Phân tích đoạn thơ thứ 2 để cảm nhận về tâm thư của người cách mạng( viết đoạn văn ngắn thôi ạ)
Phân tích đoạn thơ thứ 2 để cảm nhận về tâm thư của người cách mạng( viết đoạn văn ngắn thôi ạ)
TK
Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng và trưởng thành theo cách mạng. Thơ của Tố Hữu là sự pha trộn hài hòa giữa chất trữ tính và chính trị. Ông cho ra đời rất nhiều tác phẩm thơ sống mãi và nổi tiếng như Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận, Máu và Hoa… Một trong những tác phẩm nổi tiếng trong tập thơ của Tố Hữu phải kể đến Từ Ấy. Từ Ấy là tác phẩm mở đầu con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Bài thơ cũng là chân lý sống của tác giả thông qua lý tưởng cách mạng. Đặc biệt ở hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện rõ những vấn đề trong bài.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Mọi người đều có những giây phút trọng đại của cuộc đời và có những cảm xúc riêng hạnh phúc khôn tả. Trong tình yêu, hạnh phúc là khi yêu và được yêu, trong tình cảm gia đình, hạnh phúc là khi có mẹ có cha ở bên... Có thể nói, hạnh phúc với mỗi người là khác nhau nhưng đều chung một cảm giác, đó là tuyệt vời, là nắng ấm dịu dàng. Và với Tố Hữu, thì hạnh phúc tuyệt vời lúc này đây chính là gặp được lý tưởng cách mạng, khiến cho tâm hồn của tác giả như nở hoa, hạnh phúc không thể thốt thành lời.
“Từ ấy” là một khoảng thời gian không xác định nhưng nó cũng có nghĩa là rất lâu rồi, từ khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc nhận ra chân lí của cuộc đời mình. Đó là khoảnh khắc tác giả thấy được ánh sáng cách mạng, thấy được con đường cứu nước đúng đắn và ông tin theo nó. Mặt trời ở đây chính là mặt trời chân lý, ánh sáng cách mạng.
Nếu trái đất tồn tại được vì có ánh sáng của mặt trời soi sáng, khiến cho vạn vật đâm chồi nảy lộc, sự sống hình thành. Thì ánh sáng cách mạng cũng chính là mặt trời rọi chiếu vào trái tim tác giả, khiến cho trái tim, khối óc của người chiến sĩ như bừng sáng, xóa tan đi mọi u tối và tìm được cho mình con đường đi đúng đắn. Vì vậy, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng lúc này đây mới rộn ràng tiếng chim, đậm hương thơm và là một vườn hoa lá. Tâm hồn hay chính xác là niềm vui, niềm vui khôn xiết. Ánh sáng cách mạng rọi chiếu khiến cho trái tim người cộng sản rạo rực, hạnh phúc khôn tả không khác gì tình yêu đôi lứa và có lẽ còn cao hơn cả tình yêu. Đó là tình yêu lí tưởng, tình yêu cách mạng dành cho dân tộc, cho đất nước.
Khi bạn đang bế tắc trước cuộc đời, con đường đi tăm tối không biết nên đi hướng nào cho đúng, bạn gặp được chân lí cuộc đời, gặp được ánh sáng dẫn bạn đi đúng hướng thì còn gì tuyệt hơn. Và người chiến sĩ cách mạng cũng vậy.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Sau những giây phút sung sướng nhận ra lý tưởng cuộc đời và cần phải đi, người cộng sản phải xác định một tâm thế, một hành động thật xứng đáng. Đó chính là trách nhiệm đối với cuộc đời, những kiếp người khốn khổ.
Tác giả sử dụng động từ “buộc” cho thấy sự chủ động, ràng buộc và xóa đi cái tôi cá nhân, thay vào đó là cái tôi hướng đến những kiếp người. Sự hẹp hòi ích kỉ không có mặt ở đây. Trên con đường cách mạng mà người chiến sĩ đã lựa chọn chỉ có sự hi sinh, đồng lòng, đoàn kết và thấu hiểu. Tác giả tự cho mình là con của mọi nhà, là anh của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ… Tác giả đã “buộc” nghĩa là dứt khoát, mạnh mẽ, lí trí sáng suốt cuộc đời mình với người dân. Dù đó là ai, thì người chiến sĩ cách mạng cũng sẽ hết lòng phụng sự. Đây chính là tinh thần tự nguyện, tình nhân ái làm cho mỗi người hòa vào cuộc đời và trở thành con người theo nghĩa của nó.
Khi con người đoàn kết, sống vì nhau sẽ tạo nên một khối thống nhất. Có lẽ vì vậy mà dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã có thể “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” vì tình tương thân tương ái, hòa quyện vào nhau. Và có lẽ, chính những con người cộng sản ấy đã là sợi dây kết nối vô hình để gần gũi hơn với những mảnh đời bất hạnh, để hiểu và dẫn dắt họ đứng lên, đấu tranh tìm hạnh phúc.
Từ ấy là bản đàn dạo vui đầu tiên của người cộng sản khi gặp ánh sáng cách mạng. Trong hai khổ thơ đâu cũng chính là niềm vui, là trách nhiệm cao cả mà người chiến sĩ cảm nhận và thấy được. Tâm hồn bừng sáng cũng là lúc trái tim lí trí phải mạnh mẽ, dứt khoát và quyết tâm. Cho dù con đường đó chông gai khó khăn nhưng vẫn tiến về phía trước để thay đổi những cuộc đời bất hạnh.
“Khi con tu hú gọi bầy”
a. Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng.
b. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ?
c. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao ?
d. Viết đoạn văn lập luận (khoảng 10 câu ) theo phép lập luận tổng phân hợp để làm rõ tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở bốn thơ câu cuối. Trong đoạn văn có sử dụng cảm thán (gạch chân và chú thích)
e. Khi nhận xét về đoạn thơ vừa chép, có ý kiến cho rằng: “Sáu câu thơ với âm hưởng da diết, náo nức đã thực sự vẽ ra một bức tranh ngôn từ rất đẹp về cảnh thôn quê sinh động, tràn đầy sức sống khi hè về”. Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu làm rõ ý kiến trên
mình cần gấp ạ ;(
Kể tên 1 văn bản khác trong Ngữ Văn 8 có cùng cách mở đầu và kết thúc như bài Khi Con Tu Hú
Viết đoạn văn khoảng 10 -12 câu theo hình thức Tổng -Phân -Hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán, gạch chân, chú thích rõ.
Giup mk voi a :>
Tk:
Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.
Màu sắc nào không xuất hiện trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu?
A. Màu vàng của bắp.
B. Màu hồng của nắng.
C. Màu xanh của bầu trời.
D. Màu tím của hoa sim.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
2. Tìm hai câu cảm thán được sử dụng trong đoạn thơ này. Giải thích lí do.
3. Mở đầu bài thơ là câu thơ "Khi con tu hú gọi bầy", kết thúc bài thơ là "Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!", theo em, việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?
tham khảo
Câu 1 : Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ,khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.Thuộc thể thơ lục bát
Câu 2: Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu cảm thán .Vì câu thơ thể hiện tâm trạng bức bối ,ngột ngạt muốn thoát khỏi trốn ngục tù trở về chốn tự do để cùng với đồng đội của mình hoạt động cách mạng
Câu 3: Việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy không chỉ nhằm khẳng định âm thanh tiếng chim gọi hè mà còn khẳng định tiếng gọi của tự do thúc giục ,dục dã ,thôi thúc người chiến sĩ
hơi mờ thông cảm ạ
cần gấp ạ
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính
câu 2:Xét theo mục đích nói các câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì
câu 3:Qua hình ảnh mùa hè: tiếng tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn râm, ve ngân, nắng Đào, trời xanh, diều sáo,...em thấy cảnh mùa hè như thế nào
câu 4:Thông điệp nào được tác giả nói đến qua đoạn trích
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thiên nhiên
tk
Những câu thơ trên đã vẽ ra một bức tranh mùa hè thật bình yên và tươi đẹp. Chúng ta vẫn luôn luôn biết rằng khi mà tiếng tu hú gọi bầy đã mang nhà thơ đến với khung trời lồng lộng ở bên ngoài. Vì trong hoàn cảnh nhà thơ đang trong tù nên càng thấy sự ngột ngạt của nhà tù và càng cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim chính là yếu tố mà đưa cảm xúc của nhà thơ dâng trào mãnh liệt vô cùng. Có chăng mọi âm thanh nhưng đang rất gần với nhà thơ Tố Hữu. Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân. Đoạn thơ ngoài việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động còn cho thấy khao khát tự do của người tù Cách mạng.
Tham khảo :Những câu thơ trên đã vẽ ra một bức tranh mùa hè thật bình yên và tươi đẹp. Chúng ta vẫn luôn luôn biết rằng khi mà tiếng tu hú gọi bầy đã mang nhà thơ đến với khung trời lồng lộng ở bên ngoài. Vì trong hoàn cảnh nhà thơ đang trong tù nên càng thấy sự ngột ngạt của nhà tù và càng cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim chính là yếu tố mà đưa cảm xúc của nhà thơ dâng trào mãnh liệt vô cùng. Có chăng mọi âm thanh nhưng đang rất gần với nhà thơ Tố Hữu. Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân. Đoạn thơ ngoài việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động còn cho thấy khao khát tự do của người tù Cách mạng.
Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận cuả em về đoạn thơ trên, trong đoạn có dùng 1 câu bị động (Gạch chân) 6 câu trong bài KHI CON TU HÚ