Ôn tập học kì II

kiki
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
25 tháng 4 2018 lúc 21:59

Câu 1 : Virut có cấu tạo, kích thước,hình dạng, đời sống, vai trò như thế nào ?

- Kích thước : rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu milimet

- Hình dạng : dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dang nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ

- Cấu tạo : rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.

- Đời sống : kí sinh bắt buộc sống trên các cơ thể sống khác

- Vai trò : khi kí sinh virut thường gây bệnh cho vật chủ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
25 tháng 4 2018 lúc 22:02

Câu 2: Tảo và nấm có gì giống và khác nhau ?

Trả lời :

+ Giống nhau:

- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm Tảo
- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác. - Sống trong môi trường nước.
- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ. -Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh. - Sống tự dưỡng

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
26 tháng 4 2018 lúc 9:39

1/- Kích thước : rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu milimet

- Hình dạng : dạng cầu, dạng khối nhiều mặt, dạng que, dang nòng nọc với một phần đầu hình khối và phần đuôi hình trụ

- Cấu tạo : rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.

- Đời sống : kí sinh bắt buộc sống trên các cơ thể sống khác

- Vai trò : khi kí sinh virut thường gây bệnh cho vật chủ.

2/+ Giống nhau:

- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm :

- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

Tảo:

- Sống trong môi trường nước.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống tự dưỡng

3/

Trồng rừng ven bờ có nhiều tác dụng :

- Chống sạt lở bờ biển.

- Chắn sóng, gió lớn khi có giông bão.

- Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, là nơi trú ngụ của nhiều loài.

- Chống thất thoát chất dinh dưỡng ven bờ.

- Tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân nhờ nguồn lợi thủy sinh.

- Tạo thêm mảng xanh, góp phần điều hòa không khí.

4/Nguyên nhân : nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống của con người.

5/- Góp phần điều hoà khí hậu: cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic trong không khí, tăng lượng mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió, giảm ô nhiễm môi trường.

- Giữ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch và tạo nguồn nước ngầm.

- Thực vật cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người

- Thực vật còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật , kể cả con người

- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số loài động vật( đặc biệt là chim)

- Thực vật được chế làm thuốc chữa bệnh cho con người

- Thực vật cho con người gỗ để sinh hoạt , sản xuất

- Thực vật ngăn cản gió , bão , ....

- Thực vật được làm cảnh , mua vui , tạo thu nhập cho con người

Bình luận (0)
Casandra Chaeyoung
Xem chi tiết
Galvins
25 tháng 4 2018 lúc 21:02

- Những h/động gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến các loài ĐV là:

+Do nạn chặt phá rừng, cây xanh bừa bãi

+Do hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy hoặc xây dựng các công trình nhà máy.

+Do việc phát triển đô thị, khu công nghiệp,...lấy đi môi trường sống của sinh vật

+Do thải nước thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lí ra sông, biển làm ô nhiễm nguồn nước

- 1 số biện pháp tạo lập mối quan hệ bền vững giữa người vs ĐV là:

+tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc

+xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

+ko săn bắt động vật bừa bãi

+tổ chức lai tạo và chăn nuôi nhiều động-thực vật có giá trị kinh tế

+trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở gia đình và cộng đồng

+ko xả rác và các chất độc hại vào môi trường

Bình luận (0)
Galvins
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 20:36

Câu 1: Vì sao chúng ta phải trồng cây gây rừng?

- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí

- Giảm ô nhiễm môi trường

- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn

- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người.

Câu 2: Theo em hút thuốc lá có lợi hay có hại? Nếu em biết bạn mình hút thuốc lá, em xử lí như thế nào?

Hút thuốc lá có hại.

Em sẽ khuyên bạn không nên hút vì bên trong thuốc lá rất có hại sẽ gây ra ung thư phổi.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 20:44

Tảo: gồm thể màu, vách tế bào, nhân tế bào. Chưa có rễ thân lá thật sự. Có cấu tạo đơn hoặc đa bào.

Rêu: rễ giả, thân nhỏ không phân nhánh, lá nhẹ mỏng. Sinh sản bằng bào tử.

Cây có hoa: có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đa dạng.

Bình luận (0)
Casandra Chaeyoung
Xem chi tiết
Galvins
25 tháng 4 2018 lúc 21:08

- Tạo nên vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, làm cho cảnh quan thêm độc đáo ở đại dương

- San hô đỏ, san hô đen, san hô sường hươu... là nguyên liệu để trang trí và làm đồ trang sức

- Cung cấp nguyên liệu đá vôi cho xây dựng

- Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất

- Là nơi cư trú cho một số loài động vật

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
25 tháng 4 2018 lúc 20:10

Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở khu vực ven bờ biển miền Trung, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Theo tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quí có thể khai thác hạn định để phục vụ mục đích phát triển của con người.

Các vùng rạn san hô còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. Ngoài ra, do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.

Trên thực tế, ít ai nghĩ đến việc phá rừng ngập mặn trên vùng triều ven biển lại có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô và cỏ biển ở dưới biển sâu hơn. Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc” không còn tôm cá nữa. Đó cũng là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo.

Bình luận (0)
anh nguyet
21 tháng 4 2019 lúc 18:55

- tạo vẻ đẹp Kỳ Thú Của Biển.

- là nơi cư trú của một số loài động vật nhỏ.

- san hô làm nguyên liệu để trang trí và làm đồ trang sức

- cung cấp nguyên liệu đá vôi cho xây dựng.

- hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

Bình luận (0)
Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
25 tháng 4 2018 lúc 21:31

Em tham khảo câu trả lời ở link dưới nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-6-trung-kiet-li-va-trung-sot-ret.1768/

Bình luận (0)
pu
10 tháng 5 2018 lúc 20:30

Tác hại của bệnh sốt rét

+ Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to.

+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nỡ dễ mắc phải những tai biến.

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét

Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như: dung vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi, khi làm việc vào buổi tối cần được trang bị quần áo dài tay để đề phòng muỗi đốt.

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...

- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bình luận (0)
pu
10 tháng 5 2018 lúc 20:34

PHÒNG NGỪA BỆNH KIẾT LỴ:

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Bình luận (0)
nguyễn quốc khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 16:20

1)

Rêu:

- Tạo thành chất đốt.

- Làm phân bón.

- Làm chất đốt.

- ...

Hạt trần:

- Làm cảnh.

- Cho gỗ.

- ...

2)

Quyết: dương xỉ, thông đá, thông đất, rau cần trôi, cây bòng bong, cây lông cu li, cây rau dớn, cây rau bợ, cây tổ chim, rau bợ, bèo ong, bèo vẩy ốc, bèo hoa dâu, thiên tuế, vạn tuế,...

Hạt trần: thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao, tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông, tre,...

Bình luận (1)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 15:59

Rễ giả, lá nhẹ, thân ngắn: Ngành rêu

Rễ cọc, thân gỗ, lá nhỏ hình kim: Ngành hạt trần

Có hoa quả hạt: Ngành hạt kín

Có nón: Ngành hạt trần

Có túi bào tử: Ngành Quyết, Ngành rêu

Bình luận (0)
Hoàng Kim Anh
25 tháng 4 2018 lúc 16:51

Đặc điểm các ngành thực vật. Hỏi đó là ngành thực vật nào ?

*Trả lời :

Rễ giả, lá nhẹ, thân ngắn : ngành rêu

Rễ cọc, thân gỗ, lá nhỏ hình kim : ngành hạt trần

Có hoa quả hạt : ngành hạt kín

Có nón : ngành quyết

Có túi bào tử

Bình luận (0)
Hoàng Kim Anh
25 tháng 4 2018 lúc 16:53

xin lỗi mik viết nhầm

Có nón ; ngành hạt trần

Có túi bào tử : ngành quyết

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Cute Vô Đối
26 tháng 4 2018 lúc 10:27

Ngành quyết gồm rất nhiều loài, dương sỉ là một trong các loài đó. Ngày xưa còn có một loại cây được gọi là cây quyết cổ, thân nó có thể cao bằng một cây thân gỗ. Nay loài này đã tuyệt chủng chỉ còn những mẩu hóa thạch dưới dạng than đá.

Bình luận (0)
tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
25 tháng 4 2018 lúc 15:25

Các yêu tố tạo ra sự đa dạng trong cây trồng hiện nay từ cây dại bắt đầu là do đâu?

TL:

- Do con người chăm sóc cây trồng.

- Lai giống đột biến cây trồng.

- Sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

- ...

Bình luận (4)
ho dinh ten thi
25 tháng 4 2018 lúc 15:25

- Cây trồng nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người.

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
25 tháng 4 2018 lúc 15:48

Do con người.

Bình luận (0)