Bài 52 : Thiên nhiên Châu Âu (tiếp theo)

ngân cao
Xem chi tiết
Trần Tấn Phát
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnhh
29 tháng 4 2017 lúc 21:38

- Địa hình Châu Âu được chia thành 3 dạng địa hình chính :

+ Đồng bằng : Phân bố từ Tây sang Đông,chiếm 2/3 diện tích lục địa

+ Núi già : Ở phía bắc và vùng trung tâm (Dãy Xcan - đi - na - vi ,U - ran,..)

+ Núi trẻ : Ở phía nam ( Dãy An - pơ,Cac-pat,...)

- Khí hậu Châu Âu được chia thành 4 kiểu :

+ Khí hậu Ôn đới lục địa

+ Khí hậu Ôn đới Hải Dương

+ Khí hậu Hàn đới chiếm 1 phần nhỏ ở phía bắc

+ Khí hậu Địa Trung Hải , ở phía nam

HỌC TỐT NHA CẬU ....ĐÚNG THÌ TICK CHO MỪN NHAA~~

Bình luận (1)
Dương Nguyễn
29 tháng 4 2017 lúc 21:10

- Địa hình châu Âu được chia thành 3 khu vực chính:

+ Miền núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...).

+ Miền núi trẻ: ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat,...).

+ Miền đồng bằng: kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục, đồng bằng Đông Âu lớn nhất.

- Khí hậu: phần lớn có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa; diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới và phía nam có khí hậu địa trung hải.

Bình luận (0)
Trương Gia Hưng
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
8 tháng 4 2017 lúc 20:31

1.

a. Khí hậu:

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;

+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.

+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.

- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.

- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.

* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.

b . Sông ngòi:

- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.

- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.

- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.

c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)

+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)

+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)

+ Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.

+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Anh
8 tháng 4 2017 lúc 20:33

2. Tây Âu có gió biển Đại tây dương đưa hơi ẩm và ấm vào thì nhận được, như vậy khi gió biển đi sâu vào phía đông hết ẩm và ấm. Sát bờ biển đại tây dương tây Âu có dòng biển nóng điều hòa khí hậu. Nước biển giữ được nhiệt lượng tốt, khi gió sang Đông còn bị dãy Uran chặn hết hơi ẩm, đi sâu trong lục địa Đông Âu đất thu và trả nhiệt rất nhanh nên sẽ lạnh và khô hơn.

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
9 tháng 4 2017 lúc 8:28

1.Trình bày mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và thực vật ở Châu Âu.

a. Khí hậu:

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;

+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.

+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.

- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.

- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.

* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.

b . Sông ngòi:

- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.

- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.

- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.

c. Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)

+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)

+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)

+ Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.

+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.

2. Giải thích vì sao phía tây Châu Âu lại có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?

Ở phía Tây châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn phía Đông châu Âu là do:
-Phía Tây Châu Âu:
+Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới
=>ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn
-phía đông châu âu:
+do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu anh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm
=>ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Trần Đình Kiên
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tố Như
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 4 2017 lúc 11:13
Môi trường Đặc điểm Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa
Phân bố Các đảo và vùng ven biển Tây Âu. Khu vực Đông Âu
Khí hậu Khí hậu ôn hòa, ấm ẩm - hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới). Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
Sông ngòi Nhiều nước quanh năm, không đóng băng; Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng
Thực vật Rừng lá rộng-dẻ, sồi. Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
* Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Bình luận (0)
Dương Nguyễn
23 tháng 4 2017 lúc 11:20

Môi trường ôn đới lục địa:

- Phân bố: các nước ở khu vực Đông Âu.

- Khí hậu: Phía bắc mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu nội địa, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa xuân-hạ, đóng băng vào mùa đông.

- Thực vật: Thay đổi từ bắc xuống nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn. Vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm; về phía nam là rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên rừng; phía đông nam là thảo nguyên; ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.

Môi trường ôn đới hải dương:

- Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu.

- Khí hậu: Mùa hạ mát, mùa đông ko lạnh lắm. Nhiệt độ trên 0°C, mưa quanh năm, lượng mưa nhiều, có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu-đông. --> Có khí hậu ấm áp do có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới.

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Thực vật: Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ).

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 12:50

sự khác nhau :

+

Môi trường ôn đới hải dương
– Đặc điểm: Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt đọ thường trên 0oC, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm
– Phân bố: Ven biển Tây Âu.
– Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng
– Thực vật: Rừng lá rộng.

+

Môi trường ôn đới lục địa
– Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa
– Phân bố: Khu vực Đông Âu
– Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè, mùa đông đóng băng
– Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế

Bình luận (0)
Le Duyen
Xem chi tiết
Phương Trang Bùi
Xem chi tiết
Lâm Gia Hân
Xem chi tiết
Trần Vũ Thắng
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 4 2017 lúc 20:05

Các Môi trường : môi trường ôn đới hải dương , môi trường ôn đới lục địa , môi trường địa trung hải

Bình luận (0)
Quang Nhân
9 tháng 4 2017 lúc 20:11

(*) Giống nhau
_ Nhiệt độ TB năm thấp,tháng cao nhất không tới 20°C
_ Lượng mưa TBnăm ở mức trung bình
(*) Khác nhau
_ Nhiệt độ: Ôn đới hải dương: thấp nhất >0°c,biên độ nhiệt năm nhỏ

Ôn đới lục địa: thấp nhất <0°c,biên độ nhiệt năm lớn​


_ Lượng mưa: Ôn đới hải dương: mưa nhiều hơn,mưa nhiều vào thu-đông.

Ôn đới lục địa mưa ít hơn,mưa nhiều vào mùa hè​
Bình luận (0)
Quang Nhân
9 tháng 4 2017 lúc 20:20

- Sự phân bố các đai thực vật có trên dãy An pơ

+200m đến 800m : đồng rượng , làng mạc

+800mđến 1800m:rừng hỗn giao

+1800m đến 2200m : rừng lá kim

+2200m đến 3000m: đồng cỏ núi cao

+trên 3000m : băng tuyết vĩnh cửu và băng hà

Vì dãy An pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây và thảm thực vật thay đổi theo độ cao

Bình luận (0)