5)Tổng số hạt trong nguyên tử là 60 . Tính p,n,e
5)Tổng số hạt trong nguyên tử là 60 . Tính p,n,e
ta có : 2Z +N = 60
áp dụng điều kiện bền ta có : S/3.524 \(\le\) Z \(\le\) S/3
<=> 60/ 3.524 \(\le\) Z \(\le\) 60/3
<=> 17 \(\le\) Z \(\le\) 20
=> Z =17 => A = 43 ( loại )
=> Z = 18 => A =42 (loại )
=> Z = 19 => A =41 (loại )
=> Z = 20 => A = 40 (TM )
vậy nguyên tố đó là canxi : vậy e =p =20 , n=40-20 = 20
Ta có 1 ≤ N/Z ≤1,5
=> Z ≤ N ≤ 1,5Z (1)
Đặt S = 2P + N = 60
=> N = 60 - 2P = 60 - 2Z. Thay vào (1) ta được
Z ≤ 60 - 2Z ≤ 1,5Z
<=> 3Z ≤ 60 ≤ 3,5Z
<=> 60/3,5 ≤ Z ≤ 60/3
<=> 17,14 ≤ Z ≤ 20 . Mà Z ϵ Z+
=> Z = 18 -> A = 42 (loại)
hoặc Z = 19 -> A = 41(loại)
hoặc Z = 20 -> A = 40 (Ca)
vậy P=E=20 ; N = 20
lấy 50 đem chia cho 3 lấy phần nguyên là số p và e còn lại là n
các bạn giúp mk bài 6+7+8+9+10 với?!?
cho X va Y la hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp va hai nhom liên tiếp biết ZX +ZY =50 hợp chất giữa X và Y phai điều chế gián tiếp tìm hai kim loại đó?
Bài 5. Xác định thành phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vịi: a) Nguyên từ Bo (A = 10,812), Bo có 2 đồng vị B và "B . b) Nguyên tố C có 2 đồng vị bền ?C và l³C. Ac= 12,011. c) Neon có 2 đồng vị có số khối bằng 20 và 22, biết rằng A của Ne bằng 20,18.
\(a,\\ Đặt:\%^{10}B=a\\\%^{11}B=100\%-a\\ \overline{A}_B=10,812\\ \Leftrightarrow\dfrac{10a+11\left(100\%-a\right)}{100\%}=10,812\\ \Leftrightarrow a=18,8\%\\ \Rightarrow\%^{10}B=18,8\%;\%^{11}B=81,2\%\)
\(b,\\ Đặt:\%^{12}C=a\\ \%^{13}C=100\%-a\\ \overline{A}_C=12,011\\ \Leftrightarrow\dfrac{12a+13.\left(100\%-a\right)}{100\%}=12,011\\ \Leftrightarrow a=98,9\%\\ \Rightarrow\%^{12}C=98,9\%;\%^{13}C=1,1\%\)
\(c,Đặt:\%^{20}Ne=a\Rightarrow\%^{22}Ne=100\%-a\left(a>0\right)\\ Vì:\overline{A}_{Ne}=20,18\\ \Leftrightarrow\dfrac{20.a+22.\left(100\%-a\right)}{100\%}=20,18\\ \Leftrightarrow a=91\%\\ \Rightarrow\%^{20}Ne=91\%;\%^{22}Ne=9\%\)
tổng số hạt của nguyên tử C là 34 hạt, trong đó hạt không mang điện là 12. cá định điên tích hạt nhân của C
Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11 B (x1%) và 10 B (x2%), ngtử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1% là?
tổng số p,n,e của một nguyên tử bằng 28. tính z, a của nguyên tử đó
ai pit chỉ mình vs
ta có : 2Z +N = 28
áp dụng điều kiện bền ta có : S/ 3.524 \(\le\) Z \(\le\) S/3
<=> 28/3.524 \(\le\) Z \(\le\) 28/3
<=> 7.9 \(\le\) Z \(\le\) 9.3
=> Z =8 => A = 20 (tm)
=> Z = 9 => A = 19 (loại )
vậy nguyên tố đó là Ne , Z =8 , A = 20
1) Viết cấu hình e của nguyên tố có:
a) Z=35
b) Z=29
2) Lớp M có bao nhiêu phân lớp? Chia tối đa bao nhiêu e?
2) Lớp M có tối đa 3 phân lớp
Chia tối đa 18e
1) a) \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^23d^5\)
b) \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^1\)
Giups mình với!!!!! please!!!
bài 1: C và D là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở 1 chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số notron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số notron. Xác định vị trí và viết cấu hình electron của C và D
Bài 2: Trong phân tử M2X , tổng số hạt cơ bản là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M nhiều hơn trong X là 34. Tìm CTPT của M2X
Bài 1:
C và D là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở 1 chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn
\(\Rightarrow p_C-p_D=-1\left(I\right)\)
Trong nguyên tử C, số electron bằng với số notron
\(\Rightarrow e_C=p_C=n_C\)
Số notron của D lớn hơn C là 2 hạt
\(\Rightarrow n_D=n_C+2\)
\(\Rightarrow n_D=p_C+2\)
Tổng số khối của chúng là 51
\(\Rightarrow p_C+p_D+n_C+n_D=51\)
\(\Leftrightarrow p_C+p_D+p_C+\left(p_C+2\right)=51\)
\(\Leftrightarrow3p_C+p_D=49\left(II\right)\)
Giai (I) và (II) \(\Rightarrow p_C=12;p_D=13\)
\(CHe_C:1s^22s^22p^63s^2\)
=> C Ở Ô thứ 12, CK3, nhóm IIA
\(CHe_D:1s^22s^22p^63s^23p^1\)
=> D Ở Ô thứ 13, CK3, nhóm IIIA
1.Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron hai lớp bên ngoài là 3d24s2 . tổng số electron trong 1 nguyên tử của X là :
a,24 b,22 c,20 d,18
2.Cho 2 nguyên tử M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. cấu hình của M và N là :
a, 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2 b,1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2
c.1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1 d,1s22s22p63s1
3. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là 1s22s22p63s23p6 và 1s22s22p63s23p64s1 . nhận xét câu nào sau đây là đùng?
a, X và Y đều là kim loại b, X là 1 phi kim còn Y là 1 kim loại
c, X và Y đều là các khí hiếm d, X và Y đều là các phi kim
4. nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 14 có :
a, 4 electron lớp ngoài cùng b, 2 electron lớp ngoài cùng
c, 4 electron ở phân lớp ngoài cùng d, 14 nơtron
5.Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp X là 6. và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X về nguyên tố hóa học nào sau đây ?
a, Flo / z=9/ b, lưu huỳnh /z=16/ c, clo /z=17/ d, oxi /z=8/
6.Nguyên tử M có tổng số hạt electron ở phânS lớp p là 7 và số nơ tron hơn số proton là 1 hạt . số khối của nguyên tử M là :
a,25 b.22 c.27 d.
1. c.h.e của X là : \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^24s^2\)
tính ta được 22e \(\Rightarrow\)B.22
2.số hiệu nguyên tử =p=e \(\Rightarrow\) B
3. sai đề k bạn tại mình tính ra X là khí hiếm Y là kim loại
Bài 1:
Ta có cấu hình electron của nguyên tố X: \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^24s^2\)
Vậy số electron của nguyên tử X là 22
=> Chọn đáp án B
Bài 2:
Cấu hình electron của nguyên tử M là khi Z=11 : \(1s^22s^22p^63s^1\)
Cấu hình electron của nguyên tử M là khi Z=13 : \(1s^22s^22p^63s^23p^1\)
=> Chọn đáp án C
Bài 3:
Cấu hình electron của nguyên tử X: \(1s^22s^22p^63s^23p^6\)
-> X có tính chất của Khí hiếm (vì có 8e ở lớp ngoài cùng)
Cấu hình electron của nguyên tử Y: \(1s^22s^22p^63s^23p^64s^1\)
-> Y có tính chất của Kim loại (vì có 1e ở lớp ngoài cùng
=> Chọn đáp án: Bạn cho đáp án sai -_-
Bài 4:
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử (Z) là 14
Cấu hình electron của X là \(1s^22s^22p^63s^23p^2\)
=> Chọn đáp án A
Bài 5:
Cấu hình electron của Flo: \(1s^22s^22p^5\)
+Tổng hạt electron ở phân lớp s là 4
+Tổng electron lớp ngoài cùng là 7
Cấu hình electron của Lưu huỳnh: \(1s^22s^22p^63s^23p^4\)
+Tổng hạt electron ở phân lớp s là 6
+Tổng electron lớp ngoài cùng 6
Cấu hình electron của Clo: \(1s^22s^22p^63s^23p^5\)
+Tổng hạt electron ở phân lớp s là 6
+Tổng electron lớp ngoài cùng là 7
Cấu hình electron của Oxi: \(1s^22s^22p^4\)
+Tổng hạt electron ở phân lớp s là 4
+Tổng electron lớp ngoài cùng là 6
=> Chọn đáp án B
(*p/s: Ghi sai đề phân lớp s chứ không phải phân lớp X -_-)
Bài 6:
Sai đề -_-! Đề này dịch ko ra @_@