Ôn tập học kì II

Noob GamermcPvP
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 11:47

- Vai trò của tảo :

+ Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước.

+ Một số tảo được dùng làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia súc.

+ Một số trường hợp tảo gây hại.

- Vai trò của rêu:

+ Rêu là những thực vật sống trên cạn đầu tiên. Rêu cùng những thực vật có rễ, thân, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.

+ Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển ở môi trường ẩm ướt.

+ Rêu tạo thành chất mùn.

- Vai trò của dương xỉ :

+Trồng dương xỉ để cải tạo đất: làm tăng chất mùn, hập thụ kim loại nặng trong đất,...

+ Một số loài dương xỉ được trồng làm cảnh

+Lông của cây lông cu lí có màu vàng dùng để cầm máu vết thương, còn thân dùng làm thuốc

+ Cây rau bợ có thể làm thuốc chưa bênh sỏi thận

+ Ngoài ra: Loài dương xỉ có tên Pteris vittata có thể hút asen có chứa trong nước, làm giảm độ asen gần 100 lần trong 24h

-Giá trị của cây hạt trần:

Nhiều cây hạt trần có giá trị: cho gỗ tốt và thơm( thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao,....) và trồng làm cảnh vì có dáng đẹp( tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông, tre,....)

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
13 tháng 4 2018 lúc 11:08

Giá trị - Vai trò của tảo:

Lợi ích:

- Cung cấp khí oxi và thức ăn động vật dưới nước.

- Làm thức ăn cho người và gia súc.

- Nguyên liệu để làm thuốc.

- Nguyên liệu làm phân bón.

Tác hại:

- Gây ô nhiễm môi trường nước.

- Làm cá chết.

Giá trị - Vai trò của rêu:

Lợi ích:

- Tạo ra chất mùn.

- Cung cấp khí oxi cho con người và động vật.

Tác hại:

- Một số loại rêu làm giảm năng suất cây trồng.

Giá trị - Vai trò của dương sỉ

Lợi ích:

- Trồng dương xỉ để cải tạo đất: làm tăng chất mùn, hập thụ kim loại nặng trong đất,...

- Một số loài dương xỉ được trồng làm cảnh.

- Lông của cây lông cu lí có màu vàng dùng để cầm máu vết thương, còn thân dùng làm thuốc.

- Cây rau bợ có thể làm thuốc chưa bênh sỏi thận.

- Ngoài ra: Loài dương xỉ có tên Pteris vittata có thể hút asen có chứa trong nước, làm giảm độ asen gần 100 lần trong 24h.

- Cung cấp khí oxi.

Giá trị - Vai trò của cây hạt trần:

Lợi ích:

- Cho gỗ.

- Làm cảnh.

- Cung cấp khí oxi.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Trần Tuyết Như
25 tháng 4 2018 lúc 15:50

Câu hỏi không rõ nhé bạn

Bình luận (1)
Pham Thi Linh
25 tháng 4 2018 lúc 21:49

Em tham khảo các câu trả lời đó trong phần lý thuyết sinh học 6 cô đã soạn đầy đủ rồi nha!

Bình luận (1)
songuku
Xem chi tiết
Nhật Linh
9 tháng 5 2017 lúc 10:02

Bệnh kiết lị:

+Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

+Biểu hiện: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Bệnh sốt rét:

+Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng đơn bào plasmodium. Có khoảng 170 loài plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:

P. falciparum. Chủ yếu gặp ở châu Phi, gây triệu chứng nặng nhất và chiếm phần lớn các trường hợp tử vong do sốt rét. P. vivax. Chủ yếu gặp ở vùng nhiệt đới của châu Á, gây triệu chứng nhẹ hơn những có thể tồn tại trong gan và gây tái phát bệnh trong nhiều năm. P. malariae. Được phát hiện thấy ở châu Phi, có thể gây triệu chứng sốt rét điển hình nhưng trong một số ít trường hợp có thể nằm yên trong máu mà không gây triệu chứng. Bệnh nhân có thể làm lây ký sinh trùng sang người khác qua vết đốt của muỗi hoặc qua truyền máu. P. ovale. Chủ yếu gặp ở vùng Tây Phi. Tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể gây bệnh tái phát.

+Biểu hiện:

Bệnh đặc trưng bởi những cơn tái diễn với các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Rét run từ vừa đến nặng Sốt cao Toát mồ hôi đầm đìa khi hết sốt Cảm giác khó ở

Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Bình luận (2)
Hoàng Chibi (Crush)
9 tháng 5 2017 lúc 10:08

I. Trùng kiết lị
*Nguyên nhân gây bệnh:

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Biện pháp phòng tránh:
- Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Ăn thức ăn phải biết rõ nguồn gốc, không ăn thức ăn bị ôi thiu, rau sống phải rửa kĩ bằng nước sạch
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Tuyên truyền kiến thức về kiết lị giúp nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh này.

I. Trùng sốt rét
*Nguyên nhân gây bệnh:

- Muỗi Anôphen đưa trùng sốt rét vào máu người
- Khi đã vào máu, trùng sốt rét chui vào hồng cầu, lớn lên và sinh sản, phá vỡ hồng cầu => gây ra các triệu chứng của bệnh sốt rét.

Biện pháp phòng tránh:
- Ngủ phải mắc màn, màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ,...
- Dùng thuốc diệt muỗi

Bình luận (0)
Hồ Công Trung
24 tháng 4 2018 lúc 20:12

nguyên nhân do muỗi đốt

Bình luận (0)
Stella Luu
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
24 tháng 4 2018 lúc 20:24

Trả lời câu hỏi:

I/Trắc nghiệm

1.Đặc điểm của cây hạt trần :

Cây thóng

Cây thông thuộc Hạt trần

– Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

– Lá đa dạng.

– Có mạch dẫn.

– Sinh sản bằng hạt

– Cơ quan sinh sản là nón

+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.

+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.

– Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)

– Chưa có hoa. quả.

=>Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn.

2.Phân biệt cây hạt trần và cât hạt kín :

Hạt kín Hạt trần

- Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.

- Rễ, thân, lá thật.

- Có mạch dẫn hoàn thiện. - Có mạch dẫn .
- Có hoa : Cơ quan sinh sản là hoa quả. - Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.
- Hạt nằm trong quả. - Hạt nằm trên lá noãn hở.

3.Đặc điểm của cây dương xỉ :
- Có lá non cuộn tròn.
- Sinh sản bằng bào tử
- Túi bào tử thường tập trung thành đốm nằm ở mặt dưới của lá.

(Cây dương sỉ có lá màu xanh, thường mọc ở vùng khô cằn thường ở núi đá, núi đất,...
Cây thuộc loại cây bụi, có tàu lá và trên tàu lá có nhiều lá nhỏ, Khi tàu lá còn non nó cuốn lại như cái vòi voi, và khi tàu lá trưởng thành nó được duỗi ra và đây là cách nhận biết dễ nhất so với các loại cây khác,..)

4.Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm :

Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm

- Kiểu rễ

- Kiểu gân lá

- Số cánh hoa

- Số lá mầm của phôi trong hạt.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong....

- Rễ cọc

- Gân hình mạng

- 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4

- 2 lá mầm

- 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Gân hình song song, hình cung.

- 3 hoặc 6 cánh hoa

- 1 lá mầm

- Phôi nhũ

Cây một lá mầm: VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm: VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

5.Các bậc phân loại :

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

6.Thực vật điều hòa khí hậu :

Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

7.Thực vật bảo về đất và nguồn nước :

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

8.Vai trò của thực vật :

Đối với thiên nhiên

+ Điều hòa khí hậu

+ giảm ô nhiễm môi trường

+Chống xói mòn đất

+Chống lũ lụt

+cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

+Cân bằng lượng khí cacbonic và Ôxi

Đối với con người

+ Giảm hàm lượng các khí nhà kính

+ Giảm tác động của biến đổi khí hậu

+Nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho người

+Cung cấp oxi

+Tạo bóng mát

+Làm cảnh

+Cung cấp gỗ

+Làm đồ gia dụng(bàn ,ghế,...)

+Làm thuốc chữa bệnh

+Gỗ cây dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

9. Chuỗi thức ăn

Thức ăn của chuột) (Động vật ăn thịt chuột)

Lúa -> Chuột -> Rán

Tương tự:

Sâu ăn lá —» Bọ ngựa —» Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống -» Lợn —> Người

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

10.Dinh dưỡng vi khuẩn

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại sinh ?

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

11.Vai trò của vi khuẩn

Trong thiên nhiên :

- Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

Trong

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

- - Vi khuẩn lên men có thể dùng làm sữa chua, muối dưa, cà ...

- Trong công nghệ sinh học: sản xuất protein, vitamin, làm mì chính, làm sạch nước ...

12.Cấu tạo của nấm rơm

Hình dạng và cấu tạo của nấm rơm:

- Hình dạng:

+ Mũ nấm.

+ Các phiến mỏng.

+ Cuống nấm.

+ Các sợi nấm.

- Cấu tạo:

+ Gồm 2 phần:

Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng. Phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.

II/ Tự luận

1.Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người

- TV cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người

- TV còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật , kể cả con người

- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số loài động vật( đặc biệt là chim)

- Tv đc chế làm thuốc chữa bệnh cho con người

- TV cho con người gỗ để sinh hoạt , sản xuất

- TV ngăn cản gió , bão , ....

- TV đc làm cảnh , mua vui , tạo thu nhập cho con người

2.Bảo vệ sự đa dạng thực vật :

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm.

Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
24 tháng 4 2018 lúc 14:28

Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống ở chỗ ẩm ướt?

TL:

Vì:

Rêu chưa có rễ chính thức. Thân và lá chưa có mạch dẫn \(\Rightarrow\) Vì vậy chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan vào cơ thể phải thực hiện qua cách thấm qua bề mặt.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 4 2018 lúc 16:05

Bất cứ cây nào cũng cần có nước để sống , nhưng rêu chưa có rễ , chưa có mạch đẫn hoàn chỉnh nên rêu buộc phải sống ở chỗ ẩm ướt để nước thẩm thấu qua bề mặt của rêu.

Bình luận (0)
Phạm Bùi Ái Xuân
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 4 2018 lúc 9:54

Câu 1

- Hạt do noãn phát triển thành

- Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả có chức năng bảo vệ hạt và phát tán hạt.

-hạt gồm: phôi và nội nhũ (chất dự trữ)

Câu 2

Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quá).

Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo.

Câu 3

Cây có hoa là 1 thể thống nhất vì :
- Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
- Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnhhưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
Ví dụ : Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nướccủa rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnhhưởng đến sự ra hoa, kết quả và tạo hạt.

Câu 4 Dương xỉ và Rêu sinh sản bằngbào tử.

Câu 5

-Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.

-Vì hạt của cây hạt trần nằm trần trên lá noãn rất dễ rơi ra để phát tán nên gọi là hạt trần

Câu 6

+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

vd cây dừa cạn, cây bưởi, cây rẻ quạt, cây lúa, cây ngô,..

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

vd cây ớt, cây cà chua, cây rau muống, cây đậu xanh,...

Câu 7

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài .Loài là bậc phân loại cơ sở

Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Khai thác rừng quá mức
- Ở các vùng còn đốt rừng làm nương
- Chưa có sự quản lí chặt chẽ của các chính quyền
- Còn tồn tại nhiều lâm tặc :')
- Ý thức của người dân chưa tốt
- Do thiên tai, cháy rừng
=> Đa dạng thực vật ở VN bị giảm sút.

Biện pháp

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Câu 8 Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Lợi ích của vi khuẩn:

- Phân hủy xác động, thực vật thành muối khoáng để cây sử dụng.

- Góp phần hình thành than đá, dầu mỏ.

- Có ích trong công nghiệp và nông nghiệp.

Tác hại của vi khuẩn:

- Gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.

- Gây thối rữa, làm hỏng thức ăn.

- Làm ô nhiễm môi trường.

Bình luận (2)
Nguyễn Duy Khang
21 tháng 4 2018 lúc 14:10

1. Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành? Hạt gồm những bộ phận nào?

- Quả do bầu nhụy tạo thành.

- Hạt do noãn tạo thành.

- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ.

2. Quả được chia thành mấy loại? Mỗi ***** 3 VD

* Có 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt.

- Quả khô là khi chín vỏ khô, cứng và mỏng. VD: quả cải, quả đậu Hà Lan, quả chò,...

+ Có 2 loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả sẽ tự nứt ra. VD: quả cải, quả bông, quả đậu,...

+ Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả sẽ không nứt ra. VD: quả ớt, quả chò, quả bồ kết,...

- Quả thịt khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. VD: quả cà chua, quả dưa hấu, quả xoài,...

+ Có 2 loại quả thịt: quả mọng và quả hạch.

+ Quả mọng: bên trong chứa đầy thịt quả. VD: quả chuối, quả đu đủ, quả cà chua,...

+ Quả hạch: có hạch cứng bao lấy hạt. VD: quả táo, quả mơ, quả mận,...

3. Vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất?

Nói cây có hoa hoa là một thể thống nhất vì:

Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức nặng trong mỗi cơ quan.

Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

4. Rêu, dương xỉ sinh sản bằng bộ phận nào?

- Cơ quan sinh sản: túi bào tử.

- Sinh sản: bằng bào tử.

5. Nêu cơ quan sinh sản của thông? Vì sao thông được gọi là cây hạt trần?

- Cơ quan sinh sản là nón. Có 2 loại nón: nón cái và nón đực.

- Cây thông đucợ gọi là cây hạt trần vì: cây thông không có quả, hạt nằm trong lá noãn hở nên gọi là cây hạt trần.

6. Phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? Mỗi ***** 3 VD

Đặc điểm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm
Rễ chùm cọc
Thân cỏ, cột gỗ, leo, bò, cỏ
Gân lá song song, hình cung hình mạng
Số cánh hoa 3 hoặc 6 cánh 4 hoặc 5 cánh
Chất dinh dưỡng chứa trong phôi nhũ lá mầm
Phôi của hạt có 1 lá mầm 2 lá mầm
VD cây lúa, cây ngô, cây tre,... cây su hào, cây ớt, cây xoài,...


7. Thực vật được phân thành những bậc nào? Nguyên nhân gây suy giảm sự đa dạng thực vật ở VN? Nêu biên pháp để bảo vệ sự đa dạng của VN?

- Phân thành: Ngành - Lớp - Bộ - Họ- Chi - Loài

Nguyên nhân:

- Chặt phá cây xanh.

- Đốt rừng.

- Khai thác rừng bừa bãi.

- Người dân ý thức kém.

- ...

Biện pháp:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.

- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

8. Vi khuẩn dinh dương bằng cách nào? Vi khuẩn có lợi, có hại như thế nào?

Vi khuẩn dinh dưỡng qua 2 hình thức: kí sinh và hoại sinh.

Vi khuẩn có lợi:

- Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

- Góp hình thành than đá.

- Có ích trong nông nghiệp và công nghiệp.

- Vi khuẩn lên men làm sữa chua.

- ...

Vi khuẩn có hại:

- Làm hư hỏng thức ăn.

- Gây bệnh cho con người và động vật.

- ...

Bình luận (1)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
21 tháng 4 2018 lúc 14:53

1. Chức năng của các bộ phận của hoa ?

- Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhụy và nhị.

- Nhị có nhiều bao phấn chứa hạt phấn, mang tế bào sinh dục đực.

- Nhụy có bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

- Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

2. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính ?

Hoa lưỡng tính: là hoa có nhị và nhụy trên cùng 1 cây.

Hoa đơn tính:là hoa có nhụy hoặc nhị trên 1 cây.

3. Hạt gồm những bộ phận nào ?

Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

Phôi gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ.

Bình luận (0)
❤Cô nàng ngốc ❤
21 tháng 4 2018 lúc 17:08

1.

- Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhụy và nhị.

- Nhị có nhiều bao phấn chứa hạt phấn, mang tế bào sinh dục đực.

- Nhụy có bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

- Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

2.

Hoa lưỡng tính: là hoa có nhị và nhụy trên cùng 1 cây.

Hoa đơn tính:là hoa có nhụy hoặc nhị trên 1 cây.

3.

Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

Phôi gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ.

Bình luận (0)
Đức Hoàng
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
9 tháng 5 2017 lúc 19:53

Câu 2 :

a) Có lợi : lm thực phẩm , lm thuốc , .....

b) Có hại ;
+) Gây rối loạn tiêu hóa

+) Tê liệt hệ thần kinh trug ương

+) Tử vong

+) Một số nấm kí sinh trên cơ thể thực vật lm thiệt hại mùa màng

Bình luận (1)
Pham Thi Linh
24 tháng 4 2018 lúc 16:09

Em tham khảo câu trả lời của 1 số bạn như bảng dưới nha!

Vi khuẩn

Nấm

Địa y

Môi trường sống

Khắp nơi: trong đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật khác.

- Các chất hữu cơ (cơm, bánh mì thiu, rơm rạ mục..).

- Trong cơ thể người, động thực vật.

- Trên đá.

- Trên thân các cây gỗ.

Lối sống

- Dị dưỡng:

+ Hoại sinh trên xác động, thực vật.

+ Kí sinh trên các cơ thể sống khác.

- Một số ít tự dưỡng

Dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh.

Cộng sinh giữa Nấm và Tảo.

Hình dạng và tổ chức cơ thể

- Đơn bào. Kích thước rất nhỏ bé.

- Hình dạng : cầu, que, xoắn, phẩy

- Đơn bào.

- Sợi phân nhánh (có hoặc không có vách ngăn giữa các tế bào).

- "Cây nấm" gồm nhiều sợi đa bào kết họp với nhau gồm mũ nấm và cuống nấm.

- Dạng bản mỏng.

- Dạng vảy.

- Dạng sợi.

Đặc điểm cấu tạo

Không có nhân điển hình, hầu hết không có diệp lục, một số có roi di chuyển được.

- Có nhân.

- Không có chất diệp lục

Gồm tảo và sợi nấm.

Đặc điểm sinh sản

- Phân đôi tế bào.

- Sinh sản rất nhanh.

- Sinh sản bằng bào tử.

- Bào tử nằm trong các phiến hoặc trong túi bào tử.

Giống sinh sản sinh dưỡng.

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Nhi
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
9 tháng 5 2017 lúc 20:13

Cách dinh dưỡng: Vi khuẩn chủ yếu dinh dưỡng, dị dưỡng bằng 2 cách:

c1: sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động thực vật đang phân hủy ﴾ hoại sinh﴿ .

C2: sống nhờ trên các cơ thể sống khác ﴾ kí sinh ﴿.

Sinh sản = cách phân đôi cơ thể

VAI TRÒ

*Vai trò trong thiên nhiên

+Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng

+Phân hủy chất hữu cơ thành cacbon ﴾ than đó và dầu dừa﴿

* Vai trò trong nông nghiệp và công nghiệp

+Vi khuẩn cộng sinh ở rễ cây họ đậu rạo nốt sần có khả năng cố định chất đạm

+vi khuẩn lên men chua , tổng hợp P , vitamin b12 , axit glutamic,.

Bình luận (1)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 4 2018 lúc 18:41
Cấu tạo rêu Cấu tạo dương xỉ
Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rễ thật, có thân, lá, có mạch dẫn.
Sinh sản rêu Sinh sản dương xỉ
Sinh sản bằng bào từ, cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Sinh sản bằng bào tử,

Môi trường sống rêu

Môi trường sống dương xỉ

Những nơi ẩm ướt Những nơi ẩm ướt
Bình luận (1)
Sarah
24 tháng 4 2018 lúc 4:46
Cấu tạo rêu Cấu tạo dương xỉ
Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rễ thật, có thân, lá, có mạch dẫn.
Sinh sản rêu Sinh sản dương xỉ
Sinh sản bằng bào từ, cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Sinh sản bằng bào tử,

Môi trường sống rêu

Môi trường sống dương xỉ

Những nơi ẩm ướt Những nơi ẩm ướt
Bình luận (0)