Đề kiểm tra 1 tiết học kì II - Địa lí lớp 6

Stella Luu
Xem chi tiết
Stella Luu
25 tháng 3 2018 lúc 21:28

TA thí điểm nhoa bấm lộn nút

Bình luận (0)
Stella Luu
Xem chi tiết
Stella Luu
Xem chi tiết
Tóc Em Rối Rồi Kìa
25 tháng 3 2018 lúc 21:42

-Loại khoáng sản tên các loaik khoáng sản?

TL: Kết quả hình ảnh cho các mỏ khoáng sản

-Khái niệm khoáng sản ( mỏ), quặng?

TL: - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.

-Đặc điểm tầng bình lưu, tầng đối lưu?

TL: - Đặc điểm tầng đối lưu:
+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)
+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.

- Đặc điểm tầng bình lưu:

+ Nằm trên tầng đối lưu tới độ cao khoảng 80 km .

+ Tầng này có lớp ô dôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sing vật và con người .

-Thành phần của không khí, vai trò của hơi nước?

TL: - Thành phần của không khí gồm:

+ Khí Ni-tơ chiếm 78%

+ Khí Ô-xi chiếm 21%

+ Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.

- Lượng hơi nước, tuy hết sức nhỏ bé, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...

-Sự thay đổi nhiệt độ không khí

TL: Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:

- Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh. - Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn). - Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

-Nhiệt độ không khí là gì?

TL: Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng mặt trời => bức xạ vào không khí => không khí nóng dần lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

-Dụng cụ đo lượng mưa, độ ẩm?

TL: Thùng đo mưa ( Vũ kế)

-Trong điều kiện nào hơi nước tạo thành hơi mưa?

TL: Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống.
Gặp điều kiện thuận lợi ( gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao , chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa

-Vị trí, góc chiếu và đặc điểm khí hậu của các đới khí hậu.

- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
Bình luận (0)
Dusilla Yolanda
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:21

1.Khoáng sản là những tích tụ của khoáng vật và đá có ích.

Khoáng sản được phân làm 3 loại theo công dụng của nó:

+ Khoáng sản năng lượng. ví dụ: dầu mỏ, than đá,....
Công dụng: Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...

+ Khoáng sản kim loại. ví dụ: kẽm, sắt, đồng, titan,....
Công dụng: Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu,....

+ Khoáng sản phi kim loại. ví dụ: thạch anh, sỏi, kim cương,....
Công dụng: Để sản xuất nguyên liệu làm đồ gốm, sứ,...

Bình luận (1)
LY VÂN VÂN
22 tháng 3 2018 lúc 13:22

2.

- Nhũng khoáng sản được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mác ma) rồi được đưa lên gần mặt đất tạo thành mỏ nội sinh.

- Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích tạo thành mỏ ngoại sinh.



Bình luận (0)
Mi Na
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 3 2018 lúc 18:11

Lớp vỏ khí được cấu tạo bởi những tầng nào ?

Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là:

- Tầng đối lưu.

- Tầng bình lưu.

- Các tầng cao của khí quyển.

Lớp ô - zôn trên tầng bình lưu có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?

Tuy mỏng manh nhưng tầng ozon lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất. Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Bình luận (0)
Trần Đức Tiến Long
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
20 tháng 3 2018 lúc 20:31

Qúa trình tạo mây mưa : Khi hơi nước gặp lạnh , ngưng tụ tạo thành mây và các hạt nước nhỏ . Các hạt nước to dần và rơi xuống đất . Từ đó tạo thành Mưa

Bình luận (0)
Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
20 tháng 3 2018 lúc 19:29

câu1

- Đồng bằng (bình nguyên):

+ Đồng bằng là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

+ Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

-giá trị:Đồng bằng thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm,...

câu2

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .

Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:

- Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

- Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:

+ Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...

+ Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.

- Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi, ... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.



Bình luận (0)
THÁI THỊ NGỌC ANH
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 12:34

1. Nêu hiểu biết của em về các tầng của lớp vỏ khí ?

Tầng đối lưu Tầng bình lưu Các tầng cao của khí quyển

- Vị trí: 0 - 16km.
- Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.
- Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.
- Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
- Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Vị trí: từ 16 - 80km.

- Có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh.

- Tầng bình lưu ấm hơn phần trên của tầng đối lưu, chủ yếu là do tầng ôzôn trong tầng bình lưu hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.

- Vị trí: từ 80 km trở lên.

- Không khí cực loãng.

- Hầu như không có quan hệ trực tiếp với đời sống con người.

Bình luận (0)
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Mi Na
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 3 2018 lúc 18:13

Đặc điểm nhiệt độ ở vùng xích đạo ?

- Nhiệt độ cao trong suốt cả năm (nhiệt độ trung bình hàng năm luôn luôn cao hơn 25 °C khi đo ở độ cao ngang mực nước biển) và gần như ổn định quanh năm (biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn 2 °C)

- Lượng mưa dồi dào, phổ biến vào buổi chiều và ổn định ở mức trên 2.000 mm mỗi năm.

- Áp suất khí quyển luôn thấp và độ ẩm ướt cao.

- Gió là khá hiếm, ngoại trừ khi xảy ra các cơn dông hay bão có liên quan tới áp thấp cục bộ.

- Đất bị rửa trôi để lộ ra các lớp đất có nguồn gốc từ đá ong có màu đỏ. Các khoáng chất hòa tan khác cũng bị rửa trôi theo mưa nên nói chung đất đai trong khu vực này là không giàu dinh dưỡng.

Bình luận (0)