Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Phương Trâm
8 tháng 3 2017 lúc 17:53

Tham khảo nhaa

Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 3 2017 lúc 17:45

Bài văn hay đoạn văn?

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 15:17

Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
VD:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu)

Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)

Bình luận (0)
Trần Minh An
8 tháng 3 2017 lúc 15:17

bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

- Ẩn dụ hình thức;

- Ẩn dị cách thức;

- Ẩn dụ phẩm chất;

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 15:17

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
8 tháng 3 2017 lúc 14:55

Câu 1:( 4 điểm ) Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn văn sau: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ - Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) - Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. + Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. - Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. - Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”. - Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.

> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
8 tháng 3 2017 lúc 14:57

Câu 2: ( 6 điểm ) Cho đoạn văn sau: - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: " Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" ( Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh, Ngữ văn 6, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam ) Em cảm nhận được những điều gì từ lời nhân vật người anh muốn nói với mẹ trong đoạn truyện trên.

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu : “ không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người trong tranh, và điều quan trọng hơn, anh nhận ra tâm hồn nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Nhân vật người anh do đó dành được tình cảm của mọi người.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
8 tháng 3 2017 lúc 14:59

Câu 3:( 10 điểm ) Hãy kể một câu chuyện có chủ đề tình yêu thương.

Cô bé vẫn mải mê gấp những ngôi sao giấy bé nhỏ vì cô tin vào truyền thuyết cổ: Khi gấp đủ một trăm ngôi sao nhỏ đem tặng cho người mình yêu quý thì một điều ước của người đó sẽ thành sự thật.

Cô bé không muốn người bạn của mình mãi trầm lặng, cô muốn thấy những nụ cười, những niềm vui trong ánh mắt người bạn ấy. Thời gian trôi đi, túi sao nhỏ của cô càng ngày càng nhiều và cho đến một ngày kia, ngày cô sẽ phải rời xa các bạn để theo gia đình, cô gái quyết định mang cả túi sao đủ màu sắc đến cho người bạn trai như một món quà tạm biệt trước lúc đi xa.

- Tối nay nhiều sao quá! - Cô bé nói, mắt sáng ngời - Cậu hãy ước điều gì đó đi!

Cô nói thật nhẹ nhàng như chờ đợi. Cậu bạn khẽ mỉm cười mở gói quà và nói:

- Chúc những điều hạnh phúc nhất sẽ đến với cậu, người bạn thân yêu nhất của mình!

Cô bé giật mình, đôi mắt nhòa đi, giọng như khóc:

- Tớ muốn nghe điều ước dành cho cậu cơ!

Bỗng cô nhận ra ánh mắt kia thật sự như đang cười và phản chiếu cả một bầu trời sao đang mong muốn cho cô những điều tốt đẹp nhất. Cô vội vàng thầm ước đôi mắt đó, nụ cười đó mãi mãi theo cô.

Có những ước mong đôi khi không hề vĩ đại, nó thật bình dị, thật chân thành và rất thật. Đôi khi niềm vui, hy vọng của người khác cũng chính là niềm hạnh phúc bất chợt đến trong tim ta và, không phai mờ theo năm tháng.

Bình luận (0)
thiên thần áo trắng
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 14:49

Câu 1. Lập dàn ý: Tả lại một người thân của em.

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

Bình luận (1)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
8 tháng 3 2017 lúc 15:03

Câu 1. Lập dàn ý:Tả lại một người thân của em.

Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

- Cu Ti là em ruột cùa tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.

Thân bài:

a) Tả hình dánq của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vai.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt cùa bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 14:53

Câu 2.Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép nhân hóa.Nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn.

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Bình luận (1)
Cà Văn Hùng
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 14:21

1. Mở bài:

- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.

+ Vẻ mặt

+ Dáng điệu

+ Lời nói

+ Hành động

- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

3. Kết bài:

- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 14:22

I- Mbài:

- Giới thiệu khỏi quát về mẹ (bố)

II- Thân bài: Miờu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể

1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :

+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)

+ Miêu tả:

- Gương mặt: buồn bã

- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…

- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười

- Dáng đi: lặng lẽ,…

- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…

- Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...

- Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.

2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:

+ Việc tốt em làm…

+ Miêu tả:

- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ

- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui

- Đi lại nhanh nhẹn

- Nói cười vui vẻ

- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...

à Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng

III- Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
8 tháng 3 2017 lúc 14:24

Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.

Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: “Mời bác Quang ra kí nhận

thư bảo đảm! ”. Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vào

tay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Không

nén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:

- Thư của ai hả ba?

Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,

quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:

- Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật “xịn” của Nhật! Thích không?!

Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:

- Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!

Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:

- Bống của mẹ “cừ” thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có “hoạ sĩ” rồi! Nhưng mẹ bảo này, “hoạ sĩ Bống” chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!

Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.

Trong thư mời ghi rõ 9 giờ sáng mai, Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố sẽ tổ chức triển lãm tranh và lễ phát phần thưởng. Ba em bảo cả nhà cùng đi cho vui. Cu Tùng cứ tíu tít chạy tới chạy lui, năn nỉ: “Chị Bống cho Tùng đi theo với nhé! ”. Mẹ em mở tủ, chọn cho em bộ váy áo đẹp nhất. Không khí trong nhà rộn ràng và vui như Tết.

Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình Đềmua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều để mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.

Bình luận (0)
Không Thông Tin
Xem chi tiết
thank you!
8 tháng 3 2017 lúc 13:39

Mẹ yêu

Tôi tự hỏi rằng:

Mẹ là ai vậy?

Mẹ chính là mẹ

Mẹ là ánh trăng

soi đường con đi

mẹ là ánh nắng

chiếu dọi đời con

bao ngày tháng qua

mẹ lại già nữa

con thương mẹ lắm

suốt đời vì con

lo lắng đủ điều

mong con khôn lớn

giờ đây mẹ già

ai dạy con lớn

chỉ có một người

chỉ một trên đời

đó chính là mẹ!

con muốn nói rằng:

con yêu mẹ nhiều!

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
8 tháng 3 2017 lúc 13:52

Mẹ là thiên sứ

Che chở cho con

Mẹ là bài ca

Cho con say ngủ

Mẹ là ánh sáng

Chỉ lối con đi

Mẹ là tất cả

Mọi thứ trên đời

Hào quang ấm áp

Là từ mẹ yêu

Bữa cơm đủ đầy

Cũng do mẹ nấu

Mẹ luôn theo dõi

Từng bước con đi

Và trên tất cả

Là tình yêu thương

Là cuộc sống tốt

Là bài học hay

Mà mẹ đã tặng

Cho đứa con này

Mẹ ơi mẹ ơi

Con hứa với mẹ

Con sẽ cố gắng

Học tập chăm ngoan

Để sau này sẽ

Khiến mẹ vui lòng.

Đây là thơ mik tự nghĩ nên ko bt có hay ko, mong bn thông cảm ^^

Bình luận (7)
Đinh Bảo Ngọc
8 tháng 3 2017 lúc 17:19
Nắng dần tắt trên con đường nhỏ Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu Mẹ về để nấu cơm chiều Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng Cả đời mẹ long đong vất vả Cho chồng con quên cả thân mình Một đời mẹ đã hy sinh Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn Rụng rồi thương lắm hàm răng Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời Tình của mẹ sáng ngời dương thế Lo cho con tấm bé đến già Nghĩa tình son sắt cùng cha Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi Con đi khắp chân trời góc bể Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ


BÀI THƠ: MẸ TÔI

Thơ: Lộc Tịnh

Lau nước mắt vì con lam lũ, Thấm mồ hôi bởi số nhọc nhằn. Hàng nghìn, hàng vạn gian truân Quê nghèo vất vả, phong trần gió sương. Dù khốn khổ luôn nhường hạnh phúc, Dẫu gian lao vẫn chúc yên bình. Đời bạc bẽo, kiếp lênh đênh, Thơ nào viết đủ nghĩa tình mẹ tôi. Thiên thu sống không rời tay mẹ, Tuế nguyệt cười chẳng rẽ đường duyên. Ân sâu, nghĩa nặng chưa đền, Vần thơ dang dở con xin tặng người.

Câu nói hay về Mẹ
Câu nói hay về Mẹ (ảnh: internet)

BÀI THƠ: MẸ! TRONG TIẾNG GỌI TIM CON

Thơ: Vượng Phạm

Nhọc nhằn nuôi lớn, dạy khôn Say giấc no tròn, Mẹ bế Mẹ chăm Đau những lúc đêm nằm mệt mỏi Ốm thêm nhiều bởi đói vì con Mong sao cuộc sống trường tồn Mưu sinh Mẹ khổ, héo hon từng ngày Chẳng ai hiểu...ai hay điều đó Chỉ thấy mình từ nhỏ sướng, ngon Nỗi đau khiến Mẹ hao mòn Tuổi xuân lặng lẽ dành con dại khờ Đời vất vả nào mơ với mộng Mẹ hy sinh mở rộng tâm hồn ********** Đời vất vả nào mơ với mộng Mẹ hy sinh mở rộng tâm hồn Nhọc nhằn nuôi lớn, dạy khôn Say giấc no tròn, Mẹ bế Mẹ chăm. Đau những lúc đêm nằm mệt mỏi Ốm thêm nhiều bởi đói vì con Mong sao cuộc sống trường tồn Mưu sinh Mẹ khổ, héo hon từng ngày. Chẳng ai hiểu...ai hay điều đó Chỉ thấy mình từ nhỏ sướng, ngon Nỗi đau khiến Mẹ hao mòn Tuổi xuân lặng lẽ dành con dại khờ.

1001 bài thơ hay viết về Cha, tình cha con, tình phụ tử

BÀI THƠ: TÌNH MẸ

Thơ: Đào Nguyễn

Tình của Mẹ muôn đời khắc mãi Nghĩa sinh thành đó phải lòng ghi Mẹ cho tất cả, nên thì... Đền ơn, đáp nghĩa, đường đi tỏ tường Năm tháng cũ sầu vương Mẹ khổ Xạm da mà vẫn cố vì con Đắng cay Mẹ cũng lo tròn Hằn in mắt để lòng son ngậm ngùi Bao cực khổ buồn vui vẫn gắng Khó khăn mà Mẹ chẳng lời than Mẹ ơi nghĩa cả vô vàn Lòng con muốn Mẹ bình an tuổi già! Giờ đã lớn rời xa để Mẹ... Ở quê nhà quạnh quẽ buồn thêm Những khi trở gió bên thềm Bàn tay của Mẹ về đêm buốt nhiều Con vẫn nhủ mình yêu kính Mẹ Bởi làm con hiếu sẽ không rời Những gì khó nhọc nào vơi Trong lòng nguyện đáp, muôn đời chẳng quên.

LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ


BÀI THƠ: TÌNH MẸ 2

Thơ: Hoa Cỏ May

Cuộc đời mẹ làm sao kể hết Những tháng ngày mỏi mệt buồn trông Mẹ yêu vất vả trên đồng Mồ hôi đổ xuống để bông lúa vàng Quê nhà ấy nặng mang tình nghĩa Nỗi nhớ mong về phía con khờ Một lời ru tiếng ầu ơ Thương người mẹ đã mong chờ đợi con Trời giữa hạ lối mòn vai gánh Tiết thu vàng cũng chạnh lòng thương Gầy vai tóc bạc trăm đường Lập đông còn đó giọt sương trắng màu Tình mẹ đó ngàn sau nhớ mãi Gió xuân về ấm lại đời con Dù cho biển cạn núi mòn Nghĩa ân của mẹ mãi son cuộc đời.

Thơ hay viết về tình mẫu tử
Thơ hay viết về tình mẫu tử (ảnh: internet)

BÀI THƠ: NHỚ MẠ

Thơ: Lê Văn Nhơn

Đã lâu lắm chưa về thăm mạ Ăn bữa cơm giòn giã thơm ngon Canh cà rau muống bàn tròn Gia đình sum họp còn hơn thiên đường Con kính chúc ở phương xa đó Mẹ thật vui đừng có u sầu Để cho mẹ mãi sống lâu Để cho mẹ mãi bạc đầu với cha Con xin hứa về nhà thăm mẹ Ngày tết âm con sẽ kề bên Vòng tay nống ấm lâu bền Của cha lẫn mẹ cộng thêm nụ cười.

1001 bài thơ Nói Với Con, lời yêu thương & dạy bảo của Cha Mẹ


BÀI THƠ: MẸ LÀ TẤT CẢ
Thơ: Vũ Thắm

Về bên mẹ con lại thấy bình yên Không lo lắng chẳng muộn phiền như trước Khỏi đợi chờ, rồi còn lo cơm nước Nén nỗi lòng cô độc bước trong đêm Ở cạnh mẹ con hạnh phúc nhiều thêm Mong buổi tối mẹ êm đềm giấc ngủ Yêu thương con biết bao nhiêu cho đủ Bao lỗi lầm chuyện cũ mẹ thứ tha Ngồi với mẹ nhớ những ngày tháng qua Bởi ích kỷ con rời xa mẹ mãi Biết nhiều khi mẹ trầm tư khắc khoải Giận con khờ chưa biết phải tính sao Ngủ với mẹ gối đầu cứ ước ao Thèm đùa giỡn như ngày nao còn nhỏ Bên ngoài kia trăng đang dần sáng tỏ Bao lời khuyên con lỡ bỏ ngoài tai Để giờ đây tuổi xuân đã chớm phai Con xin lỗi! Con đã sai Mẹ ạ Mẹ vì con lao tâm còn vất vả Chỉ mẹ hiền là tất cả đời con!

LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ


BÀI THƠ: MẸ

Thơ: Phương Trang

Bởi mẹ khổ làn da xạm nắng Cả một đời gánh nặng nuôi con Trăng khuya còn lúc héo mòn Thân người còm cõi nước non vơi đầy Công trời biển mẹ đây có kể Bao nhọc nhằn tiếp kế đến nay Mồ hôi thánh thót luống cày Cho con cơm trắng đêm say giấc nồng Cơm chan lệ hè đông lạnh nóng Nhường cho con áo mỏng mẹ mang Quay đi nước mắt hai hàng Đem về hạnh phúc nắng vàng thương yêu.

Thơ hay về tình Mẹ
Thơ hay về Tình Mẹ (ảnh: internet)

THƠ LỤC BÁT: KÝ ỨC LỜI RU

Thơ: Ho Nhu

Tôi về tìm lại lời ru Mẹ ca thuở trước để bù tuổi thơ Con cò, con vạc ngu ngơ Cành mềm cũng đậu để mờ lộn ao Lời ru êm dịu ngọt ngào Vọng theo tôi mãi tiếng rao “bà còng” “Bà đi qua quảng đường cong”… “Cái tô, cái tép” thật lòng hảo tâm Gặp người con gái xứng tầm Chọn nơi tra hạt ươm mầm gieo cây Thế rồi chờ đợi tháng ngày Trúc mai hợp phận nắm tay lên thuyền Phận em là gái thuyền quyên Cầu mong thắm đượm hợp duyên anh hùng Trúc mai muốn hợp tương phùng Lời ru của mẹ muốn chung lối về Nhưng rồi cách trở sơn khê Đâu còn lời hẹn thóc thề đã trao Đâu còn câu hát ngọt ngào Chuyện tình hai ngã mãi vào giấc mơ.

LỤC BÁT MẸ

Thơ: Phan Hạnh

Cả đời mẹ vẫn theo con Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang Muối dưa nghịch cảnh trái ngang Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui Xua đi bao cảnh bùi ngùi Vì ta có mẹ đậm mùi nghĩa nhân Dũa mài rèn luyện bản thân Giữ gìn khí phách bình an mạnh lành Mẹ cười hoa nở tươi xanh Con vui thấy mẹ hiền lành đáng yêu Cho dù cuộc sống liêu xiêu Nhờ Người con hiểu được điều thâm sâu Vững tay vượt sóng bể dâu Sẻ chia chung sức thương nhau thật lòng Tuy chưa hoàn hảo thắm hồng Nhưng ta vẫn thấy ấm nồng tình thân.

LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ


BÀI THƠ: NÓI VỚI MẸ

Thơ: Nắng Mai

Con đang lớn trong vòng tay mẹ Từng phút giây mạnh mẽ vươn mình Con trong mắt mẹ lung linh Gối mềm đón nhận ân tình mẹ trao Đưa con tới ngọt ngào êm giấc Giữa mưa phùn gió bấc nằm say Mái nhà là một vòng tay Là hời ru hỡi chan đầy tình thương Mẹ hứng trọn phong sương bão vũ Dành con phần bầu vú sữa ngon Lớn trong dáng mẹ hao mòn Gói tình ngụm sữa chở con vào đời Tình mẹ lớn như trời biển rộng Ban cho con sự sống hình hài Cho con nhìn ánh nắng mai Dắt dìu đưa lối tương lai diệu kỳ Mỗi bước đi ngay mai chập chững Ngã đau nhờ mẹ dựng con lên Luôn luôn có mẹ kề bên Ơn đời ban tặng mẹ hiền cho con.

Thơ ý nghĩa viết về Mẹ
Thơ ý nghĩa viết về Mẹ (ảnh: internet)

BÀI THƠ: CON MƠ MỘT NGÀY

Thơ: Quý Phương

Con biết thời gian từng phút cứ trôi Nhưng vẫn muốn một lần thôi níu lại Trở về ngày xưa cạnh bên Mẹ mãi Dù khó nghèo nhưng ta lại yêu thương Đầy ắp trong mơ chân bước đến trường Hàng cây ngã nghiêng bên đường xào xạc Chim trên cành chuyền líu lo ca hót Bờ đê trên đồng in bước con đi Lúa mơn xanh như con gái dậy thì Tiếng người cấy cày ruộng vừa mới gặt Khói tỏa thơm mùi rạ ai vừa cắt Gom lại đốt đồng cay mắt trẻ thơ Nơi sân nhà con ngồi đó đợi chờ Bóng Mẹ thoáng vừa về ngang đầu ngõ Chân sáo chạy nhanh líu lo mừng rỡ A Mẹ chợ về có bánh gì không Tuổi thơ ơi sao đọng mãi trong lòng Là dáng Mẹ tôi chợ chiều chợ sáng Đêm từng đêm cùng Mẹ ngồi ca hát Bắt con cua về cho Mẹ nấu canh Mấy mươi năm rồi thắm thoắt trôi nhanh Ký ức tuổi thơ con không quên được Ngày Mẹ mất đi con thầm ao ước Một lần trong đời quay ngược thời gian.

BÀI THƠ: MÃI GỌI MẸ ƠI

Thơ: Sương Trần

Cuối Đông se lạnh cõi lòng Đời con sao mãi long đong giữa đường Mẹ ơi nỗi nhớ vấn vương Xuân về năm ấy muôn phương bộn bề! Vì đời trọn nghĩa phu thê Đắng cay cam chịu biết về nơi đâu! Xót xa con mãi ôm sầu Mẹ như tia nắng ngẫng đầu gọi con! Chim non cất tiếng héo hon Tìm về tổ ấm biết còn được không? Thương ***** phải đắng lòng Ngược xuôi chia sẻ cái vòng thế gian! Mong con trẻ khỏi gian nan Thoát cơn hoạn nạn muôn vàng khó khăn Xót lòng mẹ biết hay chăng! Tim con thổn thức báo rằng mẹ ơi! Bây giờ dù có chơi vơi Lòng con mãi nhớ những lời mẹ ru! Bài ca vọng mãi nghìn thu Bao la lòng mẹ chỉnh chu muôn đời! Đêm nay nghìn vạn sao rơi Thay lòng xin lỗi ngàn lời mẹ yêu! Thấm sâu nhận thấy bao điều Tháng năm bên mẹ đậm nhiều tình thương! Rồi đây trên khắp nẽo đường Con yêu của mẹ bốn phương vọng về! Một thời kỷ niệm say mê Phút giây đầm ấm hương quê mặn mà! Tình yêu của mẹ bao la Nhớ thương phụ mẫu thiết tha dâng trào! Mẹ ơi! Mãi gọi ngọt ngào! Trọn đời ghi nhớ khắc vào tim con!

LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ


BÀI THƠ: CHIẾC BÓNG THU VÀNG

Thơ: Võ Anh Tài

Thu về khi lá còn non Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều Dáng Mẹ gầy gò thân yêu Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan Mẹ chưa được phút thanh nhàn Cơm thì khoai độn với ngàn đắng cay Cái nghèo quanh quẩn đâu đây Bữa kia còn thiếu bữa này đã sang Đời như chiếc bóng thu vàng Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng Mẹ rao Vang xa từng tiếng ngọt ngào Dứt câu nghe lệ dâng trào... ai hay.

BÀI THƠ: NHỚ MẸ NƠI QUÊ

Thơ: Thanh An

Đêm về tỉnh mịch phủ màn sương Một bóng mẹ tôi dưới vệ đường Lượm nhặt ve chai giành để bán Cho con mua sách học ra trường Giờ đây con trẻ đà khôn lớn Nhớ lắm xưa kia mẹ rất thương Ki cỏm từng hào xu cắc lẻ Mẹ tôi sánh tựa ánh hào dương Nay con đi biệt sống tha phương Tìm kiếm sự nghiệp mọi nẻo đường Để mẹ cô đơn nhà trống vắng Lòng con hoài nhớ vọng quê hương.

Thơ con hạnh phúc vì còn có Mẹ
Thơ con hạnh phúc vì còn có Mẹ (ảnh: internet)

BÀI THƠ: THÔI.. TA VỀ VỚI MẸ TA

Thơ: Nguyễn Dũng

Thôi...ta về với mẹ ta ! Sau lưng bỏ lại phong ba đoạn trường Tìm quen hình bóng thân thương Dáng còng lưng Mẹ tóc sương phủ mờ. Lời ru dọc cõi ấu thơ Một sương hai nắng Mẹ giờ tám mươi Con đi biền biệt xa xôi Thời gian lặng lẽ cuốn trôi tuổi già. Thôi...ta về với Mẹ ta! Đơn sơ cũng mãi mãi là hương quê Về đây bến nước triền đê Ầu ơ...thèm tiếng vỗ về trong nôi. Thời gian ơi...hãy ngừng trôi ! Để cho Mẹ mãi cùng tôi trên đời Long đong trọn kiếp con người Buồn nghe nước mắt chảy xuôi...xế tà. Thôi...ta về với Mẹ ta ! Dù no dù đói vẫn là QUÊ HƯƠNG.


BÀI THƠ: MẸ NHƯ TRỜI BIỂN BAO LA
Thơ: Hoài Thương

Mẹ ơi đêm đã khuya rồi Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao Nỗi niềm gửi tới trời cao Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm Hiu hiu gió lạnh bên thềm Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà Cuộc đời bao nỗi xót xa Phủ lên mái tóc mẹ già của con Trách mình chữ hiếu chưa tròn Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên Hao gầy giấc ngủ chẳng yên Biết bao lo lắng muộn phiền vì con Mẹ ơi bể cạn non mòn Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi Dù đời ngang trái thị phi Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua.
Bình luận (1)
Dang Thuy Dung
Xem chi tiết
Ko Biết
8 tháng 3 2017 lúc 13:06

Bình luận (1)
Phương Anh (NTMH)
8 tháng 3 2017 lúc 13:09

>< Ko thể căn cứ vào các điểm 15' được đâu bn ạ >< Mà còn phải căn cứ vào điểm KT 1 tiết và học kỳ nữa >< cộng lại và chia trung bình ra thì mới biết dc học sinh dì ?

Hiện tại số điểm KT 15' của bn như v là cx ko tệ mấy >< bn chỉ cần hok thật cố gắng cho mấy điểm khác cao lên là chắc chắn sẽ dc hs giỏi mà >< Yên tâm nha >< cố gắng hok tập thiệt tốt nà

Bình luận (3)
Thu Trang
8 tháng 3 2017 lúc 13:50

còn dựa vào điểm kiểm tra 1 tiết nữa đó bạn

Bình luận (1)
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Dai ca 6d1
8 tháng 3 2017 lúc 12:56

Vì khi ở trên con thuyền tác giả mới cảm nhận đc cảm giác vượt thác và đc ngắm nhìn mọi vật xung quanh 1 cách dễ dàng hơn heheban ko biet no co dung ko day

Bình luận (0)
huy nguyễn công
8 tháng 3 2017 lúc 12:39
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hoà. Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm uỷ viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm Uỷ viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và Xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách Văn học thiếu nhi. Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Chỗ cây đa làng (truyện, 1964); Cái mai (truyện, 1967); Những chiếc áo ấm (truyện, 1970); Quê nội (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Tảng sáng (truyện, 1978), Vượn hú (truyện, 1993); Kinh tuyến vĩ tuyến (truyện, 1995); Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm (thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); Quả đỏ (thơ, 1980); ánh nắng sớm(thơ, 1993); Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Những chiếc áo ấm (kịch bản phim hoạt hình), Tuyển tập Võ Quảng (1998). Ngoài ra, nhà văn còn viết một số bài nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, dịch và biên soạn viết bằng tiếng Pháp. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian: - Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; - Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ; - Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ. Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau: - Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước". - Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò". - Đoạn 3: Còn lại. 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian. Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Chẳng hạn: - Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít"; - Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt; - Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. 3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố: - Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng; - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật: - Ngoại hình gân guốc, chắc khoẻ: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa; - Động tác mạnh mẽ, dứt khoát: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc" rất mạnh, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh: - Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc; - Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách. 4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh: - Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước. 5. Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 2. Cách đọc Khi đọc đoạn văn, cần nhấn giọng ở những chi tiết diễn tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ dọc chuyến đi, từ vùng đồng bằng vượt thác ghềnh qua vùng núi - mà trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người trong cuộc đối mặt với những thử thách của thiên nhiên. 3. Hai bài Sông nước Cà MauVượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu ảt của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hũng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng.
Bình luận (1)
Trần Lê Nhật Hạ
Xem chi tiết
huy nguyễn công
8 tháng 3 2017 lúc 12:41

câu truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

Bình luận (2)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Xem chi tiết
Phương Trâm
8 tháng 3 2017 lúc 11:46

Bạn tham khảo nhaa

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

Bình luận (0)