Ôn tập địa lý lớp 10

Trang Pii
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
10 tháng 1 2018 lúc 9:38

Sơ đồ tư duy là sự tóm tắt lại các ý chính của bài học bằng tư duy của mỗi người và theo cô em nên tự vẽ ra sơ đồ tư duy của riêng mình thì sẽ nhớ lâu và dễ hiểu.

Sau khi vẽ xong em có thể đăng lên học24 để cô và các bạn góp ý, cùng học tập nhé!

Bình luận (0)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
22 tháng 2 2018 lúc 18:50

GIỜ ĐỊA PHƯƠNG:
giờ được xác định riêng cho mỗi địa phương nằm ở một độ kinh xác định. Những nơi nằm trên cùng một kinh tuyến (cùng độ kinh), góc của giờ Mặt Trời (hay góc giờ của điểm xuân phân) có giá trị như nhau. Nếu hai nơi khác nhau có hiệu số độ kinh, thì góc giờ của một thiên thể nào đó quan sát tại hai nơi ấy cùng một thời điểm vật lí cũng khác nhau. Vd. Hà Nội có độ kinh 105°52', Hải Phòng có độ kinh 106°43', thì GĐP Hải Phòng lớn hơn GĐP Hà Nội là: 106o43' - 105o52' = 51' = 3 phút 24 giây. GĐP chỉ có ý nghĩa trong quan trắc thiên văn, không thích hợp với đời sống bình thường.
-GIỜ QUỐC TẾ:
để thống nhất giờ giao dịch cho các nước trên toàn thế giới, năm 1884, Hội Đo lường Quốc tế đã nhất trí lấy giờ múi số 0 là giờ chung và được gọi là GQT hay GMT (Greenwich mean time - giờ trung bình ở Grinuych).

-GIỜ Trái Đất : Trái Đất được chia thành 24 múi, giới hạn bởi 24 kinh tuyến nằm cách đều nhau (cách nhau 15° hay 1 h). Các địa phương nằm trong cùng một múi dùng thống nhất một giờ.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
22 tháng 2 2018 lúc 18:54

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.



Bình luận (0)
Tạ Huỳnh Thanh Thủy
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 16:07

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)

Câu 1: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy:

A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp B. Bắc – Nam

C. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao D. Nam – Bắc

Câu 2: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm:

A. 0,6°C B. 1°C C. 1,6°C D. 0,06°C

Câu 3: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp:

A. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30°C

B. Không tăng, không giảm

C. Tăng lên

D. Giảm đi

Câu 4: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Các khối khí được chia thành kiểu lục địa và hải dương là dưa vào các đặc tính về nhiệt độ của nó

B. Mỗi bán cầu trên Trái Đất có bốn khối khí chính

C. Các khối khí có sự phân bố theo vĩ độ tương đối rõ

D. Khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo rất ít

Câu 5: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là:

A. Hệ thực vật B. Nguồn nước C. Thảm thực vật D. Rừng

Câu 6: Sóng thần là:

A. Sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo

B. Do mẹ thiên nhiên nổi giận

C. Sóng cao dữ dội, khoảng 20 – 30m

D. Sóng xuất hiện bất thần

Câu 7: Giới hạn dưới của sinh quyển là:

A. Đáy đại dương (ở đại dương) và đáy của tầng phong hóa (ở lục địa)

B. Độ sâu 11km

C. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất

D. Giới hạn dưới của vỏ lục địa

Câu 8: Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là:

A. Sông Nin B. Sông Amadôn

C. Sông Trường Giang D. Sông Missisipi

Câu 9: Hãy tính độ cao h của đỉnh núi ( đơn vị: km ) ?

Biết rằng: Bên sườn A của núi có gjó từ biển mang không khí ẩm từ biển thổi đến, gây mưa. Gió nầy vượt qua đỉnh núi, khi qua sườn B của núi: trở nên nóng khô. Nhiệt độ: dưới chân núi thuộc sườn A là 25°c và dưới chân núi thuộc sườn B là 45°c.

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 10: Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là:

A. Tây Nam ở cả 1 bán cầu

B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam

C. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam

D. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu

Câu 11: Frông khí quyển là:

A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí

B. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa

C. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau

D. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến

Câu 12: Vào thời gian đầu đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:

A. Địa cực lục địa B. Ôn đới lục địa

C. Ôn đới hải dương D. Chí tuyến lục địa

Câu 13: Dao động thủy triều lớn nhất khi:

A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng

B. Trái Đất nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất

C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm trên cùng một mặt phẳng

D. Bán cầu bắc ngã về phí Mặt Trời

Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:

A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa

B. Chí tuyến hải dương và xích đạo

C. Chí tuyến lục địa và xích đạo

D. Bắc xích đạo và Nam xích đạo

Câu 15: Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào lúc :

A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều B. Mùa thu là mùa bắt đầu có tuyết rơi

C. Mùa đông là mùa mưa nhiều D. Mùa xuân là mùa tuyết tan

Câu 16: Do mất hết hơi ẩm ở sườn đón gió → qua bên sườn đón gió, không khí trở nên khô và cứ xuống 100 mét: t°c lại tăng:

A. 0,4°c B. 0,6°c C. 0,8°c D. 1°c

Câu 17: Frông ôn đới(FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí:

A. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương B. Địa cực và ôn đới

C. Ôn đới và chí tuyến D. Địa cực lục địa và địa cực hải dương

Câu 18: Quyển chứa toàn bộ sự sống của trái đất gọi là:

A. Thạch quyển B. Sinh quyển

C. Thổ nhưỡng quyển D. Khí quyển

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là:

A. Núi lửa phun dưới đáy biển B. Động đất dưới đáy biển

C. Bão lớn D. Gió mạnh

Câu 20: Khi trong lục địa hình thành áp cao, ngoài đại dương hình thành áp

thấp → Gió từ lục địa thổi ra đại dương gọi là loại gió gì ?

A. Gió mùa: mùa hạ B. Gió mùa: mùa đông

C. Gió đất D. Gió biển

Câu 21: Câu nào dưới đây không chính xác:

A. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

B. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều nằm ngang

C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do động đất dưới đáy biển

D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió

Câu 22: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về:

A. Tốc độ di chuyển B. Độ dày

C. Thành phần không khí D. Tính chất vật lí

Câu 23: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Gió thường xuất phát từ các áp cao

B. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp

C. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính

D. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến

Câu 24: Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là:

A. Tc B. TC C. Tm D. TM

Câu 25: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là:

A. Đất B. Nguồn nước C. Khí hậu D. Địa hình

Câu 26: Giới hạn phía trên của sinh quyển là:

A. Giới hạn trên tầng đối lưu B. Nơi tiếp giáp tầng ôdôn

C. Nơi tiếp giáp tầng iôn D. Đỉnh Evơret

Câu 27: Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố:

A. Nhiệt độ và độ ẩm không khí.

B. Nhiệt độ và áp suất không khí.

C. Độ ẩm không khí và áp suất không khí.

D. Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng.

Câu 28: Thủy triều lớn nhất khi nào ?

A. Trăng tròn B. Trăng Khuyết

C. Không Trăng D. Trăng Tròn hoặc không trăng

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị so sánh và nhận xét về độ che phủ rừng của nước ta qua các năm

Năm

1943

1975

1990

2005

Độ che phủ rừng (%)

42,4

29,1

27,9

37,6

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 16:07

De thi hoc ki 1 mon Dia li 10 - So GD&DT Vinh Phuc nam 2016-2017 co dap an

Bình luận (0)
Phong Nguyễn Thế
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
26 tháng 10 2017 lúc 20:48

Để làm được bài này trước hết em cần tính múi giờ của các địa điểm theo công thức tính múi giờ:

*Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150

*Ở Tây bán cầu: 2 cách

Cách 1: m= (3600 - Kinh tuyến Tây): 150

Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150

Áp dụng ta có:

-Địa điểm có kinh độ 30o Đ ở múi giờ: 30:15 = 2

-Việt Nam ở múi giờ số 7 do đó hai địa điểm sẽ chênh lệch nhau 5 giờ

- Khi Việt Nam là 10h ngày 1/3/2008 thì địa điểm ở 30o Đ là: 10 – 5 = 5 giờ ngày 1/3/2008

Các địa điểm còn lại làm tương tự nhé.

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Tu Thanh
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 1 2018 lúc 14:44

*nhật là một nước có nền kinh tế phát triển lâu dài tuy lãnh thổ nhỏ nhưng họ có yếu tố con người biết áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất kinh tế và đánh mạnh vào một ngành như cơ khí.
trung quốc là nươc phát triển đa thành phần kinh tế họ xuất khẩu khắp thế giới các mặt hàng như may mặc giá cực kỳ rẽ và họ đưa người đi khắp thế giới để học hỏi sau đó trở về phục vụ cho đất nước hiện nay họ là nước đang trên đà đi lên về kinh tế cao nhất thế giới.
bài học cho sự phát triển kinh tế là biết áp dụng cái mới của khoa học kỹ thuật đầu tư con người một cách chính xác và lâu dài nắm bắt thời cơ trong tiến trình hội nhập xác định đúng hướng ngành kinh tế mũi nhọn.

* Vì người Nhật sớm mở cửa để người Tây phương vào buôn bán, sớm học hỏi khoa học kỷ thuật của người phương Tây và đưa khoa học kỷ thuật vào sản xuất hàng hóa để canh tân nước Nhật. Đây là đường lối , chính sách của Minh Trị Thiên Hoàng . Nhưng cũng nhờ vào may mắn : khi Nhật đầu hàng vô điều kiện phe đồng minh vì bị thả 2 trái bom nguyên tử ở 2 thành phố trong thế chiên thứ 2 , thì Nhật không có quyền tổ chức quân đội, mà Mỹ phải bảo đảm độc lập cho Nhật , nên tất cả ngân sách Nhật chỉ dồn vào phát triễn kinh tế chứ không cho quốc phòng .

Bình luận (0)
Nguyễn Như Hương
Xem chi tiết
O=C=O
27 tháng 12 2017 lúc 19:56

Vì:

Bán đảo Ả Rập tiếp giáp với biển Đỏ về phía tây và tây nam, vịnh Ba Tư về phía đông bắc,Levant về phía bắc và Ấn Độ Dương về phía đông nam.

Vùng biển xung quanh bán đảo Ả Rập nhìn chung là vùng biển nhiệt đới. Vì vậy thời tiết nóng

Bình luận (0)
Nguyễn Trân
Xem chi tiết
Thành Sion
27 tháng 12 2017 lúc 5:24

Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.

Bình luận (0)
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Đào Ngọc Hoa
Xem chi tiết
Mysterious Person
27 tháng 12 2017 lúc 20:53

Ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất dối với phát triển nông nghiệp:

+ Đất mùn núi cao tầng đất thường mỏng, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp.

+ Đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả, hình thành các đồng cỏ đế phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê có ý nghĩa sản xuất lương thực, thực phẩm, phát triển cây công nghiệp hàng năm.

+ Đất mặn ven biển phát triển cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản.

Bình luận (0)
Phương Nhi
Xem chi tiết
Sáng
16 tháng 12 2016 lúc 20:08

Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành: trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn), đất đen được hình thành,...

Bình luận (0)