Bánh trôi nước

June Trần
Xem chi tiết
Laville Venom
15 tháng 5 2021 lúc 7:27

tham khảo nha bn 

Bài thơ bánh trôi nước của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một bài thơ  thất ngôn tứ tuyệt .Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước - một loại bánh truyền thống của Việt Nam ta.Bà đã gián tiếp nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến "bảy nổi ba chìm" lang mang vô định mà chẳng biết cuộc đời họ sẽ trôi dạt về đâu,sẽ đến đâu,tròn trịa hay méo mó,cuộc đời của họ hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tay người khác mà họ chẳng thể nào tự quyết định được .Đồng thời,bài thơ cũng ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xã hội phong kiến với những phẩm chất như chung thủy ,sắc son

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 5 2021 lúc 22:47

Tham khảo nha em:

Bài thơ bánh trôi nước của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một bài thơ  thất ngôn tứ tuyệt .Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước - một loại bánh truyền thống của Việt Nam ta.Bà đã gián tiếp nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến "bảy nổi ba chìm" lang mang vô định mà chẳng biết cuộc đời họ sẽ trôi dạt về đâu,sẽ đến đâu,tròn trịa hay méo mó,cuộc đời của họ hạnh phúc hay khổ đau đều nằm trong tay người khác mà họ chẳng thể nào tự quyết định được .Đồng thời,bài thơ cũng ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xã hội phong kiến với những phẩm chất như chung thủy ,sắc son

 
Bình luận (0)
Minh Nhân
14 tháng 5 2021 lúc 22:47

Em tham khảo nhé !

Bài thơ " Bánh trôi nước " là một bài thơ miêu tả về quy trình nặn và nấu bánh trôi. Bài thơ đã miêu tả hình dáng của chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn với cách nấu bánh phải 7 phần bánh nổi 3 phần bánh chìm thì chiếc bánh trôi mới chín được. Qua việc tả về chiếc bánh trôi, bài thơ gợi cho ta liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ . Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

 
Bình luận (0)
Nguyễn An Thanh Thảo
Xem chi tiết
an nguyễn
Xem chi tiết
hehehe
3 tháng 9 2021 lúc 14:05

ass

Bình luận (0)
Ngọc gia bảo Lê
3 tháng 9 2021 lúc 14:09

đề bài là gì vậy bạn :DD???

Bình luận (1)
Nguyen Mai Anh
Xem chi tiết
#Blue Sky
12 tháng 9 2021 lúc 1:01

Bạn "tham khảo" nha ^ ^
Bài thơ "Bánh trôi nước" của hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp "vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình ”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

Bình luận (0)
Hêuhebdbrn
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 20:09

Không

Bình luận (0)
Bùi Quang Minh
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 21:03

Thành ngữ: "Bảy nổi ba chìm" dùng để ví cảnh ngộ cuộc đời, thân phận của 1 người phụ nữ lên xuống, phiêu giạt, long đong, vất vả nhiều bề.

Bình luận (0)
goku
18 tháng 9 2021 lúc 21:07

Thành ngữ "bảy nổi ba chìm " tác dụng nhấn mạnh số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Chúc An
Xem chi tiết
dũng pds
Xem chi tiết
Trần Quốc Khánh
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 10 2021 lúc 21:12

Em tham khảo:

Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa cũ luôn gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ xuất sắc khi sử dụng một hình ảnh quen thuộc "bánh trôi nước" và đã tạo cho bạn đọc một sợi dây nối vô hình giữa những con người khác nhau, hai thời đại khác nhau đó chính là sự cảm thông: Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hai tiếng "thân em" đi vào trong văn học đã trở thành một hình tượng quen thuộc để nói về người phụ nữ, người con gái trong xã hội phong kiến. Kể đến trong ca dao:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Hay:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cầy

"Thân em" thân thuộc và thân thương. Không phải "thân chị, thân cô" mà là "thân em". Cách gọi ấy toát lên một sự nhỏ bé, một số phận thấp kém không được xem trọng trong xã hội. Và "thân em" ấy được hình dung tưởng tượng so sánh với hình ảnh bánh trôi nước. Một hình ảnh chạy xuyên suốt bốn câu thơ, Hồ Xuân Hương với con mắt nghệ sĩ của mình, tâm hồn bà mở ra đón nhận những rung động mới lạ khi làm bài thơ này. Dựa vào đặc điểm riêng biệt của bánh trôi: bên ngoài trắng và tròn mịn bởi lớp bột thơm tho nên tác giả đã ví người con gái đẹp, và nõn nà như bánh trôi. Đó là nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ Á Đông, dịu dàng và đằm thắm biết mấy. Không những có điểm tương đồng vẻ ngoài mà bên trong đều có tâm hồn cao quý "tấm lòng son" ấy vừa là son sắc, thủy chung, trinh nguyên. Nhưng tiếc thay, thân phận phụ nữ lại "bảy nổi ba chìm với nước non". Một cách vận dụng thành ngữ (ba chìm bảy nổi) quen thuộc và lối so sánh đã hiện lên thân phận hẩm hiu, dầm mưa dãi nắng của cuộc đời. Người phụ nữ xưa không làm chủ được cuộc đời của chính họ, chính những áp bức bất công, những khổ đau và bất bình đẳng trong xã hội đã khiến họ long đong lận đận, trôi dạt trên biển đời rộng lớn và mênh mông không tìm thấy một nơi để về. Để rồi họ phó mặc cuộc đời mình cho kẻ khác:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Khi làm bánh trôi nước, thợ làm bánh có công đoạn nhào nặn bột để thành hình dạng bánh trôi. So sánh như vậy với người phụ nữ tức những số phận nhỏ bé ấy chẳng những mông lung không tìm ra phương hướng mà nó còn bị sự thô bạo phũ phàng vùi dập tấm thân, tâm hồn của họ. Hai từ "mặc dầu" như chứa đựng một sự phó mặc và bất lực của người phụ nữ trước những hành hạ về thể xác và tâm hồn. Mọi thứ khiến họ bị tổn thương. Nhưng không vì thế, mà người phụ nữ mất đi vẻ đẹp vốn có của mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Sau bao thử thách gian truân nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ không hề mai một. Chính kết cấu đối lập đã tạo ra một sự khác biệt giữa tấm lòng của họ và những gì họ phải trải qua và chịu đựng. Sau cùng họ vẫn giữ một thái độ kiên quyết, nhất định bảo vệ tâm hồn của mình, thứ còn sót lại duy nhất họ có thể làm chủ. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi người chúng ta là những vùng kì diệu vô hình chỉ chính họ mới biết tâm hồn họ cần gì, muốn gì? Họ dù bị “nặn” "bảy nổi ba chìm" nhưng họ vẫn muốn giữ lại phần tâm son sắc, trong trắng và thủy chung của mình. Đó là nét đẹp riêng biệt và cao quý nhất của người con gái, người phụ nữ Việt Nam. Hồ Xuân Hương làm bài thơ không chỉ thể hiện sự cảm thông mà còn khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu cho số phận phụ nữ thời phong kiến xưa. Tuy gian khổ, trầm luân nhưng tâm hồn họ vẫn sáng mãi, chiếu dọi cả một thời đại.

Bình luận (0)
bách nguyễn
Xem chi tiết