Đề bài : Cảm nhận của em về bé Hồng qua chương "Trong lòng mẹ" - "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng

LIÊN
Xem chi tiết
Phong Nguyễn
29 tháng 8 2016 lúc 10:36

- Năm sáng tác
- Ngôi kể 
( Năm sáng tác + hoàn cảnh ra đời bạn gộp chung thành xuất xứ cũng được )!

Bình luận (0)
Công Chúa Tóc Xù
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
31 tháng 8 2016 lúc 14:46

Đoạn trích này đã thể hiện lòng khao khát,yêu thương mẹ đến cháy lòng của bé Hồng.Tuy rằng mẹ em bị bà cô độc ác sỉ vả trắng trợn nhưng em vẫn luôn tin yêu vào phẩm giá của mẹ mình.Em đẫ vô cùng căm tức những cổ tục đã đầy đọa mẹ em và nếu có thể phá hủy nó thì em có thể sẵn sàng làm bất cứ thứ gì.Ngoài ra văn bản còn nói lên tình mẹ con giữa bé hông và mẹ là thiêng liêng,bất diệt không thể chia lìa.

Trên đây chính là ý khiến của mình nếu bạn thấy thiếu thì tự bổ xung nha.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 9:58

MB: Đoạn vãn Trong lòng mẹ nói lên nỗi đau xót, tủi cực của bé Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến mà mẹ tha phương cầu thực vẫn chưa về; đồng thời ghi lại niềm hạnh phúc sung sướng của em sau gần một năm xa cách được gặp lại mẹ, được dụi đầu vào cánh tay mẹ thương yêu.

Thân bài                                                                                                           s

Cảnh ngộ đầy bi kịch đáng thươngSau khi bố mất, mẹ đi bước nữa “chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Mẹ vào Thanh Hóa “Tha phương cầu thực”.Bé Hồng và em Quế đã mồ côi bô’ lại phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn, ân chực nàm chờ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt cùa những người họ hàng bên nội giàu có. Hình ảnh bà cô rất ghê tởm, tìm đủ mọi điều xấu xa để nói về người mẹ bé Hồng, “cổ ý gieo rắc” vào đầu óc non nớt đứa cháu “những hoài nqhi” để li gián tình mẹ con, làm cho đứa con “khinh miệt và ruồng rẫy ” mẹ mình.

Bé Hổng đã trải qua nhiều đau đớn, tủi cực. Lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”. Lúc thì nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bôn mép rồi chan hòa đầm đìa ơ cằm và ở cổ”. Có khi trước những lời xúc xiểm của bà cô nanh ác, cổ họng bé Mồng “nghẹn ứ khóc không ra liếng”. Tuy vậy, bé Hồng vãn thương mẹ, em “ghê sợ” bà cô, em căm thù những cổ tục, “những thành kiến ràn ác”, em muốn “vồ ngay lấy mà cán. mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Tác giả đã tự thuật bi kịch và cảnh ngộ mình, thân phận mình rất chân thực và cảm động. Nổi đau khổ cùa đứa bé mò côi phải “sống nhờ” ià bất hạnh lắm. Đó là giá trị nhân đạo cùa những dòng hổi kí, tự thuật này.

2Người mẹ có một êm dịu vỏ cùng

Đến naày giỗ đầu của bố, bé Hổng khỏng phài gửi thư cho mẹ, mẹ cũng về. Mẹ đem về cho bé Hóng và em Quế rất nhiều quà. Tan học về, em gặp mẹ, hơi bất ngờ, ngạc nhiên, niềm vui sướng không kế xiết !Như “linh cảm thiêng liêng”, chợt thoáng thấy một bóng người ngói trên xe. mà em dã nhặn ra mẹ, chạy đuổi theo, cất liếng gọi rối rít: “Mợ ơi / Mợ ơi ! Mợ ơi / ”Đó là tiếng gọi mừng vui của tuổi thơ gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Có trài qua cành ngộ mổ côi bố, sống cô đơn mới có cảm xúc ấy.Phút đầu gặp lại mẹ được kể lai rất “sống”, rất cảm động.’ Mẹ cầm nón vẫy… mẹ kéo tay con, xoa đầu. Mẹ vẫn “tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn” gò má “màu hồng”. Con vô cùng sung sướng “được ôm ấp cái hình hài máu mủ của minh”. Mẹ thân yêu đâu có “rách rưới… xanh bùng… gãy rạc…” như người cô nói, trái lại “mẹ vẩn tươi đẹp như thuở còn sung túc”.Được sống Trong lòng mẹ là hạnh phúc tột dộ của bé Hồng. Em sung sướng “(láu ngả vào cánh tay mẹ”, bao “cảm giác ấm áp” dã mất đi, nay lại “mơn man khắp da thịt”. Mùi “thơm tho” từ miệng xinh xắn nhai trầu cùa mẹ làm cho bé vô cùng hãnh diện. Phút giãy gặp lại mẹ, được bé Hồng nói là những phút “rạo rực”, và em khẳng định ngợi ca: “người mẹ có một ém dịu vô cùng”.

Kết bài

Tiêu chí để bình giá hổi kí là sự chân thực. Chương Trong lòng mẹ rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị văn chương. Lòng yêu kính mẹ, niềm sung sướng và tự hào được gặp lại mẹ, giọt nước mắt, cảm giác ém dịu… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo, là giá trị nhân văn.Nguyên Hổng là nhà vãn rất có tài, do hoàn cảnh mà học vấn không cao. Ông viết truyện này năm 22 tuổi, điều đó để cắt nghĩa những đoạn “quá lời, sa đà… ” trong một vài chỗ. Cái đáng quỷ nhất, đẹp nhât là lấm lòng đứa con đổi với mẹ. Chúng ta cám phục và kính yêu ông.
Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh
24 tháng 9 2016 lúc 19:43

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (3)
Lightning Farron
24 tháng 9 2016 lúc 19:43

 

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (10)
Ngọc Nguyễn Minh
26 tháng 9 2016 lúc 19:06

Ôi thánh 

Đây ko phải chỗ cho các anh các chị cãi lộn Nguyễn Thị Mai  Nguyễn Huy Thắng

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
25 tháng 9 2016 lúc 22:04

ko nhớ đề sao làm

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
21 tháng 10 2016 lúc 19:57

​GIÚP MIK VS

Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:23

Ý 2 nha bạn:

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
Thảo Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:54

*Cô bé bán diêm:Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đồng cảm và tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với niềm xót thương vô hạn đối với em bé bán diêm bất hạnh nói riêng và cả tầng lớp người nghèo khổ nối chung. Để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp, nhà văn đã miêu tả em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm. Tuy vậy, nội dung câu chuyện Cồ bé bán diêm với kết thúc thương tâm của nó vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt.

*Trong lòng mẹ:Chihs vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy. Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.

Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve, từ lúc lên xe cho tới khi về nhà, Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi cậu những câu gì và Hồng trả lời những gì cho mẹ nữa. Trong những giây phút rạo rực ấy rồi cả những câu nói của cô cũng bị chìm ngay đi, Hồng không nghĩ đến nó nữa.

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm. Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó.

Tình thương mẹ đã cho bé Hồng một cái nhìn sắc bén đối với con người và sự việc ngoài đời. Tình thương ấy ngày càng trở nên thắm thiết nồng nàn làm cho chứng ta thêm cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh éo le của Hồng, thêm quý mến Hồng.

 

Bình luận (1)
Phùng Thị Thu Hải
Xem chi tiết
Linh Phương
12 tháng 11 2016 lúc 17:12

Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò máĐược ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở .Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùngCảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tửBằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 11 2016 lúc 17:02

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử

Bình luận (0)
Linh Phương
12 tháng 11 2016 lúc 17:12
b
Bình luận (0)
Hoàng Thanh Thảo
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
22 tháng 11 2016 lúc 20:25

Bạn có thể tham khảo tại đây:

http://nguyenquanghung1980.violet.vn/present/show/entry_id/9472443

Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
4 tháng 7 2017 lúc 7:32

1. Chuẩn bị
- Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau (có thể là bút lông kim)
- Ý tưởng chủ đề trung tâm
- Sự điên rồ
2. Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này. Nếu được, hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó.
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:
- Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
3. Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.

Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
4. Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép.

Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
Mẹo nhỏ
- Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.
- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.
- Có thể vẽ 2 mindmap, một mindmap nháp và một mindmap hoàn thiện.
- Dùng "sự điên rồ" của mình để vẽ mindmap. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.
- Có thể dùng mindmap để học bài, và người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp".

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thu Hương
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
30 tháng 11 2016 lúc 23:30
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
  
Bình luận (0)
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Linh Phương
3 tháng 7 2017 lúc 8:14

Ý kiến riêng:

- Bài viết tạm ổn. Lưu ý về cách sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Vũ Hạ Linh
3 tháng 7 2017 lúc 10:35

Rất tệ -.- Không phải do ngôn từ, diễn đạt mà là BỐ CỤC. Bạn có MB, TB, Kb chứ? Chưa kể các ý lớn trong thân bài không rõ ràng. Đáng lẽ bạn phải triển khai, phân tích từng ý lớn thay vì diễn đạt lan man không xác định như trên. Vì đề bài như trên nên mình giúp bạn dễ hình dung hơn bằng ví dụ: một đoạn phân tích về hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng (mồ côi, sống trong sự lạnh nhạt,...), một đoạn phân tích ý chính đó là tình yêu thương cháy bỏng của Hồng dành cho mẹ mình (cách ứng xử thông minh khi đáp lại bà cô bằng sự im lặng, nỗi căm ghét,... xuất phát từ TÌNH YÊU THƯƠNG MẸ), ... Theo đề bài trên, bạn có thể chia ra các ý lớn của thân bài.

Về phần mở bài, kết bài thì lại rất thảm hại. Phần mở đầu của bạn không nói lên cái mà bạn sẽ diễn đạt ở toàn bài, đó là cảm nhận về nhân vật... Phần kết thì lại chỉ có hoàn cảnh của bé Hồng được thể hiện qua những trang văn của tác giả :vv

Thêm nữa, khi đánh máy thì bạn nên lưu ý khoảng cách các dấu câu, ký tự..., một vài chỗ sai chính tả (lỗi nhỏ).

Chỉ có một ưu điểm là câu văn mượt, ít vấp váp.

Mình thấy sao nói vậy :vv nếu thấy không thích thì cứ ném đá :vv

Chúc bạn học tốt

Bình luận (4)
TRINH MINH ANH
4 tháng 7 2017 lúc 14:48

Mình thì thấy bài viết của bạn khá tạm:

+Các từ ngữ dùng chưa được trau chuốt (rè bỉu -> dè bỉu,...)

=> Làm cho câu văn thiếu tính tự nhiên, như bị gò bó.Thay vào đó là bạn nên thay một số từ ngữ khác giảu tính biểu cảm hơn.

Phần mở bài: giới thiệu chưa được rõ.Nếu làm cách cơ bản thì bạn phải giới thiệu từ tác giả đến tác phẩm hoặc giới thiệu khái quát về tác phầm " Trong lòng mẹ " trích trong những ngày thơ ấu".

=>Phần mở bài không hay nên dễ làm cho người đọc cảm thấy chán.

Phần thân bài: Thì tạm được!ỔN

Phần kết bài:Thì mình nghĩ bạn không nên đưa tác phẩm " Tức nước vỡ bờ " trích trong " Tắt đèn " và tác phẩm "Lão Hạc" vào bởi mình cảm thấy phần kết làm thế thì hơi lan man. Nếu bạn đưa phần so sánh mỗi tác phẩm này lên trên phần đầu thân bài thì có lẽ sẽ hợp lí hơn.

***Ý kiến của riêng mình thôi!hihi

Bình luận (0)