Bài 8-9-10. Tế bào nhân thực

Mẫn My
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
30 tháng 9 2022 lúc 15:11

Tế bào tuyến tụy

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh.

-  Tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn và homon điều hòa lượng đường trong máu là chức năng của tuyến tụy. Mà enzim và hocmon bản chất chính là protein nên ưới nội chất hạt phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein.

Tế bào bạch cầu

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh.

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein. Mà protein của tế bào bạch cầu tổng hợp là các kháng thể giúp tiêu diệt các tác nhân có hại cho cơ thể.

Tế bào gan

- Lưới nội chất trơn phát triển mạnh.

- Để khử độc và chuyển hoá các chất nên gan cần nhiều enzim trên lưới nội chất trơn phát triển. Do đó mà ở tế bào này lưới nội chất trơn phát triển mạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Khanh
30 tháng 9 2022 lúc 21:45

Tuyến tụy ạ =)))

Bình luận (0)
sugardaddy
2 tháng 10 2022 lúc 15:01

Tế bào tuyến tụy

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh.

-  Tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn và homon điều hòa lượng đường trong máu là chức năng của tuyến tụy. Mà enzim và hocmon bản chất chính là protein nên ưới nội chất hạt phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein.

Tế bào bạch cầu

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh.

- Lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein. Mà protein của tế bào bạch cầu

Bình luận (0)
Mẫn My
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
17 tháng 8 2022 lúc 9:35

Vì trong ti thể có các phân tử DNA nhỏ có dạng vòng. Ngoài ra, các DNA mang thông tin tổng hợp một số protein qua các quá trình thuộc cơ chế di truyền.

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
17 tháng 8 2022 lúc 9:56

- Trong chất nền của ti thể có các phân tử DNA dạng vòng.

- Các DNA mang thông tin tổng hợp một số protein đặc trưng cho ti thể thông qua các quá trình thuộc cơ chế di truyền.

- Ribosome là bào quan nơi sảy ra quá trình sinh tổng hợp protien qua các quá trình dựa trên các khuân mẫu có sẵn.

Bình luận (0)
Phước Lộc
17 tháng 8 2022 lúc 11:13

Ti thể có khả năng tự tổng hợp được protein cho riêng nó vì chúng chứa bộ máy tổng hợp protein đặc trưng riêng: có DNA ti thể (mạch vòng), ribosome, ARN (được tổng hợp từ ADN) và một số loại enzyme riêng của nó. Từ DNA tế bào tổng hợp nên mRNA qua quá trình sao mã, ribosome và RNA tham gia dịch mã tạo thành protein.

Bình luận (0)
Mẫn My
Xem chi tiết
Phước Lộc
14 tháng 8 2022 lúc 15:16

Theo em, tế bào thần kinh và tế bào cơ trưởng thành không có khả năng phân chia. Bởi vì, một tế bào mà không có trung thể, nên không thể tạo ra các thoi phân bào để thực hiện sự phân chia các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào.

Bình luận (0)
OH-YEAH^^
14 tháng 8 2022 lúc 15:13

- Vì khi không có trung thể, thoi vô sắc sẽ không được hình thành để thực hiện quá trình phân chia nhiễm sắc thể trong phân bào. Chính vì thế, tế bào thần kinh và tế bào cơ trưởng thành không có trung thể thì sẽ không có khả năng phân chia.

Bình luận (1)
Đào Bảo Chi
15 tháng 8 2022 lúc 20:36

Tế bào thần kinh và tế bào cơ trưởng thành không có khả năng phân chia. Bởi vì, một tế bào mà không có trung thể, nên không thể tạo ra các thoi phân bào để thực hiện sự phân chia các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào.

Bình luận (0)
Mẫn My
Xem chi tiết
ĐỖ THANH HỢP
13 tháng 8 2022 lúc 9:10

Khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép vì: Cơ thể sống nhất là đối với cơ thể người và động vật có cấu tạo độc đáo quy định cho từng loài, từng cá thể được đặc trưng bởi các protein đặc hiệu cho từng loài, từng cá thể đó. Cụ thể, trên màng tế bào có các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của các cơ thể khác. Vậy nên, khi các tế bào lạ đưa vào cơ thể thì các glycoprotein trên màng sẽ nhận biết và phát tín hiệu cho cơ thể để cơ thể có các cơ chế đào thải tế bào lạ này, gây ra hiện tượng đào thải mô được ghép.

Bình luận (1)
Vũ Quang Huy
13 tháng 8 2022 lúc 9:07

tham khảo

Khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép vì: Cơ thể sống nhất là đối với cơ thể người và động vật có cấu tạo độc đáo quy định cho từng loài, từng cá thể được đặc trưng bởi các protein đặc hiệu cho từng loài, từng cá thể đó.

Bình luận (0)
Tuyet Vu
13 tháng 8 2022 lúc 9:09

tham khảo trên gg:

Khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép vì: Cơ thể sống nhất là đối với cơ thể người và động vật có cấu tạo độc đáo quy định cho từng loài, từng cá thể được đặc trưng bởi các protein đặc hiệu cho từng loài, từng cá thể đó.

Bình luận (0)