Theo Xuân Diệu , Tràng Giang là bài thơ :" Ca hát non sông đất nước do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc"
Làm rõ nhận định trên
Theo Xuân Diệu , Tràng Giang là bài thơ :" Ca hát non sông đất nước do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc"
Làm rõ nhận định trên
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hơi thở cổ điển là đúng, bởi sông lớn là giang san bền bỉ muôn đời. Duy câu thứ tư thì hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sống sít, là cải một cành trôi đi trên sông.
“lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.
Tâm lý của thơtrữ tìnhcông khai nói chung trước cách mạng là nói nỗi buồn;Huy Cậncũng muốn làm nổi bật cái “dài”, “rộng” và “cô liêu”, cho nên phủ định, đến cả một chuyến đò ngang, đến cả một chiếc cầu, chỉ có bờ bờ bãi bãi. Và đây là tâm trạng trước cách mạng: “bèo dạt, hoa trôi”, những số kiếp con ngời trôi dạt trên con sông Thời gian:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Bốn câu kết:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
điệp điệp, song song, rồi lớp lớp, lại nhắc cái trang nghiêm của hai câu thơ mở đầu, bởi đây là không khí của sự lớn lao.
“Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa”.
Ở nửa trên bài: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”, trưa đã ngả sang chiều, nhưng còn nhiều ánh sáng lắm, có vậy mới thấy được thật xa, mênh mông; đoạng cuối bài thì là càng gần về hoàng hôn, con chim đang xoè cánh bay, bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh, lệnh cánh: cũng là lúc:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
Câu thơThôi Hiệu: “Yên ba giang thượng sử nhan sầu” (Tản Đàdịch: “Trên sông khóisóngcho buồn lòng ai”),do đó.Huy Cậnnói cao độ hơn: có khói trên sông, đã đành là nhớ nhà; ở đây nhớ nhà cao độ, không cần phải có khói hoàng hôn mới gợi nhớ - Cả bài thơ thúc lại ở hai câu kết này; cái điệp từ cuối cùng “dờn dợn” nói lòng quê bát ngát mênh mông, sông càng vời rộng, càng nhớ quê hương. “Tràng giang” là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn, Tổ quốc. (Xuân Diệu)
Điểm cao trong luồng thơ tạo vật với tâm tình này chắc hẳn là bài “Tràng giang”; thiên nhiên tạo vật ở đây là đất nươc rồi, đất nước của ta. Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà “thơ mới”. Vào một cách dõng dạc đàng hoàng, vì đây là “đại giang”, là sông lớn, ví dụ như sông Hồng; làtràng giang; rộng, bao gồm cả trường giang; dài; sầu trăm ngr chứ không phải ít ngả, vì là sông lớn.
so sánh 2 câu cuối của bài thơ tràng giang với 2 câu thơ của thôi hiệu(trong sgk lun)
m.n giúp e nhanh nhé thứ 6 e nộp bài r
từ nỗi lòng của tác giả trong khổ cuối bài thơ tràng giang e có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương đất nước.(7 đến 10 dòng)
Hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gủi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của HUy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi HIệu:
Trên sông khói sóng cho buồn long ai
Là sóng của sông hay là sóng trong long người
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh.Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.
phân tích bàn về Huy Cận, Xuân Diệu có nhận xét: 'huy Cận một tâm hồn đặc biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói nhớ, hay làm thing để men lòng càng rạo rực hơn nữa...". Qua bài thơ Tràng Giang và hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Qua bài thơ " tràng giang" em hình dung như thế nào về nhân vật trữ tình (nhà thơ huy cận)
Nhân vật trữ tình mang nỗi sầu vạn cổ, niềm yêu nước thầm kín.
Câu 1: Những hiểu biết của em về phong trào Thơ mới?
Tham khảo!
--
Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…
Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.
Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.
Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.
Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.
Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.
Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.
Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.
Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.
Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.
Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.
Nguồn: Vanhocquenha
Câu 2: Lí do mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đặt danh cho Xuân Diệu “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”?
Câu 3: Trong 4 câu thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng gì? So sánh với Lưu biệt khi xuất dương ( Phan Bội Châu) để thấy được nét giống và khác nhau.
Câu 4: Đoạn từ câu thơ 5- > 11:Xuân Diệu đã tìm thấy một thiên đường trên mặt đất, đó là mùa xuân. Hãy chi ra sự cảm nhận độc đáo , mới mẻ của nhà thơ về mùa xuân đó.
Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông luôn dạt dào tình cảm, khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó phải kể đến bài thơ “Vội vàng” trí từ tập “Thơ thơ”. Tác phẩm viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này khi đến với khổ thứ 2 của bài thơ.
Ở khổ thơ thứ nhất của Vội vàng, Xuân Diệu cho độc giả thấy được bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Độc giả như chìm đắm trong từng vần thơ tinh tế của Xuân Diệu, nhận ra rằng thời gian trôi qua vội vã để lại sự tiếc nuối và lo sợ. Tác giả sử dụng các cặp từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – sẽ già” để biểu thị trạng thái đối lập của thời gian. Trước cảnh xuân tuyệt vời với cỏ hoa, ong bướm, hương sắc quyến rũ của mùa xuân, tác giả cũng tận hưởng cùng thưởng thức đấy thôi, nhưng trong lòng vẫn có một nỗi lo sợ. Sợ rằng mọi thứ sẽ bị thời gian lấy đi, không thể níu giữ được mùa xuân, thanh xuân, tuổi trẻ và cả đời người. Chúng không thể nào quay lại, vậy nên con người cần phải trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, phải vội vàng nếu không sẽ lỡ mất thanh xuân.
“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Mỗi ngày, mỗi tháng trôi qua đời người thêm phần ngắn lại, và khi không còn cảm nhận được mà xuân cũng là lúc đời người không còn nữa, vĩnh viễn rời xa cuộc đời. Dù biết lòng người rộng lớn, còn bao nhiêu ước mơ, hoài bão, sự khát sao ở đấy, nhưng biết làm khi mà lượng thời gian dành cho mình là hữu hạn, không thể kéo dài thời trẻ của dân gian. Cảm nhận được sự thật về thời gian vội vã, nhà thơ càng bất an lo lắng, nghẹn ngào:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Vũ trụ thì bao la, đất trời rộng lớn nhưng con người thì bé nhỏ, đời người hữu hạn làm sao có thể thay đổi được thời gian. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không, thanh xuân đâu thể thắm lại, đâu còn dồi dào nhiệt huyết, sung sức như ngày còn trẻ. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vị thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt, cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất.
Đoạn thơ không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.