Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Phan Hòa
Xem chi tiết
Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 15:03

tk 

+ Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre

Bình luận (0)
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyệt Anh Trình
3 tháng 10 2021 lúc 20:27

Alo có ai giúp mik ko z

Bình luận (0)
Tùng Khói
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 19:33

Tham khảo:

Phụ nữ trong xã hội nay đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức và vai trò của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Anh
14 tháng 10 2021 lúc 19:46

1.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

2.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

3.
Rủ nhau ra tắm hồ sen
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 19:47

Em tham khảo ở đây nhé:

Ca dao tục ngữ về tình yêu quê hương đất nước - Những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người

Bình luận (0)
Trần Duy Thanh
Xem chi tiết
Phạm Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 10 2021 lúc 23:09

1. Biểu cảm

2. NV giao tiếp: những người con gái trong xã hội phong kiến

Nói về nỗi khổ của họ trong xã hội xưa

3. 

Em tham khảo:

- Phép so sánh, liệt kê

 Bằng việc sử dụng thành công phép so sánh trong bài ca dao trên đã làm nổi bật lên được hình ảnh, số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Tác giả lấy hình ảnh của " hạt mưa sa " và " hạt mưa rào " để so sánh với hình ảnh người phụ nữ. Chính phép tu từ đã làm tăng sức biểu cảm cho bài ca dao. Đồng thời, nó còn giúp ta hình dung ra một cuộc sống, số phận trôi dạt, luôn bấp bênh bởi nhiều người khác và không có quyền làm chủ bản thân của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

4. 

Em tham khảo:

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Bình luận (0)
Lục Sênh
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
31 tháng 10 2021 lúc 21:36

tham khảo

 

Ca dao là tiếng hát trữ tình của người lao động. Niềm tự hào về quê hương đất nước, nghĩa tình gia đình, cộng đồng, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp…đều được thể hiện qua những lời ca đằm thắm, thiết tha. Tình yêu lứa đôi với những cung bậc như nỗi nhớ thương, lòng chung thủy cũng là những giai điệu đẹp trong khúc hát trữ tình sau lũy tre xanh.

 

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhưng trong ca dao, có những bài đã hình tượng hóa nỗi nhớ bằng những hình ảnh cụ thể. Như bài ca dao sau:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt/Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt/Mắt thương nhớ ai?/Mắt ngủ không yên

                          Đêm qua em những lo phiền

                                Lo vì một nỗi không yên một bề.

Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Nỗi niềm thương nhớ người yêu của nhân vật trữ tình đã được cụ thể hóa bằng những hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt để bày tỏ tâm trạng của mình .

 

Bài ca dao có mười hai câu thì sáu câu đầu là hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt

Cái khăn được hỏi đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 câu thơ( tức nửa bài ca dao). Cũng đúng thôi vì đây là vật gắn bó, gần gũi với người con gái. Trong tình yêu, khăn trở thành vật trao duyên: “Nhớ khi khăn mở, trầu trao. Miệng chỉ cười nụ, biết bao ân tình”. Sáu câu vãn bốn, được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại sáu lần từ “khăn” và ba lần câu hỏi thẫn thờ “Khăn thương nhớ ai?” như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Cố nhiên, cái khăn tự nó không làm nên chuyện. Nhưng đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chiếc khăn rơi xuống đất, rồi lại được nhặt lên để vắt trên vai, để chùi nước mắt. Đó là nỗi nhớ có không gian. Hình ảnh khăn gợi lên tâm trạng bối rối, trông ngóng, thẫn thờ. Sáu câu, hai mươi bốn từ, có mười sáu thanh bằng mà hầu hết là thanh không, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn man mác, nhẹ nhàng. Nỗi nhớ bên trong réo thúc bùng sôi nhưng được nói ra thật ý vị, ngọt ngào. Đó là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu nỗi nhớ, biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình

Bình luận (0)
Hứa Tố Quyên
Xem chi tiết