Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỉnh Võ Văn
Xem chi tiết
Đâu Đủ Tư Cách
22 tháng 4 2018 lúc 10:04

Câu 1:

*Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa:

Tính chất nhiệt đới:

- Nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến ( 8034'B- 23023’B )

- Nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng: Tổng lượng nhiệt 1.000.000kcal/m2/năm. Số giờ nắng từ 1400-3000 giờ/năm, nhiệt độ trung bình trên 210c/ năm.

Tính chất gió mùa, ẩm:

- Khí hậu chia 2 mùa phù hợp với 2 mùa gió: Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, lạnh khô. Mùa hạ với gió mùa TâyNamnóng ẩm, mưa nhiều.

- Gió mùa mang đến lượng mưa lớn và độ ẩm cao: độ ẩm TB trên 80%, lượng mưa: 1500-2000mm/năm.

* Giải thích vì sao có đặc điểm đó:

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Nằm kề biển Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đâu Đủ Tư Cách
22 tháng 4 2018 lúc 10:05

Câu 2:

Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

- Có 2 mùa nước tương ứng với hai mùa khí hậu: mùa lũ – mùa mưa, mùa cạn – mùa khô.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

Phần lớn sông ngòi ở nước ta ngắn và dốc tại vì:

+ Lãnh thổ nước ta hẹp chiều ngang, lại nằm sát biển.

+ Địa hình nước ta ¾ là đồi núi, nhiều vùng núi lan ra sát biển.

Đâu Đủ Tư Cách
22 tháng 4 2018 lúc 10:07

Câu 3:

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:
+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.
+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.
+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà...).
+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.
+ Nạo vét lòng sông.
- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều.

Le Chi
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
14 tháng 4 2018 lúc 20:59

- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
Trả lời
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

halinhvy
2 tháng 4 2019 lúc 16:09

- Giá trị về kinh tế- xã hội
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

Huỳnh lê thảo vy
2 tháng 4 2019 lúc 19:17

Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
Trả lời
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thao
22 tháng 4 2018 lúc 20:39

a) Giống nhau:

- Chế độ nhiệt:

+ Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ TB năm cao trên 23oC,

+ Nhiệt độ tháng nóng nhất cao bằng nhau (28,9oC).

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều trên 400C.

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm đều lớn.

+ Có chế độ mưa theo mùa, mùa khô mưa ít, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm).

b) Khác nhau:

- Chế độ nhiệt:

+ Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh (23,5oC < 27,1oC). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới 20oC, trong đó có 2 tháng dưới 18oC (tháng I, II).

+ TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5oC) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (3,1oC).

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.

+ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có mùa mưa từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).

+ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có mùa khô từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.


Tâm Thanh
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:03

1

Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và trải qua nhiều kiến tạo lớn đồng thời nước ta lại nằm tại vị trí tiếp giáp với Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.

Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ. Nếu tính đến trữ lượng lớn thì phải chỉ đến sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi,…Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng,…để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.

Trịnh Long
6 tháng 8 2020 lúc 15:31

Câu 3 :

( xem không rõ thì mở tag mới nha )

image

Trịnh Long
22 tháng 8 2020 lúc 20:46

4.

a) Vùng núi Đông Bắc

-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

b)Vùng núi Tây Bắc

-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Nguyễn Quỳnh Trang
Xem chi tiết

*câu này là câu thuộc dạng thực hành mức khó à limdim*

Châu Á: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pa-kít-xtan, U-zơ-bê-kít-xtan, Mông Cổ, Ấn Độ, Li Băng.

Châu Âu: Nga, Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Séc, Thuỵ Điển, Phần Lan, Cờ-roa-ti-a, Va-ti-căng.

Châu Mĩ: Mĩ, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Bra-xin, Chi-lê, Ac-hen-ti-na, An-ti-gua và Bác-bu-đa, Tri-ni-đát và Tô-ba-gô, Pa-na-ma, Gua-tê-ma-la.

Châu Phi: Tuy-ni-di, Xây-sen, Ma-đa-gát-xca, Ai Cập, Ni-giê, Ni-giê-ri-a, Dim-ba-buê, Công-gô, Ga-bông.

Châu Đại Dương: Úc, Tu-va-lu, Va-nua-tu, Tô-gô, Sa-moa, Mi-crô-nê-si-a, Ki-ri-ba-ti, Niu Di-lân, Sô-lô-môn Island

Yến Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai
27 tháng 2 2018 lúc 15:17

a) Diện tích giới hạn

- Biển Việt Nam thuộc biển đông

- Có diện tích hơn 1 triệu km2

- Tiếp giáp với biển của các nước : Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Campuchia, Thái Lan.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

_ Đặc điểm khí hậu

- Chế độ gió:

+ Mạnh hơn trên đất liền

+ Gió hướng đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4. Gió tây nam chiếm ưu thế trong các tháng còn lại

+ tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn

+ Biện độ nhiệt trong năm nhỏ

+ Nhiệt độ trung bình : 23 độ c

- Chế độ mưa

+ Lượng mưa ít hơn trên đất liền

+ Trung bình 1100- 1300 mm/năm

_ Đặc điểm hải văn:

- Dòng biển

+Phân thành 2 dòng biển : dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ

- Chế độ triều

+ Có chế độ nhật triều và bán nhật triều

+ Độ muối trung bình của biển đông là 30-33%

Trần Thái Giang
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
1 tháng 4 2018 lúc 20:28

Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á - TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Monkey D Luffy
Xem chi tiết
❤ARMY❤❤BTS❤❤❤❤❤
20 tháng 4 2018 lúc 11:26

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta :

- Nước ta có mạng lưới sông dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước :

Nước ta có tới 2360 con sông , trong đó có 93% là sông nhỏ và ngắn ( diện tích lưu vực dưới 500 Km2 ) .

Mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố không đều .Các sông lớn là sông Hồng , sông Mê Kông .

- Hướng chảy : Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam và hướng vòng cung :

Các sông chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông : Đà , Hồng , Mã , Cả , Ba , Tiền .

Các sông chảy theo hướng vòng cung là các sông : Lô , Gâm , Cầu , Thương , Lục Nam .

- Chế độ nước : Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt . Mùa lũ nước dâng cao và chảy mạnh , lượng nước gấp 2 ,3 lần mùa cạn , và chiếm 70 → 80% lượng mưa cả năm

- Hàm lượng phù sa : Có lượng phù sa lớn . Bình quân 1m3 nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác .

Giá trị kinh tế sông ngòi nước ta là : Xây dựng công trình thủy lợi , thủy điện , giao thông , nuôi trồng thủy sản , phát triển du lịch,...

Nguyễn Thị Minh Nhã
7 tháng 5 2019 lúc 15:39

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Giá trị:

Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất.
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp......
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp....
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nông nghiệp
- là đường giao thông, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè..
giúp cân bằng sinh thái, tuy nhiên trước tác động của con người, đã làm sông ngòi ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng..., biến đổi khí hậu.....