Em hãy nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Ân dộ chống thực dân Anh cuối thế kỉ mười chín- đầu thế kỉ hai mươi
Em hãy nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Ân dộ chống thực dân Anh cuối thế kỉ mười chín- đầu thế kỉ hai mươi
Diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức, đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh nhưng đều thất bại do sự chênh lệch về lực lượng và chính sách chia rẽ của thực dân Anh
Câu trả lời đầy đủ và chính xác nhé bạn:
Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn độ chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
-Phong trào đấu tranh ở Ấn độ diễn ra liên tục mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều tầng lớp giai cấp đặc biệt đến đầu thế kỉ XX giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông, có tổ chức thể hiện tính giai cấp ngày càng cao
-Mặc dù các phong trào lần lượt thất bại vì sự đàn áp chia rẽ của thực dân Anh, chưa có lãnh đạo thống nhất, chưa có sự liên kết đấu tranh và chưa có sự đấu tranh đúng đắn, song các phong trào yêu nước chống thực dân Anh của nhân dân Ấn độ không bị dập tắt, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.
Trình bày những hiểu bik của em về Ấn độ
Tên nước: Cộng hòa Ấn Độ
· Thủ đô: Niu Đê-li
· Diện tích: khoảng 3,3 triệu km2
· Dân số: Xấp xỉ 1,148 tỷ người (2008).
· Ngày Quốc khánh: 15/8/1947
· Tôn giáo: Có sáu tôn giáo chính: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%...
· Ngôn ngữ: 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ khác. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, khoảng 45% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi
· Đơn vị tiền tệ: Rupi
· Thể chế chính trị: Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị.
- Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) và Hạ viện (Lok Sahba) có 543 ghế.
- Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng.
Những hiểu biết đầy đủ tổng quan về đất nước Ấn Độ:
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ẤN ĐỘ
· Tên nước: Cộng hòa Ấn Độ
· Thủ đô: Niu Đê-li
· Diện tích: khoảng 3,3 triệu km2
· Dân số: Xấp xỉ 1,148 tỷ người (2008).
· Ngày Quốc khánh: 15/8/1947
· Tôn giáo: Có sáu tôn giáo chính: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3% ), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); các tôn giáo khác chiếm khoảng 1,8%...
· Ngôn ngữ: 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ khác. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, khoảng 45% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi
· Đơn vị tiền tệ: Rupi
· Thể chế chính trị: Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị.
- Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) và Hạ viện (Lok Sahba) có 543 ghế.
- Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng.
2. CHÍNH PHỦ
· Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp.
· Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ. Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu, song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.
3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
· Nằm tại Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển.
· Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông và Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km² xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) vàPakistan (2.912 km).
4. KHÍ HẬU
· Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có sự tác động từ hai nơi này và mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa. Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ.
· Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ. Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đớt mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao
5. KINH TẾ- GIÁO DỤC
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực. Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa.
· Bắt đầu từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện chính sách “hướng Đông” với mục đích là để hội nhập kinh tế và hợp tác chính trị với Đông Nam Á, kết quả của cách tiếp cận thực tế hơn trong quan hệ đối ngoại. Chính sách này đang mang lại những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Ấn Độ là một đối tác được các quốc gia ASEAN lựa chọn để thiết lập khu vực thương mại tự do từ năm 2003 và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết. Ấn Độ hiện đang có mức thuế suất trung bình ở mức cao trên thế giới nên việc Ấn Độ cắt giảm thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam nhờ sự chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế thông thường.
· Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong một thập kỷ vừa qua là khoảng trên 6%/năm. Năm 2008-2009, GDP tăng 6,7%, dự kiến năm 2009-2010 tăng 6,5-7%.
· Khác với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn vào công nghiệp cũng như xuất khẩu mà phụ thuộc phần quan trọng vào lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang tăng 15-20% hàng năm.
· Ấn Độ rất chú trọng tới phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Năm 2005-2006, nước này xuất khẩu 31,4 tỷ USD phần mềm tin học, năm 2006-2007 xuất khẩu 40 tỷ USD và năm 2008-2009 xuất khẩu 46,3 tỷ USD, trở thành một trong những trung tâm của thế giới về dịch vụ công nghệ thông tin.
Nhờ những lợi thế này, Ấn Độ đang trở thành quốc gia thu hút sự chú ý của giới kinh doanh toàn cầu.
Giáo dục:
Ngày nay, Ấn Độ được thừa nhận là cái nôi của nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với một mạng lưới các trường đại học và cao đẳng bao gồm các học viện tiêu chuẩn quốc tế cung cấp chất lượng giáo dục tốt với chi phí học tập và sinh hoạt thấp, Ấn Độ đang nổi lên là một điểm du học hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.
6. VĂN HÓA
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.
7. XÃ HỘIXã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp". Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit ("tiện dân cũ") và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt.Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều. Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình. Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh, và tỷ lệ ly hôn rất thấp. Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18. Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr,Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi. Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti.
8. ẨM THỰCNét đặc trưng của ẩm thực Ấn Độ trước tiên thể hiện ở việc kết hợp hài hòa các loại gia vị. Mỗi khu vực, mỗi vùng miền ở Ấn Độ lại có những món ăn sử dụng các loại gia vị khác nhau với đặc trưng và kỹ thuật chế biến riêng.
Sự đặc sắc trong các món ăn của miền Bắc Ấn Độ được thể hiện qua việc sử dụng một cách hài hòa các nguyên liệu thực phẩm như: sữa, bơ sữa, sữa chua. Các món ăn ở đây thường không thể thiếu nước sốt. Bên cạnh đó, còn có một số các thành phần nguyên liệu khác được sử dụng thường xuyên như: ớt, nghệ và quả hạch…
Các món ăn của miền Bắc Ấn thường không thể thiếu nước sốt.
Ở miền Đông Ấn Độ, nổi bật là những món ăn của vùng Orissa, Bengal và Assam với cách pha chế gia vị vào món ăn một cách tinh tế. Các món ăn tại những vùng này thường sử dụng mù tạc, cây thì là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Súp gà miền Đông Ấn Độ với hương vị mù tạc rất rõ rệt.
Trong khi đó, các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Và những món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau.
Một bữa ăn của người dân miền Nam Ấn Độ.
Các món ăn của miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha còn các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
Món ăn miền Tây Ấn Độ chịu ảnh hưởng nhiều từ các nước lân cận.
Với người dân Ấn Độ, gia vị được xem là yếu tố không thể thiếu để tạo ra một món ăn ngon. Ví như các loại bột làm từ ngô, lúa mạch, đậu có tác dụng làm sánh đặc thức ăn, lá cà ri (thường ở dạng lá tươi, sấy khô hoặc xay nhuyễn thành bột) tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn của người Ấn. Ngoài ra, còn có nhiều loại gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm, được chiết xuất từ các loại thảo mộc như nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… thường được dùng để tạo ra các vị chua, cay, béo. Một điểm lưu ý trong khâu chế biến món ăn của người Ấn là trước khi dùng để nêm vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan.
Cho biết những thành phần nào trong xã hội Ấn Độ tham gia giải phóng dân tộc. Em có nhận xét gì trước hiện tượng đó?
Cuộc đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ do tư sản Ấn Độ lãnh đạo với một con đường hòa bình. Tuy nhiên đường lối bất bạo động của Gandhi khi thâm nhập vào quần chúng đã được họ sử dụng một cách linh hoạt, ra khỏi sự kiểm soát của chính Gandhi. Điều đó có nghĩa là các lực lượng khác trong xã hội Ấn Độ đã sử dụng các hình thức đấu tranh khác phong phú có cả bạo lực. Công nhân và nông dân là hai lực lượng cơ bản tạo thành động lực cuộc đấu tranh. Đảng Quốc Đại đã đoàn kết các lực lượng trong xã hội vào cuộc đấu tranh chung- đó là nhân tố đảm bảo để tư sản Ấn Độ có thể đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân tộc.
Thực dân Anh thống trị Ấn Độ như thế nào và hậu quả của chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ.
-chính sách cai trị là
+kinh tế : vớ vét, bóc lột nhân dân nặng nề
+chính trị : chính sách "chia để trị "
+văn hóa + giáo dục : Ngu dân
-hậu quả: kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân cực khổ , số người chết đói gia tăng, mâu thuẫn giữa thực dân Anh và nhân dân Ấn Độ sâu sắc
Sự thống trị của thực dân Anh với Ấn Độ:
- Thế kỉ XVII, Anh bắt đầu thống trị Ấn Độ
- Thế kỉ XVIII, Anh hòan thành cuộc xâm lược và áp bức bốc lột nặng nề, áp đặt chính sách cái trị:
+ Chính trị: âm mưu chia để trị
+ Kinh tế: kìm hãm kinh tế Ấn Độ
- Hậu quả: Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạc cho Anh. 26 triệu người chết đói.
Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á , đặc biệt ở Ấn Độ. Sang đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã gạy Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị Ấn Độ. Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân nước này.
Giá trị lương thực xuất khẩu |
Số người chết đói |
||
Năm |
Số lượng |
Năm |
Số người chết |
1840 1858 1901 |
858 000 livrơ 3 800 000 livrơ 9 300 000 livrơ |
1825- 1850 1850- 1875 1875- 1900 |
400 000 5 000 000 15 000 000 |
Thực dân Anh thống trị Ấn Độ như thế nào và hậu quả của chính sách thống trị Anh đối với Ấn Độ
Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á , đặc biệt ở Ấn Độ. Sang đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã gạy Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị Ấn Độ. Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân nước này.
Giá trị lương thực xuất khẩu |
Số người chết đói |
||
Năm |
Số lượng |
Năm |
Số người chết |
1840 1858 1901 |
858 000 livrơ 3 800 000 livrơ 9 300 000 livrơ |
1825- 1850 1850- 1875 1875- 1900 |
400 000 5 000 000 15 000 000 |
Những thành phần nào trong xã hội Ấn Độ tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. Em có nhận xét gì trước hiện tượng đó?
Hỏi chị google đi bạn
Theo dõi mình nha
Cuộc đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ do tư sản Ấn Độ lãnh đạo với một con đường hòa bình. Tuy nhiên đường lối bất bạo động của Gandhi khi thâm nhập vào quần chúng đã được họ sử dụng một cách linh hoạt, ra khỏi sự kiểm soát của chính Gandhi. Điều đó có nghĩa là các lực lượng khác trong xã hội Ấn Độ đã sử dụng các hình thức đấu tranh khác phong phú có cả bạo lực. Công nhân và nông dân là hai lực lượng cơ bản tạo thành động lực cuộc đấu tranh. Đảng Quốc Đại đã đoàn kết các lực lượng trong xã hội vào cuộc đấu tranh chung- đó là nhân tố đảm bảo để tư sản Ấn Độ có thể đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân tộc.
Giúp mk vs
Mai mk học r
Giúp mk vs *_*
Bức tranh đã miêu tả hình ảnh cái bánh ngọt đang nằm ở giữa và xung quanh có rất nhiều người đang cầm dao, nĩa chờ sãn để thưởng thức.
Bức tranh diễn tả Trung quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi trung quốc đang bị các nước tư bản phương tây xâm chiếm. Họ coi trung Quốc là 1 cái bánh, đang chờ thời cơ đẻ cấu xé, nuốt chửng nó...
Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc vì: CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu.
Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc
Phong trào cách mạng Ấn Độ trong những năm cuối TK XIX- đầu TK XX (hoạt động của Đảng Quốc dân Đại hội- phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân).
các bạn ơi làm ơn giải dùm mình câu này đi!!! Please...
so sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào do đảng quốc hội lãnh đạo và phong trào công nhân đầu thế kỉ XV