu được của mình"

                          "Cháu cười híp mí

                          Má đỏ bồ quân

                          - Thôi chào đồng chí!

                          Cháu đi xa dần..."

Lượm đã dùng từ đồng chí để nói với người đáng tuổi chú mình, vừa có ý nghĩa chứng tỏ Lượm cũng đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng, và người đồng chí kia chỉ là bạn trong chiến đấu của mình, hai từ đồng chí nghe mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.

Sự hồn nhiên nhí nhảnh, lòng dũng cảm kiên cường của em cũng không tránh khỏi bom đạn của kẻ thù. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành một tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt đầu từ câu: "Ra thế - Lượm ơi!". Một câu thơ tưởng như đơn giản vật thôi mà hội tủ đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tình và tự sự. Tự sự là mạch nổi, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nổi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. "Ra thế" thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn "Lượm ơi!" là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở?. "Ra thế" thuộc về khách quan, còn "Lượm ơi!" thuộc thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh "tin nhà" kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thế hình dung:

                          "Một hôm nào đó

                          Như bao hôm nào

                          Chú đồng chí nhỏ

                          Bỏ thư vào bao..."

Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: cháu, chú bé, Lượm... bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hi sinh. Vị trí của người kể chuyện khi hòa nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:

                          "Vụt qua mặt trận

                          Đạn bay vèo vào

                          Thư đề "Thượng khẩn"

                          Sợ chi hiểm nghèo".

Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:

                          "Đường quê vắng vẻ

                          Lúa trổ đòng đòng

                          Ca lô chú bé

                          Nhấp nhô trên đồng..

Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh của nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm họa bao vây. Bởi vậy. khi cái chết ập đến. câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi! Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê, nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết? Nhưng thực sự đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chí có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.

Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: "Lượm ơi, còn không". Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỉ tuổi bằng thể thơ bốn chứ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai ) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như "Ra thế - lượm ơi!" hoặc "Lượm ơi, còn không?" là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

                          "Cháu nằm trên lúa

                          Tay nắm chặt bông

                          Lúa thơm mùi sữa

                          Hồn bay giữa đồng..."

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

Bạn tham khảo trên mạng nhé

 

Bình luận (0)
Bùi Vũ Kỳ Uyên
6 tháng 5 2016 lúc 20:53

có cái nào ngắn hơn không vậy bạn Nguyễn Thị Mai?

Bình luận (0)
Đặng Thu Trang
6 tháng 5 2016 lúc 21:36

su ngay tho hon nhien va su say me cong tac cua luom

 

Bình luận (0)
Kang Seung Yoon
Xem chi tiết
Phương Phạm
6 tháng 5 2016 lúc 20:35

zô cx mắc câu này à

Bình luận (0)
Minh Thư
8 tháng 5 2016 lúc 21:48

Câu này khó quá.bucminh

 

Bình luận (0)
Madoka
23 tháng 4 2017 lúc 17:34

so difficult

Bình luận (0)
Trần Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ichika infinity stratos
6 tháng 5 2016 lúc 20:32

Minh nêu 1 vài vd thôi không nói được nhiều

So sánh : - Trẻ em như búp trên cành

-

“Người ta  hoa đất” 

 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

 

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

 

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

Nhân hoá: 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

-

 

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

 

 

   
Bình luận (0)
Ichika infinity stratos
6 tháng 5 2016 lúc 20:35

Ẩn dụ : -

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

Bình luận (0)
Ichika infinity stratos
6 tháng 5 2016 lúc 20:38

Hoán dụ câu cuối nè :-

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

                                                      [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

                                                      [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]

 

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

                                                                      [Tố Hữu]                             

 

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                  [Việt Bắc - Tố Hữu]

 

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

chúc cậu thi tốt! Nhớ tick nhaleuleu

 
Bình luận (0)
Thiên thần chính nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
6 tháng 5 2016 lúc 20:17

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

 

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn – đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

Bình luận (2)
Nguyen Thi Mai
6 tháng 5 2016 lúc 20:21

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Bạn tham khảo nhé

Bình luận (0)
Hoa Thạch Thảo
6 tháng 2 2017 lúc 22:06

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.Tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Tich nhaaaaa !!!!!!

Bình luận (0)
Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trà
6 tháng 5 2016 lúc 20:25

a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé con // tiến lại

         TN                    CN                    VN

b/Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng .

      TN                 VN                  CN

c/ Câu này sai, thiếu VN. Sửa lại :

Anh Nguyễn Văn Trỗi, người anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam   //  là một tấm gương cách mạng  sáng ngời .

    CN1                                                  CN2                                                                          VN

      

Bình luận (0)
Nguyễn minh thư
6 tháng 5 2016 lúc 20:32

cảm ơn bn rất(100 chữ rất)nhiều!

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trà
7 tháng 5 2016 lúc 17:39

k có j ^^

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
6 tháng 5 2016 lúc 20:08
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. 

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Bình luận (0)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
6 tháng 5 2016 lúc 20:09

 Chuyến đi nghỉ ở biển Vũng Tàu cùng với bố đã để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp.

   Mùa hè năm vừa rồi là một mùa hè có nhiều thú vị. Bố cùng em từ Sài Gòn đến Vũng Tàu trong thời gian ba tiếng đồng hồ. Xe khởi hành vào lúc bốn giờ nên bảy giờ sáng em và bố đã có mặt tại đây.

   Đúng là: Khi ra biển mới thấy biển đẹp

               Khi ngắm biển, mới thấy biển hiền.

   Vào một buổi sáng mùa hè mát mẻ, em được ngắm biển. Ôi! Biển tuyệt đẹp. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hoá ban tặng cho con người.

   Ánh mặt trời chiếu nghiêng lên những gợn sóng nhấp nhô dang xô vào bờ trông như những núi vàng nho nhỏ, vừa rực rỡ vừa sâu thẳm, ông mặt trời đỏ hồng như lòng quả trứng gà. Biển đầy sức sống, ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi dần về phía bờ biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc.

   Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh.

   Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót ung táng trên đầu ngọn sóng. Dưới ánh nắng, bãi cát vàng rực lên. Hai cha con bước đi trên cát. Bóng cha em cao dài lênh khênh, bóng em thì tròn hắc nịch. Thật thích thú biết bao! Cha dắt em đi trong nắng mai hồng. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập rì rầm như lời tâm sự. Những cánh hải âu chao liệng như muốn dang rộng đôi cánh ôm ấp lòng đại dương.

   Tuy được ngắm biển trong thời gian ngắn, nhưng em đã cảm thấy biển như người bạn thân thiết gần gũi. Người bạn ấy vừa chân thật hiền hoà vừa chia sẻ những nỗi niềm tâm tư vui buồn với em. Phong cảnh ở đây thật hữu tình. Nhìn ra xa có núi lớn, núi nhỏ tô điểm thêm cho sắc màu của biển.

   Em đã say với biển, say với những cảm giác khoan khoái, dễ chịu mà biển đã đem lại cho em. Nếu có dịp, em sẽ về lại với biển, với quê hương Vũng Tàu yêu dấu.

 

Bình luận (0)
đỗ mạnh hùng
6 tháng 5 2016 lúc 20:00

dễ mà bạn lên mạng mà tra @@

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Hà Thị Ngọc Giang
25 tháng 5 2017 lúc 17:40

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sông mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cùa lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.

Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đỏa Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài ba của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phong cảnh Cô Tô sau cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trơi xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.

Chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ và nó giúp em hiểu được thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

Bình luận (0)