Đề cương ôn tập văn 10 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Thái Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
KPOP - NEWS
Xem chi tiết
chau diem hanh
17 tháng 1 2018 lúc 13:05

De bai co yeu cau j dau?limdim

Nguyễn Trần Lê Phước Đức
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
20 tháng 12 2017 lúc 19:25

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 2:

Nội dung chính của đoạn thơ là tình yêu thương và sự biết ơn của người con đối với người mẹ.
Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là nhân hóa (Thời gian chạy).
- Hiệu quả của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi.

Câu 4:

Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Mẹ hi sinh hạnh phúc, tuổi xuân và cả cuộc đời chỉ mong được đổi lấy sự trưởng thành, nên người của con. Mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Mẹ luôn là người bên cạnh ta, cùng ta chia sẻ những buồn vui. Lúc ta gặp khó khăn thử thách trên con đường đời đầy chông gai chỉ có mẹ là người luôn gần bên dìu dắt ta đi qua những chông gai đó. Có thể nói mẹ là người đã hi sinh thầm lặng suốt cả cuộc đời vì con.

Le van a
Xem chi tiết
Iduyly
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 12 2017 lúc 19:01

1/ Nội dung

- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật .

nguyen thi vang
27 tháng 12 2017 lúc 19:04

1/ Nội dung

– Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
– Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
– Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

O=C=O
27 tháng 12 2017 lúc 19:17

Nội dung:

– Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao.

Nghệ thuật:

– Nghệ thuật thơ đối lập, nói ngược đã góp phần làm nên thành công trong việc chuyển tải nội dung của bài thơ.

Iduyly
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 12 2017 lúc 21:00

Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du

- Nội dung:
o Biểu hiện Sự trân trọng, ngợi ca tài năng và niềm cảm thương chân thành , sâu sắc trước số phận bất hạnh của Tiểu Thanh
o Thấy được chân dung tinh thần, tâm hồn của người Nghệ Sĩ đa sầu đa cảm, triết lý giàu suy tư
o Tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và niềm khát khao tri âm của tác giả
- Nghệ thuật:
o Bài thơ đường luật với niêm luật chỉnh tề, hình cảnh thơ cụ thể mà giàu tính biểu tượng.
o Ngôn ngữ thơ trang trọng

Iduyly
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
27 tháng 12 2017 lúc 20:22

* Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi:
- Nội Dung:

o Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng dân giàu, nước mạnh của Nguyễn Trãi
o Tâm hồn, nhân cách cao thượng, tấm lòng yêu dân, yêu nước...
- Nghệ thuật:
o Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường Luật
o Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gợi cảm, giàu tính tạo hình. Có sự kết hợp giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày
o Nghệ thuật tả cảnh tả tình

Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 12 2017 lúc 20:59

1. Tỏ Lòng - Phạm Ngũ Lão:

- Nội Dung: Tỏ Lòng là một bài thơ tỏ chí. Qua bài thơ, người đọc thấy được chí khí anh hùng của của người anh hùng Phạm Ngũ Lão, cùng là của quân dân nhà Trần.
- Nghệ thuật:
o Tỏ lòng là bài thơ Đường Luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. Hình tượng được xây dựng bằng bút pháp ước lệ và lý tưởng hóa.
o Âm điệu bài thơ: Trang trọng

2. Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi:

- Nội Dung:
o Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng dân giàu, nước mạnh của Nguyễn Trãi
o Tâm hồn, nhân cách cao thượng, tấm lòng yêu dân, yêu nước...
- Nghệ thuật:
o Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường Luật
o Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gợi cảm, giàu tính tạo hình. Có sự kết hợp giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày
o Nghệ thuật tả cảnh tả tình

Nghĩa Dương
Xem chi tiết
Lê Dương
8 tháng 3 2021 lúc 1:37

Chúng ta thường được biết đến nhà Trần là một trong những thời đại phát triển nhất. Nhà Trần còn được biết với những trận chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên - Mông. Nổi tiếng với hào khí Đông A . Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.

Thông thường người ta hay biết đến hào khí Đông A nhưng lại chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó. Hào khí Đông A có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là đây là triết tự của nhà Trần, chữ Đông và chữ A ghép lại để chỉ thời đại nhà Trần. Tuy nhiên nó còn một ý nghĩa sâu xa hơn, như chúng ta đã biết nhà Trần là một thời đại hợp lòng nhất từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ nhà vua đến dân chúng. Hào khí Đông A thể hiện rõ ý chí trăm lòng như một của vua dân nhà Trần. Với ý chí quyết tâm không khuất phục, họ đồng lòng đồng thuận với nhau trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Và họ đã làm nên chiến thắng ba lần với giặc Nguyên Mông.

Bài thơ Thuật hoài thể hiện rõ hào khí Đông A thời Trần. Hai câu thơ đầu là tiêu biểu cho sự thể hiện đó:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

“hoành sóc giang sơn” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước. Thời nhà Trần phải chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh nhất thời bấy giờ. Giặc Nguyên Mông bấy giờ hung hãn và dã man nhất, vó ngựa của chúng đi tới thảo nguyên nào thì thảo nguyên đó không còn một ngọn cỏ. Sức càn quét và xâm chiếm của chúng khiến cho nhiều nước khác phải kinh sợ. Thế nhưng đất nước ta phải đối mặt với những tên giặc nguy hiểm này thì quân dân nhà Trần không hề sợ sệt. Trên dưới một lòng bảo vệ đất nước giang sơn. Ngọn giáo giống như quốc bảo của người quân tử thời Trần, nó được đo bởi chiều rộng và chiều cao của đất nước. Sứ mệnh của quân dân nhà Trần là bảo vệ đất nước, từ bấy lâu nay vẫn thế há gì gặp giặc ngoại xâm nguy hiểm nhất lại phải chùn bước.

Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người quân tử thời Trần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Chính bởi đồng lòng cho nên ba quân của nhà Trần mạnh mẽ như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời. Khí thế ấy tưởng chừng có thể nuốt hết một con trâu lớn. Hai câu thơ thể hiện sự hào hùng, bất khuất của quân đội nhà Trần. Đó chính là sự thể hiện của hào khí Đông A.

Nếu hai câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện hào khí Đông A của một thời đại đầy hào hùng thì đến hai câu thơ cuối nhà thơ bày tỏ nỗi “thẹn” của mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp. Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước. Chỉ có như thế mới xứng đáng là phận nam tri đầu đội trời chân đạp đất. Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi. Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước. Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông. Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn. Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm. Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước.

Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.

Tiểu Hàn
Xem chi tiết
Hoàng Ánh Dương
20 tháng 5 2021 lúc 16:21

- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

Khách vãng lai đã xóa