Giúp e vs ak
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản
1.Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé diễn ra theo thứ tự hợp lí? Em có nhận xét gì về ước mơ khát vọng của cô bé?
2.Khi diêm tắt, tất cả mộng tưởng đều biến mất chỉ còn lại thực tế. Em hãy nhận xét đây là thực tế như thế nào?
3.Khi nói về mộng tưởng và thực tế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
4.Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua những ước mơ của cô bé bán diêm là gì? Từ đó em hiểu gì về tầm lòng của nhà văn?
5.Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm trong câu truyện.
6.Hình ảnh cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những người như thế nào trong xã hội? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
Thông qua tác phẩm “Cô bé bán diêm”, An – đéc – xenđã thể thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, em hãy viết đoạn văn diễn dịch từ 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng 01 trợ từ. (gạch chân dưới trợ từ)
Em tham khảo nhé:
Thông qua tác phẩm “Cô bé bán diêm”, An – đéc – xenđã thể thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu.Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, ....Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Dù khép trang sách lại nhưng hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm (Trích từ tác phẩm cô bé bán diêm)
Tham khảo:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Đọc đoạn tríchsau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡrét một chút nhỉ? Giá em có thểrút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy.Ngọnlửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.Em hơđôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dịlàm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước mộtlò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò,lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.”(SGK Ngữ văn 8-Tậpmột, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)Câu 1(1.0 điểm):Đoạntríchtrên được rút ratừvăn bản nào? Tác giảcủavăn bảnđólàai? Câu 2(1.0điểm):Chỉrõvà nêu tác dụng củatrợtừđược sửdụngtrong câu văn in đậm.Câu 3(2.0 điểm):Em bé đã có mộng tưởng gì trong lần quẹt diêm được nhắc đến trong đoạn trích trên? Vì sao em bé lại có mộng tưởng đó?
Câu 1:
Tại sao truyện "cô bé bán diêm" lại là truyện ngắn mà không phải truyện cổ tích?
xác định cụm cv : trong buổi sáng lạnh lẽo ấy , ở 1 xó tường , người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
CN: 1 em gái
VN: có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
chỉ bt thế :/
câu 1: tại sao truyện ngắn anddecsxen lại gọi là truyện cổ tích anđécxen
câu 2: viết 1 đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm và đoạn kết chuyện nói chung
giúp tôi với tôi cần gấp lắm!
cám ơn!!!!!!!!
Tham khảo:
Câu 1: Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....
Câu 2:
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói riêng và đoạn kết của truyện nói chung là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
giúp tôi với sáng mai phải nộp rồi!!!!!
cám ơn nhiều lắm!!!!!!!!!!!!!
Em tham khảo nhé:
1.
Vì truyện ngắn của ông mang phong cách giản dị,đan xen giữa huyền ảo và hiện thực.Trong truyện có nhiều tính chất và hình ảnh hư cấu như nàng tiên ông bụt....
2.
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Viết đoạn văn cảm nhận về cô bé bán diêm. Mong giúp em với ạ em cảm ơn!
Tham khảo:
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
ghi 1 đoạn văn (10-12 câu). Em hãy hoá thân vào nhà văn và nghĩ ra một cái kết tốt đẹp hơn cho em bé
các bạn giúp mình với mình đang cần gấp
Tham khảo:
Trong khoảnh khắc que diêm cuối cùng dập tắt, em thấy người bà hiền từ của mình hiện lên. Em gọi theo:
- Bà ơi, cho cháu theo với!
Bà mỉm cười, sà xuống, nắm lấy bàn tay đang buốt giá của em đưa em bay lên trời. Trong thoáng chốc, em thấy mình nhẹ bẫng, em mỉm cười vì được nắm tay bà. Tâm hồn em trở nên ấm áp hơn bao giờ hết.
Em nhắm nghiền mắt lại, khi mở ra đã thấy mình ở một nơi tràn ngập ánh sáng, em thấy hào quang tỏa ra ở khắp mọi nơi. Em hỏi bà:
- Đây là đâu vậy ạ?
Bà nhìn em dịu dàng đáp:
- Thiên đường cháu ạ. Nơi bà cháu mình sẽ sống cùng nhau thật hạnh phúc?
- Thật sao ạ?- cô bé reo lên sung sướng
Không đáp lại nữa, bà dẫn cô bé đến một ngôi nhà khá khang trang. Ngay khi vừa bước vào, cô đã nhìn thấy một cây thông to lớn với quả chuông treo lủng lẳng và ở bên dưới là một đống quà chất đống. Cô bé chạy ngay vào cầm một vài túi quà và quay ra hỏi bà:
- Nó là của ai vậy ạ?
- Của cháu đấy. Ta đã định tặng cho cháu những món quà này từ rất lâu. Nhưng ở dưới trần gian ta không thể làm thế...
Cô bé ôm chầm lấy bà, rơm rớm nước mắt. Bà dẫn cô vào nhà bếp. Một bàn tiệc thịnh soạn đã bày ra trước mắt. Cô bé giờ đây đã không phải nhìn qua tấm kính nữa mà hoàn toàn có thể thưởng thích một con gà tây thơm ngon. Cô bé ăn một cách ngon lành vì em đã rất đói giữa giá rét. Người bà chỉ nhìn cháu ăn, thỉnh thoảng lại nói “Cháu của bà dễ thương quá!”.
Sau khi ăn xong, cô bé còn được bà đưa cho một bộ quần mới rất lộng lẫy. Khi khoác lên người, từ một cô bé mặt mày đen nhẻm, bộ quần áo rách rưới đã biến thành một nàng công chúa trắng trẻo và xinh đẹp. Bà kéo em ngồi xuống bên mình, vừa xoa đầu vừa khẽ hỏi:- Cháu có muốn ở đây với bà không? Cháu có muốn về với bố không?
Nụ cười trên môi cô bé vụt tắt. Cô cúi gằm mặt, lòng nặng trĩu suy tư.
- Cháu, cháu… Bố cháu tuy hay uống rượu, hay đánh đập cháu nhưng bố vẫn là bố của cháu. Bố không còn ai ngoài cháu cả. Nhưng sống ở đây bà có hạnh phúc không ạ?
Bà nhìn cô đầy cảm thông:
- Có chứ, và giờ có thêm cháu ta càng hạnh phúc. Ở đây cháu sẽ không bao giờ thấy mùa đông hay tuyết rơi cả mà nó luôn được sưởi ấm bằng tình yêu thương.
- Vậy ạ? Vậy cháu sẽ ở đây với bà. Nhưng cháu có thể gặp bố lần cuối không? Gặp trong giấc mơ ấy ạ.
Bà gật đầu đồng ý. Bà đưa cô bé thâm nhập vào giấc mơ của người cha đang trong men say. Cô bé nói với bố rằng:
- Bố à, giờ con không thể ở bên cạnh bố nữa nhưng con sẽ luôn dõi theo và cầu nguyện cho bố. Bố nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng uống nhiều rượu nữa nhé! Con, bà và mẹ yêu bố!
Rồi cô bé biến mất. Hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau. Trên thiên đường, cô còn được đi học, được vui chơi và có cả những bạn bè đồng trang lứa. Cuộc sống của cô tràn ngập tiếng cười.
Còn người bố, sau khi tỉnh dậy, tự thấy giấc mơ của mình kì lạ. Nhưng khi nhận được tin đứa con gái bé bỏng của mình qua đời trong đêm giao thừa rét mướt, người bố đã hiểu ra tất cả. Ông hối hận về những gì đã làm với con. Và ông khóc, khóc cho một linh hồn bé bỏng, khóc vì dằn vặt bản thân.
Sau này, ông quay lại con đường lương thiện, chăm chỉ làm ăn, gây dựng sự nghiệp và giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh như một cách chuộc lỗi với con gái mình.