Ôn tập lịch sử lớp 6

Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
15 tháng 10 2016 lúc 21:14

Ý nghĩa là: 
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai. 

Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết: 
- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử. 
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt. 
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp. 
- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.

Bình luận (0)
Phuong Truc
15 tháng 10 2016 lúc 21:23

Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai. 

Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết: 
- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử. 
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt. 
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp. 
- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 10 2016 lúc 22:47

Nghĩ về lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay. 
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai. 

Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử … 
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức, triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến. 
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học” có lẽ là vì vậy? 

 

Bình luận (0)
Trần Duy Quân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
14 tháng 10 2016 lúc 23:52

vi : 

Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.

Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ… nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

 

Bình luận (0)
Trần Duy Quân
Xem chi tiết
bui hoang vu thanh
2 tháng 3 2017 lúc 18:57
tiêu chí quốc gia cổ đại phương đông quốc gia cổ đại phương tây
thiên văn học biết đc sự chuyển động của mặt trăng và mặt trời =>làm ra lịch (âm) (giống phương đông)=>làm ra lịch(duong)
chữ viết chữ tượng hình hệ chữ cái a;b;c
ngành khoa học tiêu biểu:số pi 3,14 toán, lý, hóa,...
kiến trúc nghệ thuật kim tự tháp; thành ba-bi-lon điêu khắc

Bình luận (0)
Trần Duy Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2016 lúc 21:24

Câu 1: Trả lời:

* Các tầng lớp xã hội: 
2 tầng lớp
+ Thống trị: Vua và Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế. 
+ Bị trị: - Nông dân công xã: đông dảo nhất, là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Họ phải nộp 1 phần thu hoạch và đi lao dịch cho Quý tộc. 
- Nô lệ : là những người hầu hạ, phục dịch cho vua và Quý tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Mi
31 tháng 12 2020 lúc 22:43

Các tầng lớp xã hội: 2 tầng lớp+ Thống trị: Vua và Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế. + Bị trị: - Nông dân công xã: đông dảo nhất, là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Họ phải nộp 1 phần thu hoạch và đi lao dịch cho Quý tộc. - Nô lệ : là những người hầu hạ, phục dịch cho vua và Quý tộc.

Bình luận (0)
Nữ Hoàng Tiên Titania
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 10 2016 lúc 14:09

Phương đông gồm: Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ai Cập.

Phương tây gồm: Rô-ma, Hi Lạp.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 11:46

phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .

phương tây : hi lạp , roma 

Bình luận (0)
Đặng Thị Thanh Tuyền
19 tháng 10 2017 lúc 21:37

phương đông : Ai Cập , Trung Quốc , Lưỡng Hà , Ấn Độ .

phương Tây : Hi Lạp và Rô Ma .

Bình luận (0)
Nữ Hoàng Tiên Titania
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 11:46

phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .

phương tây : hi lạp , roma 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 10 2016 lúc 14:10

Phương đông: Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập.

Phương tây: Hi Lạp, Rô-ma.

Bình luận (0)
HOÀNG PHƯƠNG HÀ
15 tháng 10 2016 lúc 17:58

phương đông:Ai Cập,Lưỡng Hà , ẤN Độ, Trung Quốc.

phương tây : Hi Lạp và Rô-ma

Bình luận (0)
Nữ Hoàng Tiên Titania
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
12 tháng 10 2016 lúc 19:59

Bạn tham khảo nhé

Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b)   Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ  để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c)   Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d)   Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Bình luận (6)
Nguyen Thi Mai
12 tháng 10 2016 lúc 20:11

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia Phương Đông cổ đại:

- Lịch và thiên văn: 

+ Ra đời sớm 

+ Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đây là lịch âm

- Chữ viết: 

+ Sáng tạo ra chữ viết ( chữ tượng hình )

+ Họ viết trên giấy Pa - pi - rút, mai rùa, thẻ tre, trên phiến đất sét rồi nung khô

-> Đây là phát minh quan trọng nhất, nhớ đó mà chúng ta phần nào hiểu được lịch sử thế giới cổ đại

​- Khoa học:

+ Toán học, số học

+ Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ tính được số Pi là 3,16

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học

+ Ấn Độ phát minh ra các chữ số và số 0

- Văn học:

+ Văn học Hy Lạp phát triển với những bộ sử thi nổi tiếng, những vở kịch thơ độc đáo

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

+ Những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ( Ai Cập ), thành Ba - bi - lon ( Lưỡng Hà ), Vạn lí Trường Thành ( Trung Quốc )

-> Thể hiện tài năng sáng tạo và sức lao động tuyệt vời của con người thời cổ đại

------------------------- Chúc bạn học tốt --------------------------

** Mình đã rút gọn hết mức có thể rồi bạn à

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 10 2016 lúc 23:29

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Bình luận (0)
NGUYỄN THU HÀ
Xem chi tiết
Lightning Farron
12 tháng 10 2016 lúc 11:13
Người tối cổ: 

- Thời gian xuất hiện: khoảng 4 triệu năm trước. 

- Đặc điểm: đi và đứng = 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, trán thấp bợt ra sau, hộp sọ lớn. 

- Biết tạo ra lửa để nướng chín thức ăn 

- Dụng cụ lao động: sử dụng công cụ đá ghè đẻo thô sơ (đá cũ). Sống thành bầy đàn chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, ở trong các hang động, mái đá. 

Người tinh khôn: 

- Thời gian:khoảng 4 vạn năm trước đây. 

- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay 

- Dụng cụ lao động: ban đầu thì sử dụng đồ đá, về sau biết sử dụng kim loại. Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, dệt vải, làm gốm, đan lưới đánh cá....Sống thành từng nhóm từng đôi thành thị tộc bộ lạc

Bình luận (1)
Nữ Hoàng Tiên Titania
Xem chi tiết
Rau
11 tháng 10 2016 lúc 19:59

Trải qua hàng chục vạn năm lao động, những Người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi như : Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn).
Họ cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn. Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây, họ chuyển thành Người tinh khôn.
Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang,
Thanh Hóa, Nghệ An. Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng

 

Bình luận (0)