Học kì 2

Nguyễn lê thảo ngân
Xem chi tiết
Sakura Haru
28 tháng 2 2018 lúc 18:08

em sẽ khuyên ko nên sử dụng vì nó có hại cho người sử dụng, những người xung quanh đặc biệt là ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Huy
Xem chi tiết
kurbakaito
1 tháng 2 2018 lúc 20:51

Thông điệp em muốn truyền tải đến mn đó là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ý thức của người dân hiện nay và sự a/h của môi trường đối vs con người

Bình luận (0)
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
7 tháng 2 2018 lúc 16:55

Tham khảo thôi nha:

Bạn thân mến!

Mình thực sự rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với bạn. Mình biết bạn rất khoẻ và hy vọng điều đó sẽ luôn đến với bạn. Mình thấy vui thay cho bạn khi mà bạn không còn biết đến chiến tranh, chỉ biết về điều này trong sách vở. Mình cũng biết rằng đối với bạn mỗi ngày trôi qua là một thử thách và là một cuộc đấu tranh nhưng thay vì cố gắng vượt qua mọi thử thách thì bạn chán chường và than phiền với cuộc sống của mình

Đã có quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều sự khác biệt từ thời gian ấy đến bây giờ. Chiến tranh đã lấy đi của họ mọi thứ: người thân, nhà cửa và cả mạng sống của họ.

Bạn biết đấy, chiến tranh ở Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu ở thời điểm hiện tại. Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam – đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam…

Chiến tranh, dù với lớp nghĩa nào: là cuộc chiến mở rộng ranh giới lãnh thổ, chiến tranh mang danh “vệ quốc” chính nghĩa, hay thực chất là cuộc chiến giành giật vị thế, phô trương sức mạnh, đều có một đích đến chung không thể khác: đẩy nhân loại tiệm cận với màu trời bê bết máu, chặt đứt gãy sợi dây nối kết yêu thương giữa người với người. Nếu để diễn giải chiến tranh trong một cụm từ ngắn gọn, thì hẳn có thể gọi là manh mối dẫn nguồn của tất thảy sự mất mát, đớn đau.

Bạn thân mến, chiến tranh như một cơn bão, cuốn cả người thân, cuốn cả gia đình và cuốn luôn cả một nền kinh tế đang bình ổn, đang phát triển xuống gầm sâu của tiêu cực. Nhà cửa mất, của cải mất, xã hội loạn lạc, kinh tế theo đó lùi lại một bước dài, thậm chí trở về vạch xuất phát đầu tiên với một bàn tay trắng, gầy dựng lại tự đầu sự ổn định ước mơ.

Thử tưởng tượng, nếu không phải kiên trì gánh gồng những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm…, thì vị thế của dân tộc Việt Nam hiện nay ở mức nào? Không hẳn sẽ đỉnh cao, nhưng chắc hẳn sự bền bỉ của thời gian sẽ làm tổng thể tiến bộ hơn rất nhiều.

Bạn biết không, thay vì chiến tranh giành giật một mảng lãnh thổ, một vùng đất mới, sự đoàn kết gắn nối người với người lại cùng nhau, kết chặt dân tộc này với dân tộc kia lại với nhau, để cùng phát triển, cùng hướng đến một nền kinh tế hiện đại và văn minh, thì mảng màu kinh tế thế giới nói chung thời khắc này, hẳn sẽ tươi sáng hơn thật nhiều.

Những cánh chim hòa bình đang sải cánh tự do trên khoảng bầu trời tại nhiều vùng đất, nhưng tại một vài nơi vẫn bị cản lại bởi cánh cửa sắt mang tên chiến tranh, tàn phá và bạo động, mất mát. Chiến tranh đi qua, là một vùng đất mới phải gầy dựng lại, một đất nước mới phải lao đao chống trả những hậu quả tất yếu còn sót lại…

Nói về chiến tranh và những hậu quả nó để lại, hẳn cần một cuốn sách dày để diễn giải. Bởi với một khái niệm mang tính quá trình như đau thương, lời lẽ nào giải bày hết nếu chỉ nhìn vào với tư cách đang nói về những khung cảnh đẫm máu trong quá khứ ở bầu trời hòa bình, ngôn từ nào bộc lộ hết những vết thương dấu chân chiến tranh hằn lại nếu chính bản thân mình chưa từng kinh qua, chỉ cảm nhận sơ sài qua nước mắt, đôi ba câu chia sẻ của người trong cuộc?.

Trong chiến tranh, bên chủ chiến hay bên bị chiến đều là con người, những người ấy đều có gia đình, người thân, bạn bè và cả ước mơ. Chiến tranh có khi cướp đi của họ tất cả, chẳng còn chút vương nào vui tươi, sự trừng phạt trỗi dậy ngay từ khi bắt đầu. Một chú lính hi sinh, có nghĩa là vợ anh ấy để tang chồng cả đời, sống trong côi cút, mẹ già nuốt đắng cay sống vất vưởng cho qua đoạn đường đau khổ còn lại, cô con gái, cậu con trai còn bé xíu mất đi niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị nằm trong lòng bàn tay ấy là có một gia đình đầm ấm, xã hội mất đi một thanh niên đầy sức trẻ, khát khao. Nối tiếp những mất mát đó, hỏi thử hai phe chiến tuyến còn lại gì? Hay chỉ là sự trừng phạt dành cho thế hệ tương lai, những cô bé, cậu bé mất cha, mất mẹ, mất gia đình sau chiến tranh, mất tuổi thơ, mất ước mơ, mất sự ngây thơ lẽ ra đáng có, để thay vào đó những mưu tính trả thù, những suy nghĩ mang mầm mống tiêu cực, những hạt giống không mang lại an lạc cho tâm hồn.

Công việc học tập làm bạn chán nản còn họ thì không được đi học, bạn có thể ăn thoả thích còn họ thì lúc nào cũng đói vì thiếu ăn, bạn đang ăn kiêng? Còn họ chết cũng vì lí do đó. Sự chăm sóc của cha mẹ làm bạn mệt mỏi? còn họ thì không được bất cứ gì? Bạn còn chê đôi addidas của mình còn họ thì chỉ có một loại duy nhất là chân đất. Bạn không biết cám ơn một chỗ ngủ, họ thì mong chẳng ai đánh thức dậy nữa. Mình là bức thư từ nơi xa xôi gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp và mong bạn ngừng than phiền về cuộc sống của mình và cho nhiều hơn nữa! Vì bạn được sống trong một thế giới hoà bình.

Thân gửi đến bạn!

Tôi, bức thư đến từ thiên đàng.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
7 tháng 2 2018 lúc 17:25

Kham khảo nha!!

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

Thân ái và chào tạm biệt nhé!

Ký tên:

Công chúa của nữ thần Tekmor

Bình luận (0)
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
23 tháng 2 2018 lúc 20:28

Các tệ nạn xã hội và HIV có quan hệ chặt chẽ : có tệ nạn xã hội mới có HIV , mà tuý và mại dâm là con đường lây truyền nhanh nhất cho căn bệnh nguy hiểm này

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
23 tháng 2 2018 lúc 20:29

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật, gây nhiều hậu quả xấu về mọi mặt đối với xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Những người sa vào các ! tệnạn xã hội thường là những người có cuộc sống buông thả, không lành mạnh, kém hiểu biết, đua đòi, nghiện ngập cờ bạc, hút chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi... Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ 'vđt nhau: ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.

Ví dụ:

Tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm, kim tiêm làm HIV/AIDS lẳy truyền qua đường máu.

Quan hệ tình dục bừa bãi đã truyền HIV/AIDS cho nhau và lây truyền từ mẹ sang con.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
Xem chi tiết
Trần Duy Khánh
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Ngọc
20 tháng 1 2018 lúc 12:55

Em cảm thấy rất vui khi có những người bạn tốt bên cạnh. Họ sẽ giúp em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, giúp đỡ em trong cuộc sống và trong học tập.

Bình luận (0)
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Minh Minh
Xem chi tiết
Trần Kim Chinh
17 tháng 1 2018 lúc 19:21

1. trách nhiệm của công dân đối với việc bảo vệ an toàn trật tự xã hội:

- tham gia xây dựng nếp sống văn minh

- nhận thức được các nguy hại tệ nạn xã hội

- tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự

- nhận thức được sự nguy hại của tệ nạn xã hội và tránh xa

CÂU 2 BẠN TỰ VIẾT NHA CÁI NÀY MÌNH KO BT vui

Bình luận (0)
Trần Thị Thúy Vân
Xem chi tiết
$Mr.VôDanh$
20 tháng 2 2019 lúc 19:47

Đề tài về Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc, quê hương luôn luôn được các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên quan tâm tới. Từ khi có Đảng, có Bác, chúng ta mới được như ngày hôm nay. Nghĩa Đảng, ơn Bác, tình dân được thể hiện rất sâu đậm trong thơ ca, nhất là thơ ca ngợi Đảng. Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Bài ca mùa xuân 61”, có câu:

“Trái tim anh đó, rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu...”.

Những bậc tiền bối của Đảng đã khẳng định, vào Đảng là phải phấn đấu, hy sinh vì nước. Năm 1944, trong bài thơ cuối cùng “Giữ tấm lòng thành” viết trước lúc bị địch đem ra trường bắn, người cộng sản trẻ tuổi Hoàng Văn Thụ đã viết:

“Việc nước xưa nay có bại thành
Miễn sao giữ trọn được thanh danh
Phục thù trí lớn không hề nản
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”.

4 câu thơ ấy như một lời nguyện thề của người cộng sản, phẩm chất và khí tiết ấy xuất phát từ sự hy sinh vì dân tộc. Câu “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”- khiến chúng ta nhớ đến lời Bác: “Giữ gìn sự trong sạch của Đảng như giữ gìn con ngươi mắt mình”. 14 năm sau, năm 1960, vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, nhà thơ Tố Hữu có bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” - như là một bản anh hùng ca, một biên niên lịch sử của Đảng về quá khứ khổ đau của dân tộc:

“Thuở nô lệ dân ta mất nước
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao”.

Đảng ra đời (ngày 3.2.1930), nhà thơ tái hiện bằng bút pháp tự hào:

“Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Không quê hương, sương gió tơi bời
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm nay”.

Ở bài “Nghĩ về Đảng” Chế Lan Viên định nghĩa về Đảng Cộng sản Việt Nam của chúng ta rất cụ thể, dễ hiểu. Nhà thơ có cái nhìn trực giác, thật gần gũi, chân chất:

“Đảng ở đâu phân phối trái vườn thơm
Đây ta đổi ruộng mặn đồng chua thành ngon ngọt
Mưa tám trăm ly Bác phải lội bùn
Hạn cháy lúa, Thủ tướng cùng dân đi tát nước”.

Đến khái quát tầm cao, vĩ đại của Đảng:

“Đảng nghĩ số triệu dân, nghĩ sức nước sông Cả, sông Hồng
Nghĩ vóc dạc những Trường Sơn, dung mạo những đồng bằng
Nhưng mâm cơm ta có gì, Trung ương phải nghĩ
Một lạng ngô thôi cũng lo được cho mười chín triệu đầu dân”.

Nói về sức mạnh, vai trò của Đảng, trong bài “Bài thơ tặng Đảng”, nhà thơ xứ Nghệ Hoàng Trung Thông viết:

“Đảng ở đâu
Cây nở thêm hoa
Lúa thêm hạt, mái nhà thêm ấm khói
Đảng ở đâu quân thù sợ hãi
Như ngồi trên miệng núi lửa phun
Đảng là ai?
Là lãnh tụ anh hùng
Dù gió bão, xích xiềng không nản chí
Vì Tổ quốc bạc mái đầu lo nghĩ
Vì nhân dân vai gánh nặng suốt đời”.

Và đây, nhà thơ lý giải vì sức mạnh vô song, chỉ 3 đảng viên - 1 chi bộ mà làm nên tất cả, nhờ đoàn kết, biết dựa vào dân, được lòng dân:

“Đảng là ai?
Là chi bộ ba người
Đủ xốc nổi hàng vạn người lấp biển
Đủ dẫn đầu cả đoàn quân quyết chiến
Đạp quân thù xuống tận bùn đen”.

Có thể nói, thơ ca ca ngợi Đảng của các nhà thơ và của quần chúng nhân dân có hàng triệu bài và nếu đem in cũng tới hàng triệu trang sách. Dân ta ơn Đảng đồng nghĩa với ơn Bác Hồ - vị cha già dân tộc vậy.

Đảng là vầng dương luôn tỏa sáng, Đảng là mùa xuân - tràn đầy sức sống mãnh liệt. Thơ mừng Đảng, ca ngợi Đảng nở rộ như hoa mùa xuân ngát thơm lan tỏa bao la. Bác Hồ đã nói: “Đảng ta thật là vĩ đại”. Lời Bác, đã được nhà thơ Chế Lan Viên xúc cảm trong 4 câu thơ:

“Sức Phù Đổng không vừa tầm dũng sĩ
Phải phá núi thời này nung lấy thép cho ta
Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp nghĩ
Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa”.

Suốt 86 năm Đảng ta ra đời - một rừng thơ, một suối thơ viết về Đảng, vẫn cứ róc rách, tuôn chảy và ngân nga cung bậc: Đảng đã cho ta một mùa xuân - những mùa xuân bất diệt, đầy ước vọng.

Bình luận (2)
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
Hae Yone
Xem chi tiết
Cheewin
27 tháng 4 2017 lúc 21:18

Ý kiến đó là sai vì và em không đồng tình với ý kiến đó , mại dâm là 1 tệ nạn nguy hiểm và bất cứ ai cũng phải có trách nhiệm phòng tránh vì học sinh là người dễ có nguy rơi vào tệ nạn này, do bị lừa ,ép buộc hay 1 số nguyên nhân khác

Bình luận (0)
Cheewin
27 tháng 4 2017 lúc 21:13

Bình luận (0)