Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lại Thị Ngọc Liên
Xem chi tiết
Anh Triêt
17 tháng 4 2017 lúc 21:31

Anh đội viên nghĩ Bác Hồ như người cha của mình. Lần thứ nhất khi anh ngủ dậy đã vội hỏi Bác có lạnh ko còn bảo Bác đi ngủ. Lần thứ 3 thì anh thấy Bác chưa ngủ nên vội vàng mời Bác ngủ để có sức ngày mai lên đường. Bác không ngủ mà ngồi lo cho dân, cho nc, anh đội viên thức cùng Bác

=> Tình cảm sâu đẹp, sử dụng nhiều phép so sánh, nhân hóa

Bình luận (0)
my nguyen
Xem chi tiết
Đặng Thị Diệu Thúy
17 tháng 4 2017 lúc 22:03

chưa => sai

Vì từ "chưa" trong câu đối thoại trên là câu trả lời

Sửa => thay dấu ? bằng dấu .

Mình đến rồi...Như vậy => sai

Vì câu đó là câu trần thuật(câu kể)

Sửa => thay dấu ? bằng dấu .

Bình luận (2)
Linh Phương
17 tháng 4 2017 lúc 21:43

-Bạn đã đến thăm động Phong nha chưa?

-Chưa? ==> sai vì chưa ở đây là một câu trả lời, không phải là một câu hỏi.

Thế còn bạn đã đến chưa?

-Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?

Bình luận (0)
my nguyen
Xem chi tiết
Carol
17 tháng 4 2017 lúc 21:22

Đặt vào các câu:

-Xin mời các bạn đến thăm Động Phong Nha quê tôi!

-Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta!

Ticks cho mình nhé!

Bình luận (2)
Lê Thị Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 4 2017 lúc 21:03

I. MỞ BÀI

Giới thiệu cảnh trường em (Trường gì? Ở đâu?) trước buổi học (Sáng sớm hay buổi trưa?).

II. THÂN BÀI

a. Tả bao quát

– Sân trường vắng lặng. Cổng trường còn khép kín.

– Cảnh học sinh mỗi lúc một đông dần, đồng phục gọn gàng, tươm tất.

b. Tả chi tiết

– Cảnh trước buổi học: Trống báo, cổng trường mở. Học sinh vào tấp nập trường náo nức hẳn lên. Đây đó rộn rịp tiếng cười nói. Học sinh chơi bi, đá cầu, truy bài, trực nhật.

– Cảnh khi tiết học đầu tiên chuẩn bị: Trống vang lên. Học sinh bỏ dở cuộc chơi xếp hàng trước lớp. Thầy cô về lớp cho học sinh vào.

III. KẾT LUẬN

Sân trường vắng lặng, buổi học bắt đầu.

Bình luận (0)
๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
10 tháng 8 2017 lúc 6:25

Buổi sáng, em thích đến trường sớm. Đứng ngoài cống, em lặng ngắm toàn cảnh ngôi trường. Trong ánh bình minh, dường như trường rộng lớn hơn. Sân trường rộng rãi, yên ắng. Ba dãy lớp học xếp hình chữ U với tường sơn vàng và những cánh cửa màu xanh ẩn mình bên những cây bàng cố thụ, gốc xù xì những mấu. Bây giờ đang là mùa thu. Những tán lá rậm rạp xanh um như những chiếc dù lớn. Lẫn trong lá là những chùm quả bàng xinh xinh màu lục. Ngọn bàng vươn cao, xòe ra những chiếc lá to mỡ màng. Mồi khi có cơn gió nhẹ thoáng qua, lá cây đung đưa, rì rào như thầm thì tâm sự.

Đi qua cánh cổng sát nặng nề, em tha thẩn trong sân rồi ngồi dưới gốc bàng mà vào giờ nghỉ chúng em thường chạy quanh chơi trò đuổi bắt. Sân trường láng xi măng sạch sẽ. Đây đó có những bồn hoa nhò. Những ngọn mười giờ nho nhỏ mang những nụ hoa be bé để đến mười giờ nở thành những bông hoa tím xinh xinh.

Đây đó có những bạn học sinh bắt đầu đến lớp. Trong các lớp học , thấy thoáng bóng người lau báng, quét lớp. Rồi sân trường đông dần. Tiếng nói tiếng cười ồn ào. Người vào lớp, người nán lại sân chơi. Có nhiều bạn ngồi dưới gốc cây tranh thủ ăn nốt phần quà sáng. Chợt tiếng trống ngân vang rộn rã. Những dòng người mang đồng phục trắng xanh nhanh nhẹn xếp hàng trước khu nhà Ban giám hiệu. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Một ngày học tập đã bắt đầu.

Em đến trường sớm, để thấy trường như quen như lạ trong không khí vắng lặng, rồi dần trở nên náo nhiệt, vui tươi. Đối với em, đó là cảm giác thật thú vị và khó quên.

Bình luận (0)
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Le Mai Phuong
17 tháng 4 2017 lúc 21:10

- Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi!

Bình luận (0)
Trần Khánh Linh
27 tháng 4 2017 lúc 16:42

-Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi(!)

-Động Phong Nha là "Đệ nhất kì quan"của nước ta(.)

-Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết(.)

Bình luận (0)
my nguyen
Xem chi tiết
Osahar
15 tháng 5 2018 lúc 16:43

hi

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Lê Dung
17 tháng 6 2017 lúc 13:52

Giữa sân trường em có cây phượng. Thầy Xuân hiệu trưởng cho biết cây phượng đã được trồng trong dịp Tết trồng cây năm 2001.

Cây phượng cao. Ngọn phượng đã vươn tới nóc nhà hai tầng. Gốc phượng to, phải anh học sinh lớp Năm mới ôm xuể. Lên cao hơn hai mét, cây phượng có ba cành, mọc chĩa ra ba phía, lao vút lên, tạo thành tán xanh với bao cành lá sum sê.

Mùa xuân, lá phượng xanh mơn mởn. Mỗi cành có nhiều chùm lá. Mỗi lá phượng có đến mấy chục, mấy trăm tia lá nhỏ và mỏng chia đều và mọc đều về hai phía cuống lá. Mỗi chùm có nhiều lá. Lúc còn non, lá phượng như những chiếc vòi xanh ngọc, có người bảo đó là vòi phượng. Gió thổi, những vòi phượng rung rinh như múa lượn.

Mùa hè, lá phượng xanh non toả mát sân trường. Phượng nở hoa từng chùm đỏ rực. Nụ phượng chúm chím, to nhỏ khác nhau, như hòn bi hồng, như đầu ngón tay thiếu nữ. Lớp hoa phượng này tàn thì lớp hoa phượng khác lại nở tiếp kéo dài trong mùa hoa phượng suốt ba tháng tư, năm, sáu. Mùa hè, hoa phượng gọi đàn ve đến. Ve kêu râm ran, ve kêu dắng dỏi sân trường.

Em rất thích cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc phượng. Buổi sớm đi học vừa đến cổng trường, em thường dừng lại ngắm cây phượng, hoa phượng, ngắm mãi không chán.

Bình luận (0)
Lê Dung
17 tháng 6 2017 lúc 13:53

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ làm sao!

Bình luận (0)
Lê Dung
17 tháng 6 2017 lúc 13:54

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Bình luận (1)
Trần Thị Đào
Xem chi tiết
Thu Thủy
17 tháng 4 2017 lúc 20:49

Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát:

b) Tả chi tiết:

-vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm

. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần - Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất(một màu đen xám xit)

con sông(lấp loáng bóng trăng )

, mặt hồ (lăn tăng gợn sóng nước ,

cây cối( cỏ cây hoa lá lặng im)

con người (chẩn bị ngắm trăng

con vật( cất tiếng kêu ra rả ),

gió(tổi mát lạhj dìu dịu

- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

-Trả em đón trung thu khi ánh trăng vừa vắt qua hàng cây

-tạo nen 1 bức tranh tuyệt đẹp

Kết bài: suy nghĩ của em về đêm trăng đẹp.

(đêm trăng sao mà đẹp quá

Em luôn thích ngắ trăng cùng với gia đình vào dêm trung thu)

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý, nhưng đẹp nhất, quý nhất là đêm rằm trung thu, ngày hội của chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em la hét, gọi nhau í ới cùng với tiếng trống múa lân dồn dập. Không biết các xóm khác ra sao chứ xóm em thì như một ngày hội lớn. Ngay giữa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành vòng rộng. Chúng hát múa, vỗ tay đôm đốp trông mới vui nhộn làm sao! Một đứa bé đưa tay lên trời vẫy vẫy như muôn ôm mặt trăng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi đâu một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: Tết Trung thu em rước đèn đi chơi...

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh sáng bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hò vang dội. Chơi rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muốn chơi trung thu lắm! Mọi người dang trò chuyện rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập:

- Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhá khác đánh thức những đứa trẻ đang bị kẹo cám dỗ chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân, đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” luôn lức lắc theo nhịp trống, đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cá thân hình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo, khéo đến nỗi không ai ngờ ràng dưới cái thản hình oai hùng kia lại là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là “ông địa”. Tấm thân phục phịch cử dộng một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thụng thịnh với cái bụng to kềnh. Tay ông ta luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ổng chạy lăng xăng khắp sân. Thỉnh thoảng lại lăn đùng ra làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi! Vui quá.

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm tuyệt diệu, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, em nhớ đến tình cảm của Người đành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Bình luận (0)
Đặng Thị Diệu Thúy
17 tháng 4 2017 lúc 21:42

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy-một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng rất đẹp và sâu sắc nhất mà em không thể nào quên được.Đó là đêm trăng rằm mà bố mẹ đã cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội.

Ngay khi hoàng hôn vừa dập tắt những tia nắng vàng dịu.Màn đêm dần dần buông xuống.Trên bầu trời rộng bao la,hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhiều màu sắc đang nhấp nháy nhìn chúng em nô đùa.Nhưng chỉ có ngôi sao đằng kia tay phải là sáng nhất,nó đứng kiêu hãnh như một thiếu nữ xinh đẹp đứng giữa bức tranh trời thu.Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ.Ngoài đồng,mấy chú đom đóm lập lòe tưởng như muôn màn vì sao sáng lấp lánh cuối trời xa.

Chỉ ít phút sau,mặt trăng đã bắt đầu ló dạng.Lúc đầu,nó giống như một cái bánh mật bị che khuất một nửa,mặt cắt nằm phía dưới,rồi từ từ nhô lên,tròn vành vạch của cô tiên xinh đẹp nào đó bỏ quên lơ lửng giữa không trung.Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc.Một lúc sau,trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ của của chân trời xa tít để rồi sau này lấp ló trên lũy tre già.Bầu trời bây giờ rất trong và sáng.Hàng trăm ngôi sao rải rác trên nền trời,lúc ẩn,lúc hiện.Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng bị mờ đi chăng?Tuy vậy,nhưng em vẫn thấy chúng đẹp và kì ảo bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ra những ánh sáng huyền diệu cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga.

Bây giờ thì trăng đã lên cao và tỏa ra những ánh sáng dìu dịu,nhuộm một màu bạc trên khắp ruộng đồng,thôn xóm,làng mạc.Cạnh nhà bà,dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang bay lượn trên bầu trời.Mái tôn của những ngôi nhà phản chiếu ánh trăng vàng dịu.Ánh trăng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau xanh sau căn nhà đã tạo nên một mảng sáng mờ ảo bàng bạc.Bóng nhà,bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất.Thỉnh thoảng,gió nhè nhẹ thổi làm cỏ cây lay động xào xạc.

Trong xóm mọi nhà hầu hết đều tụ họp ở ngoài sân.Người lớn thì ra ngồi hóng mát,ngắm trăng và trò chuyện.Mấy cô mấy chị thì ngồi đan len,dệt chiếu,sàng gạo và nói cười vui vẻ.Trẻ em thì nô đùa,chạy nhảy khắp sân.

Ngoài đồng,quang cảnh thật là vắng lặng,tĩnh mịch.Muôn vật say sưa đắm mình trong ánh trăng rằm.Nước ở các con sông,suối đỏ về,chảy róc rách.Mấy chú chim nhỏ cất tiếng hót líu lo.Cỏ hoa ngoài vườn đang thì thầm to nhỏ.Mọi vật như đang đắm chìm trong giấc ngủ êm đềm.Đêm đã khuya,em đi vào nhà và đánh một giấc ngủ ngon lành.Khi em tỉnh giấc thì ánh trăng đã bị dập tắt và nhường chỗ cho một buổi sáng bình minh trong lành và mát mẻ.Mọi vật sau một giấc ngủ êm đềm dưới ánh trăng rằm dìu dịu đang cùng tỉnh giấc,mình ngậm những giọt sương ban mai.

Đứng giữa đồng quê thanh bình ngắm cảnh trăng đẹp và được thưởng thức khúc nhạc du dương của thiên nhiên,em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng.Ngày này em phải trở lại thành phố rồi.Em mong ngày rằm khác sẽ được bố mẹ cho về quê ngắm trăng thêm một lần nữa.Hẹn đêm trăng rằm khác ở làng quê thanh bình một dịp khác nhé!

Nếu các bạn thấy hay thì cho 1 like nha!

Bình luận (0)
Hợp Trần
4 tháng 6 2017 lúc 16:36

Dàn ý:

1. Mở bài :

* GT chung :

- Quê em ở đâu ?

- Em đc thưởng thức đêm trăng đẹp vào dịp nào ?

2. Thân bài :

* Tả cảnh đêm trăng :

- Trăng lên, ánh sáng tỏa xuống mặt đất, chiếu sáng mọi nơi.

- Trăng gần gũi vs con người...

- Trăng lm cho khung cảnh que hương thêm thơ mộng...

3. Kết bài :

* Cảm nghĩ của em :

- Đêm trăng sáng ở quê em thật đẹp.

- Em càng thêm yêu mến, gắn bó vs quê hương.

Bình luận (0)
I LOVE YOU
Xem chi tiết
trần xuân tân
19 tháng 4 2017 lúc 14:19

Àhí cạp cạp cạp...................banh

Bình luận (0)
trần xuân tân
19 tháng 4 2017 lúc 14:20

Ai biết!oe

Bình luận (2)
Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 11:35

Dế Mèn phiêu lưu kílà tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ Đềtránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.

Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.

Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Đềcác con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.

Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.

Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần Đềý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.

Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Đềchuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình Đềtrở thành người tốt.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách Đềsau này trở thành người tử tế và hữu ích.

Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

Bình luận (0)
bùi khánh linh
Xem chi tiết
bùi thị ngọc linh
18 tháng 5 2017 lúc 20:57

1 chỗ'...............' bạn điền thông tin cá nhân vào

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP -TỰ DO- HẠNH PHÚC

ĐƠN XIN CẤP ĐIỆN

kính gửi ban quản lí điện thôn.....

tên cháu là.....

chỗ ở hiện tại.....

được biết xã ta mới có điện ,để đáp ứng cáo nhu cầu sinh hoạt của da đình ngày một cải thiện cháu viết đơn này mong muốn ban quản lí điện cho gđ cháu có thể sử dụng điện

cháu xin hứa sẽ thực hiện nghiêm túc mọi quy định mà ngành điện đề ra . cháu xin chân thành cảm ơn.

..................17/4/2017

người viết đơn

...........

.........................................

Bình luận (0)