Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Như Trần Thị
Xem chi tiết
Quỳnh Như Trần Thị
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 17:51

Phần đọc hiểu đâu em ơi !

Nguyễn Mậu Duyên
Xem chi tiết
Quỳnh Như Trần Thị
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đạt Trần
10 tháng 1 2018 lúc 21:09
Có lẽ,trong mỗi chúng ta ,những người con sinh ra trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu,đã từng trải qua không khí đón tết cổ truyền dân tộc.Và tôi cũng vậy,ngày tết cổ truyền luôn là ngày tôi chờ đợi ,háo hức nhất trong một năm.Dù ai đi xa,học tập,hay công tác ở khắp mọi miền của Tổ Quốc,đều mang trong một nỗi nhớ quê hương:”Quê hương nếu ai không nhớ,sẽ không lớn nổi thành người”.Tết cổ truyền là dịp tốt nhất để anh em,bạn bè,gia đình..đoàn tụ,quây quần sau những tháng ngày xa cách. Ấn tượng về ngày tết cổ truyền xuất hiện trong tâm trí tôi từ những lúc còn bé.Những lần đi chợ tết cùng bố mẹ,bạn bè thật khó quên,không khí đón tết thật sôi nổi,nhộn nhịp,mọi người đua chen nhau để vào chợ tết.Một năm lao động vất vả ,mệt nhọc,một năm học tập căng thẳng,áp lực rồi cũng qua đi ,để hướng tới một sự khởi đầu mới.Tết trong tôi là những đêm cùng mẹ nấu bánh chưng.Phong tục nấu bánh chưng ngày tết là một truyền thống tốt đẹp có từ thời vua Hùng.Dân tộc nào cũng có những món ăn truyền thống riêng.Bánh chưng,bánh dầy chính là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam,là những món ăn ý nghĩa nhất dâng lên thờ cúng tổ tiên.Đồng thời,bánh chưng,bánh dầy còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguốn,nhớ công ơn sinh thành,nuôi dưỡng của cha mẹ.Những lần cùng bạn bè vào chùa hái lộc,thắp hương,để cầu mong một năm mới may mắn,an lành sẽ đến với chúng ta.Cùng anh chị,bố mẹ chờ đợi từng phút,từng giây đón khoảnh khắc giao thừa,chuyển giao sang năm mới.Những tiếng pháo nổ inh ỏi,vang vọng là một nét đẹp quen thuộc trong đêm giao thừa.Bữa cơm năm mới cùng gia đình thật ấm áp, nó như xua đi cái rét giá lạnh của tiết trời mùa đông.Mọi người cùng quây quần,sum họp vui vẻ nói chuyện cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.Ai cũng vậy,đều thích được nhận những bao lì xì xinh xắn,dễ thương trong ngày tết.Mặc dù,số tiền lì xì nhận được từ mọi người là không nhiều nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn.Cầu chúc cho mọi người gặp được nhiều may mắn,có sức khỏe dồi dào,học tập tốt...Có lẽ ,ngày tết là ngày mà mọi người khoác trong mình những bộ cánh đẹp nhất trong một năm…Tết cổ truyền là một niềm vui,một sự khởi đầu,ba chữ”Tết Nguyên Đán “ đã nói lên điều đó.”Nguyên” có nghĩa là bắt đầu,”Đán “ là buổi ban mai,là sự khởi đầu của một năm mới.Năm mới đến,cũng là lúc chúng ta thêm một tuổi mới ,bố mẹ chúng ta cũng già thêm một tuổi.Những sợi tóc bạc, những nếp nhăn của bố mẹ cứ in hằn trong tâm trí tôi.Tôi chỉ muốn thời gian dừng lại,không trôi qua nữa mà không thể được.Thời gian như một mụ phù thủy xấu xa cướp đi tuổi xuân,những kỉ niệm của mỗi chúng ta.Nhưng thời gian thì không chờ đợi ai cả,vì vậy chúng ta phải sống thật tốt với mọi người xung quanh để không phải nuối tiếc quá nhiều.Tôi tự hứa với lòng mình ,sẽ trân trọng những giây phút quý giá bên bố mẹ.Đón tết với một niềm vui ,hạnh phúc là một niềm may mắn với cá nhân tôi.Trên dải đất hình chữ S của chúng ta,còn rất nhiều những gia đình khó khăn rất cần sự quan tâm của mọi người.Hy vọng,những tấm lòng vàng quyên góp từ thiện của mọi người sẽ phần nào xoa dịu được nỗi buồn trong họ. Rồi những chiến sĩ nơi biên giới,hải đảo xa xôi còn đang chiến đấu,bảo vệ hòa bình,độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.Cảm ơn các anh rất nhiều,những anh hùng trong thời đại mới.
nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 20:30

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên đượ

Phan Ngọc Minh
Xem chi tiết
Nguyên Vương
11 tháng 8 2017 lúc 20:41

Mùa hè đến cũng là mùa thi và là mùa chia tay của học sinh với mái trường với thầy cô. Mỗi khi nhắc đến mùa hè trong tôi lại có cảm giác nao nao đến khó tả, buồn vui lẫn lộn. Vui vì sắp được nghỉ hè, được đi những nơi mà tôi thích, nhưng lại buồn khi nhớ về thầy cô, bè bạn.

Khi những tia nắng bắt đầu của mùa hè chiếu xuống mặt đất, vạn vật cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cây cối giường như cùng gồng mình lên để chống chọi lại cái nắng ghê gớm trong thời gian sắp tới. Những đóa phượng bắt đầu chớm nở trên những tán lá xanh mướt báo hiệu mùa hè đã đến. Mùa hè tuy nóng bức nhưng em rất yêu mùa hè, yêu loài hoa báo hiệu hè về. Đó là loài hoa gắn bó với bao lớp học sinh chúng em. Những cánh phượng đỏ rực cả góc sân trường trông thật đẹp mắt. Dưới ánh nắng mặt trời mùa hè nóng bỏng, màu đỏ ấy càng trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Phượng nở đỏ cả một vùng trời, từng chùm từng chùm như những đốm lửa nhỏ. Nhìn từ xa, cây phượng như một đống lửa đang cháy hừng húc giữa lưng trời. màu đỏ của hoa phượng càng làm cho cái nắng của mùa hè thêm chói chang.

Ngoài biểu tượng đặc trưng là hoa phượng mùa hè không thể thiếu được âm thanh của những tiếng ve. Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè. Những chú ve cứ ca lên những bài ca chào đón mùa hè mà không bao giờ ngừng. Dù bạn có đến bất kì một ngóc ngách nào, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ve kêu. Những chú ve còm cõi, kêu đến khi kiệt sức mà chết đi. Cuộc sống của chúng tuy ngắn ngủi nhưng lại đem lại niềm vui cho mọi người. Mỗi sáng sớm, khi vừa mở mắt, ta đã nghe tiếng ve kêu râm ran. Ve kêu nhiều quá đôi khi làm ảnh hưởng tới con người, nhưng không có tiếng ve thì chưa phải là ngày hè.

Khi tâm trạng buồn vì phải chia ta với mái trường thân yêu, chia tay với bao bạn bè, thầy cô thân thương thì âm thanh của tiếng ve trở nên da diết hơn, buồn hơn.

Mùa hè đến cùng phượng và ve kêu, mùa chia tay với mái trường, mùa của sự nghỉ ngơi sau một năm học đầy vất vả. Mùa hè cũng là mùa thi. Nhưng sau khi tạm gác nhiệm vụ học tập lại, chúng ta lại hòa mình vào những hoạt động vui chơi đầy bổ ích và lí thú của những ngày hè.

Chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ.

Sau một năm học, ai trong số học trò cũng mong ngóng đến ngày hè, ngày hè hứa hẹn bao nhiêu niềm vui, bao trò chơi thú vị. Hè đến các em sẽ được thỏa sức hòa mình trong những chuyến đi chơi, ngắm hoa phượng nở, nghe tiếng ve kêu và đặc biệt sau kỳ nghỉ hè các em lại được đến trường, được lên lớp với bao điều hứa hẹn trong trang sách của tuổi học trò.

Nguyên Vương
11 tháng 8 2017 lúc 20:46

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.

Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.

Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.

Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mai được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:

- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!

Em trả lời:

- Xì! Chưa chắc.

Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:

- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.

Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.

Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.

Lãnh Hạ Băng Di
Xem chi tiết
Tiểu Yến Tử
15 tháng 4 2017 lúc 7:07

Ông nội kính nhớ!
Từ hôm hè đến nay đã ba tháng, cháu nhớ nội ghê! Nội vẫn khỏe ạ? Hằng ngày, ông vẫn ra sau vườn tập thể dục rồi tưới cây phải không?
Dạo này mưa nhiều, ông đi đứng nhớ cẩn thận ông nhé, ngoài vườn khá trơn đấy! Trên đây, gia đình cháu vẫn bình thường. Bố mẹ đều đi làm cả ngày. Cháu và bé Na học bán trú. Chiều về, cả nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.
Ông ơi! ông có biết không? dạo này tai nạn giao thông diễn ra rất nhiều đấy ạ. Trên đường đi học về, cháu và bố gặp rất nhiều vụ tai nạn. Có những vụ còn có người mất đấy ông ạ, nhìn rất thương tâm.
Bộ giao thông mới ra điều luật mới, ra đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và trong người không được có nồng độ còn trong người đấy ạ. Ông có biết điều này không ạ? Nếu ông chưa biết thì ông phải tìm hiểu kĩ ông nhé.
Ông cũng phải chấp hành đấy ông nhé. Ông không được đi uống rượu rồi tự lái xe máy về đâu ông nhé. Như thế là vừa nguy hiểm cho ông, vừa nguy hiểm cho người đi lại trên đường ông ạ. Mai cháu sẽ bảo bố cháu mua cho ông bà một bộ mũ bảo hiểm thật xịn, rồi gửi về cho ông, để ông đi xe ra đường thật an toàn ạ.
Ông bà nhớ giữ gìn sức khỏe thật cẩn thận ông nhé. Đến ngày quốc khánh gia đình cháu lại về thăm ông bà ạ.
Cuối thư, cháu chúc ông bà luôn luôn khỏe mạnh, sông lâu trăm tuổi và luôn yêu thương chúng cháu ạ.
Cháu của ông,

good luck!vui

nguyen minh ngoc
Xem chi tiết
Não cá vàng
29 tháng 3 2017 lúc 20:23

Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý

Để được viên ngỌc hoàn mỹ người ta phài dùi mài đẽo gọt,chế tác ,thậm chí nó đem sử dụng mà vẫn còn vết tì xước <các cụ nói ngọc còn có vết > .
Người không được học làm sao mà biết được lý lẽ sống ở đời , <Tri lý >. ở đây là sự hiểu biết về mọi kiến thức sâu rộng của cuộc sống ,ví như có học mới biết được kiến thức xã hội ,mới hiểu biết được cách sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Với cách so sánh đối xứng giữa đồ vật và người ,với cách lập luận chặt chẽ về ngôn từ ,câu nói trên được trở thành câu tục ngữ nói về sự răn đe dạy dỗ của con người ,nhắc nhở và khuyến khích mọi ngừoi nên tích cực học tập để trở thành người tốt .

Ca dao:

"Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Con người ta có khác gì,
Học hành *** nát ngu si hư đời."

Chúc bạn được như ý

---------------------------------

Sầu Vạn Cổ
Khói thuốc vàng tay sầu vẫn sầu !
Người ơi! người hỡi có hay đâu ?
Có đàn chim nhỏ bay về tổ
Nhặt lá vàng rơi vẫn thấy sầu!

Nhớ Một Người
Lặng đếm thời gian nhớ một người
Dẫu rằng đôi ngã cách đôi nơi
Mỗi lần mưa lạnh hoàng hôn đổ
Thương nhớ người yêu ở phương mô?

Tình Tan vỡ
Xác pháo nhà ai vương đỏ thềm
Sao lòng tôi lạnh tựa đêm sương
Lắng nghe tim khóc tình tan vỡ
Lê gót đau buồn giữa phố đêm!

Nguyễn Mai Khánh Huyề...
29 tháng 3 2017 lúc 20:26


Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Não cá vàng
29 tháng 3 2017 lúc 20:22

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Huong Tran
Xem chi tiết