Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Magic Kid
Xem chi tiết
Vũ Lê
2 tháng 2 2018 lúc 19:36

Hi bạn, còn nhớ mình ko

vuivui

Bình luận (2)
nam nguyen
21 tháng 2 2017 lúc 9:23

khocroikhocroikhocroi

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:28

Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người.Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.

Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.

Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.

Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.

Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:31

Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.

Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.

Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.

Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.

Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 16:32

* Mở bài:Giới thiệu đồng thời nêu luận điểm "nhug cau tục ngu ...... con nguoi"
* Thân bài: trước hết ta có thể nói rằng, giá trị của một con người ngày càng dc khẳng định trong tục gữ. Như câu:
Một mặt người bằng mừoi mặt của
tôn vinh giá trị của con người vựt lên mọi thứ của cải. .......(bạn phân tích nó ra nhưng đừng quá sâu nha)
....Điều đó cũng đúng với nội dung câu tục ngữ:
Người sống đống vàng (bạn có thể phân tích thêm nhưng theo mình thi` không nên vì đã phân tích ở câu trên rụ, hai cau này tuong tự nhau)
Hay câu
Người ta là hoc đất
khẳng đinh. con người là nhug gì tinh túy nhất của đất trời...(bạn có thể phân tích kĩ hơn tại đây)
Và còn rất nhiều, rất nhiều câu khác (bạn chỉ việc liệt kê các câu mà k0 cần phân tích)
* kết bài: khẳng định lại vấn đề 1 lần nữa...

Bình luận (0)
Thái Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 16:36

d)

Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
Vâng, thật vậy, tình bạn quả thật là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tinh bạn được
Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở đó ta có thể gửi gắm tinh cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu co tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hay hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý. Nhưng để có một tình bạn đẹp và lâu bền thì chúng ta phải làm gì? Vâng, trong tình bạn, chúng ta phải chân thành, vô tư tin tưởng nhau, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thứ thách qua đó tình bạn sẽ ngày càng thân thiết, gần gũi không những thế chúng ta còn phải hiểu nhau, phải thông cảm cho nhau, và không nên vụ lợi đố kị nhau, đó sẽ là một điều không tốt, làm tình bạn tan rã. Lúc ấy, chúng ta sẽ cô đơn, hiu quạnh, cảm thấy buồn tủi vô cùng. Đó như là một qui luật của sống. Qui luật đã thế nhưng còn trong thơ văn, với những áng văn hay, từ ngữ, hình ảnh phong phú, các nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh sinh động về tình bạn cao đẹp. Trong đó tiêu biểu như các tình bạn của Nguyễn Khuyến. Tình bạn của ông đẹp ở chỗ mặc dù ông có một cuộc sống không khá giả cho lắm nhưng bù lại, ông lại có những tình bạn rất đẹp, vượt lên trên những giá trị vật chất khi về già. Phải nói ông thật là hạnh phúc! Hay các tình bạn trong thời xa xưa như tình bạn của: Lưu Bình và Dương Lễ, tình bạn của… Đó đều là những tình bạn đẹp và cao cả. Qua đó cho thấy, tình bạn đã tồn tại từ rất lâu, rất lâu rồi, xuất hiện rất nhiều trong cả các tác phẩm văn học. Phải nói tình bạn cũng là một trong những thứ tình cảm rất quan trọng và rất cần thiết. Đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Có lẽ vì ý nghĩa to lớn đến thế nên khi chúng ta thiếu vắng tình bạn thì cũng là chúng ta mất đi một phần của cuộc sống, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, con người sẽ trở nên cô đơn, lạc lõng, hiu quạnh, những nỗi buồn, niềm vui sẽ không biết phải chia sẻ cùng ai, quả thật là nhàm chán. Đó là của mọi người nhưng đối với tôi, tình bạn còn quan trọng hơn cả, nếu ngày nào đó mà không có tình bạn thì chắc hẳn những ngày ấy sẽ là những ngày buồn tủi nhất trong cuộc đời tôi, lúc ấy tôi sẽ như một người chết, không còn sức mạnh để làm việc nữa, những nỗi buồn sẽ ngày càng chồng chất, buồn càng thêm buồn, tôi chẳng còn nuối tiếc gì với cuộc sống!…..
Qua trên, các bạn cũng có thể thấy tình bạn quả thật là quan trọng, và rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Tình bạn như một mắc xích của cuộc sống, góp phần gắn kết mọi người với nhau tạo nên đoàn kết, tạo nên sức mạnh và quan trọng hơn là tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui!

Bình luận (0)
Tiểu Thư Răng Sún
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
26 tháng 1 2017 lúc 22:34

1.

Dàn ý: *MB:
-Nhận định hiện tại ô nhiễm môi trường là một phần lớn do việc vức rác bừa bãi.
-Vấn đề này đang trở nên bức thiết,được Nhà nước chú tâm và nhân dân đang dần đi trên "con đường" xanh-sạch-đẹp,theo đúng điều kiện của một môi trường an toàn.
*TB:
-Khái niệm môi trường trong sạch~~>để đưa ra đối chiếu.
-Các loại rác đang tồn tại nhiều,nghiêm trạng:bao ni lông,vỏ bánh kẹo,chai lọ,xác chết động vật,giấy vụn,đất cát,...
-Vàc hiện tượng vức rác phổ biến ,nhiều nhất và tác hại nhất là ở chốn công cộng,nơi sinh hoạt và trên đường phố.
~~~> Nêu dẫn chứng cho mỗi loại rác thải có ở nơi trên và xen lẫn cảm xúc,bình luận.
-Nêu ra tác hại nghiêm trọng và có sự ảnh hưởng to lớn đối với môi trường sống,sự phát triển của loài người.
-Con người là cốt lõi của hiện tượng này.Đặc biệt là phần lớn trẻ em thanh thiếu niên,sống nhẹ nhạng,nhanh lẹ nên cũng rất sẵn tay vứt bừa...
-Đánh giá nhận thức của con người hiện nay với những quan điểm chưa tốt,chưa thấu hiểu rõ những tác nhân to lớn từ rác thải "ập"xuống đầu họ.
-Nêu gương những hành động có ý thức bảo vệ môi trường,không xả rác bừa bãi.(Từ mỗi cá nhân đến từng hộ gia đình mở rộng ra xã hội)
-Giáo dục học đường cho học sinh.Tuyên truyền cho người dân,tích cực phản ánh về vấn đề nghiêm trọng này.
-Ngoài ra phải nói thêm đến lối sống"đèn nhà ai nấy tỏ,của nhà ai nấy sài" vô tình khiến con người sống "1 cửa",với 1 tầm nhìn cho riêng mình.Vô tư vứt rác lung tung,bất cứ nơi nào miễn không phải là gia đình,nơi ở của mình.
-Một khu phố văn hóa được xem là tốt ngoài đời sống của người dân còn là một khu phố xanh-sạch-đẹp,không bị rác "xâm chiếm".
-Đặt ra vấn đề giữ gìn môi trường là đang xây dựng đất nước vững mạnh,phát triển,là sự văn minh,tiến bộ,sống có văn hóa.
-Vươn cao ra thế giới,khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong Đông Dương,ở Châu Á và trên cả Thế Giới.~~> Điều đó,khiến chúng ta được chú ý.Số lượng du khách đến thăm,du lịch là bội lần...môi trường góp phần là bề mặt "tươi tốt" giúp Việt Nam hoàn hảo hơn trong mắt bạn bè năm châu.Không thể nào đề rác cứ "sống" mãi cùng chúng ta và du khách lại nghi vấn :"Việt Nam đẹp là vậy sao?Rác bẩn nhiều đến thế cơ à?"...
-So sánh với một số nước khác về vấn đề môi trường như: Singapore chẳng hạn.Từ đó rút ra nhiều hạn chế và khắc phục tốt hơn.
..............................
*KB:
-Khẳng định một lần nữa,ô nhiễm môi trường đang trở nên nóng hổi trên toàn thế giới,với việc vứt rác bừa bãi đang tồn tại hết sức nghiêm trọng.
-không vứt rác đồng nghĩ với bảo vệ môi trường,sức khỏe,thể hiện nề nếp lối sống hiện đại-văn minh
-Nêu nhận xét,đánh giá của bản thân về thực trạng này.Bày tỏ cảm xúc cá nhân và nêu những đóng góp,ủng hộ cho phong trào "vì một môi trường không có rác!"
Bình luận (2)
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
21 tháng 1 2017 lúc 14:13

Có công mài sắt có ngày nên kim:

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiễn nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩ bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt đượ kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ “Có kim mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bình luận (1)
Hoàng Thị Ngọc Anh
21 tháng 1 2017 lúc 14:15

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

BL:

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá.

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 1 2017 lúc 17:58

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu về lối sống, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong kho tàng đó, ta có một câu ca dao nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

“Một cây”, số ít, cho ta hình dung đến sự đơn lẻ, chẳng thểnào làm nên núi, nên non, thành rừng. “Ba cây”, số nhiều, cho ta hình ảnh của nhiều cây, cho rừng cây, cho núi non hùng vĩ, cho sức mạnh. Chụm lại là hành động, là biểu hiện ý chí thống nhất, hợp tác sát cánh bên nhau, là sự gắn bó, đoàn kết. Như vậy là cây ở câu ca dao trên được nhân hóa trở thành con người, trở thành một biểu tượng sống động về nhân dân, nói lên tình yêu thương, đoàn kết.

Từ hình ảnh thiên nhiên là một cây, ba cây, núi, non, cho ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự đồng lòng, đồng sức, sự sát cánh bên nhau của tập thể, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà mỗi cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thểlàm được.

Lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta vừa là nguồn gốc vừa là minh chứng sâu sắc cho bàihọc ấy.

Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng được khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thì sẽ có sức mạnh đểchống độ, đánh đuổi được kẻ thù hùng mạnh. Như ở đời nhà Trần, giặc Nguyên Mông rất mạnh, vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được tới đó. Tiếng hô “Quyết chiến! Quyến chiến!" của các bôlão vang lên khắp điện Diên Hồng không chỉ biểu thị cho tình yêu nước bất khuất mà còn thể hiện sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết toàn dân Đại Việt, quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Từ tiếng hô ấy, khắp nơi nơi, người già haytrẻ con, miền xuôi hay miền ngược, gái cũng như trai đều chung ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Cuối cùng, dù giặc mạnh nhưng quân ta vẫn giành được thắng lợi vẻ vang, tới ba lần thắng giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi.

Đến thời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng dựng cờ khởi nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, với tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn quân của ông đã chiến thắng trở về.

Trong cuộc kháng chiến trường kì đánh đuổi thực dân Pháp, Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn quân, toàn dân một lòng nhất tề đứng lên đánh Pháp: “..Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc..”.

Cuộc kháng chiến trường kì chống đế quốc Mỹ là một bản anh hùng ca về khối đoàn kết toàn dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có vũ khí và trang thiết bị quân sự tôi tân nhất thế giới, nhân dân hai miền Nam Bắc như máu của máu việt Nam, như thịt của thịt Việt Nam đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn hai mươi năm kháng chiến trường kì bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975. Lúc này, nhớ biết bao lời dạy của Bác Hồ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Không những trong chiến đấu bảo vệ tổquốc, sức mạnh của đoàn kết còn được thể hiện trong công cuộc xây dựng tổ quốc, kiến thiết đất nước. Con đê sông Hồng, sông Thái Bình sừng sững như những bức tường thành dài hàng trăm cây sốlà kết tinh từ sức mạnh đoàn kết, chunglưng, đấu cật của biết bao thế hệ, qua bao thời gian. Nhờ công ơn của biết bao thế hệ “chụm lại” mà ta có thành phốcửa biển to đẹp như ngày này.Từ ngày đầu thành lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu với 95% dân sốmù chữ, ngày nay chúng ta đã khẳng định được vị thếcủa mình trên trường quốc tế với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Điều đó khẳng định được tinh thần đoàn kết, sức mạnh đoàn kết của cả đất nước trong mấy chục năm qua. Từ đó, cũng cho thấy được tinh thần đoàn kết quốc tế của đất nước ta, để hợp tác bạn bè quốc tế, nâng cao tiềm lực đất nước, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung toàn cầu...

Ngay trong mỗi gia đình nhỏ nếu mọi người đều biết yêu thương nhau, tôn trọng nhau, giúp đỡ lẫn nhau, gắn kết một lòng thì gia đình luôn hạnh phúc, hoà thuận. Lớp chúng em cũng vậy, khi mọi người đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cùng làm việc gì thì khó đến đâu chúng em cũng hoàn thành, nhưng khi chưa thống nhất được, chưa nhất trí được thì làm việc gì cũng thấy còn nhiều khó khăn.

Tóm lại, câu ca dao của ông cha ta đúc kết lại qua hàng ngàn năm vừa là chân lí, vừa là lời dạy bảo, nhắc nhở đối với mỗi người, mỗi tập thể và với cả dân tộc. Bài học ấy được rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước và luôn cần được ghi nhớ, làm theo trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, tập thể và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Bình luận (0)
duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Đức Huy
10 tháng 1 2017 lúc 20:39

1. Xác định luận điểm:

Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ có hậu quả ngược bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
- Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 1 2017 lúc 19:17

Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ. - Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ. - Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống. - Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ. - Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ. 2. Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn Chớ nên tự phụ. Câu 1:Xác lập luận điểm: - Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa) Câu 3:Xây dựng lập luận: - Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ. - Suy ra tác hại của tự phụ. - Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ. II. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN

Bình luận (0)
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Trần Quốc An
16 tháng 1 2017 lúc 20:26

b) Luận cứ:

Luận cứ trong bài "Chống nạn thất học":

+ Nguyên nhân nạn thất học

+ Sự cần thiết của việc chống nạn thất học

+ Cách chống nạn thất học

+ Một số ví dụ dẫn chứng

Nhận xét: Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm , luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

c) Trình tự:

- Lập luận đi theo trình tự: từ thực trạng -> yêu cầu -> cách khắc phục.

Ưu điểm: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục cho bài văn.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Quỳnh Phạm
12 tháng 1 2017 lúc 20:12

có ai giúp hông

Bình luận (2)
Huy Vuquang
19 tháng 1 2017 lúc 21:32

trong hoc tot co het ban a

Bình luận (2)
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 1 2017 lúc 19:04

1.

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 1 2017 lúc 19:06

2.

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

Bình luận (1)
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Duyên
20 tháng 2 2017 lúc 22:26

So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a. vs các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

- chống nạn thất học

- dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.

- sách là người bạn lớn của con người.

~~~~~~~~**************~~~~~~~~

Kết luận của các lập luận trong những câu trên có liên quan đến các vấn đề xã hội hơn kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a.

Bình luận (2)
TA Đã Bế Tắc
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
17 tháng 1 2017 lúc 20:34

a, Luận cứ: Hôm nay trời mưa.

Kết luận: chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b, Luận cứ: Vì qua sách em học được rất nhiều điều.

Kết luận: Em rất thích đọc sách..

Bình luận (0)