Trung Mỹ thuộc môi trường nào ?
Trung Mỹ thuộc môi trường nào ?
trung mi thuộc môi trường nhiệt đới nha
Những nguyên nhân nào làm cho khí hậu Trung và Nam mỹ có sự phân hóa đa dạng?
Những nguyên nhân nào làm cho khí hậu Trung và Nam mỹ có sự phân hóa đa dạng:
+ Địa hình có sự phân hoá theo chiều Đông - Tây
+ Do chịu ảnh hưởng của hai dòng biển nóng lạnh khác nhau ở phía Đông và phía Tây
Chúc bạn học tốt
nơi nào của khí hậu Trung và Nam Mĩ có khí hậu khô hạn nhất?
ĐB Amazon ở Nam Mĩ chủ yếu là kiểu thảm thực vật nào ?
Nơi nào của khí hậu Trung và Nam Mĩ có khí hậu khô hạn nhất là Duyên hải tây An-đét và cao nguyên Pa-na-gô-ni
ĐB Amazon ở Nam Mĩ chủ yếu là kiểu thảm thực vật
+ Kiểu Xa-van
+ Rừng nhiệt đới ẩm
+ Rừng xích đạo
Chúc bn hok tốt
Gioi han khu vuc trung va nam mi
Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm : eo đất Trung Mĩ , các quần đảo trong biển Caribe và toàn bộ lục địa Nam Mĩ ( diện tích : 20.5tr/km2)
Cho biết tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất.
vì địa hình trải dài từ cực Bắc đến tận cực Nam
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, kích thước rộng lớn, địa hình
phân hóa đa dạng.
- Trải dài trên nhiều vị độ
- Phủ ngang trên nhiều kinh độ,
So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ
Ngày mai kiểm tra rùi , các bn giúp mik nha !
- giống nhau: cấu trúc địa hình đều chia làm 3 phần: núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía đông
- khác nhau:
+ phía đông: ở bắc mĩ là núi già (apalat) còn ở trung & nam mỹ là cao nguyên
+ ơ giữa: đồng bằng ở bắc mỹ có ĐB trung tâm cao ở phía bắc và thấp dần về phía nam còn ở trung & nam mỹ thì chủ yếu là 1 chuỗi đồng bằng thấp nối với nhau ( trừ Pampa)
+ phía tây: bắc mĩ có hệ thống coocdie đồ sộ và rộng nhưng thấp hơn hệ thống andet ở nam mỹ
-Giống nhau: gồm 3 dạng địa hình chính phân bố như nhau từ tây sang đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
-Khác nhau:
+Ở bắc mĩ hệ thống cooc-đi-e và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc mĩ.
+Ở nam mĩ hệ thống an-đét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống cooc-đi-e ở bắc mĩ
* Giống nhau: có cấu trúc tương tự nhau: núi trẻ ở phái Tây, đồng bằng ở giữa, núi già và sơn nguyên ở phái đông
* Khác nhau:
- Bắc Mĩ:
+) Phía đông: có núi già A-pa-lat và sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo
+) Ở giữa là vùng đồng bằng trung tâm cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam
+) Phía Tây: Hệ thống Cooc-đi-e cao trung bình 3000m-4000m, dài 9000m và đồ sộ nhất châu Mĩ
- Nam Mĩ:
+) Phía đông : gồm sơn nguyên Guy a na và sơn nguyên Braxin
+) Ở giữa là chuỗi đồng bằng nối liền nhau: Ôrrinoco -> Amadon- La-pla-ta -> Pam - pa. Các đồng bằng đồi thấp ( trừ Pam-pa) có địa hình cao ở phía Nam
+) Phía Tây: Hệ thống An-đet cao trung bình 3000m-5000m và cao nhất châu Mĩ.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA
1. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm đia hình Bắc Mĩ
a. Giống nhau:
- Cả hai vùng đều có đủ các dạng địa hình núi, sơn nguyên và đồng bằng.
- Phía tây hai vùng đều có hệ thống núi hùng vỹ: Bắc Mỹ là dãy Cooc-đi- e Nam Mỹ là dãy An-det
- Cả hai đều có hệ thống đồng bằng quan trọng ở giữa.
b. Khác nhau:
- Ở phía đông, Bắc Mỹ có dãy núi già A-pa-lat, trong khi Nam Mỹ chỉ có cao nguyên.
- Đồng bằng trung tâm Bắc Mỹ có dạng lòng máng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam, trong khi ở Nam Mỹ hệ thống đồng bằng thấp chạy dài từ Bắc xuống Nam.
Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
nêu đặc điểm địa hình và kể tên các khoáng sản, kiểu thảm thực vật chính ở khu vực trung và nam mĩ
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình:
Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
b.Khoáng sản:
– Phong phú, có trữ lượng lớn.
– Quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu.
1. Khái quát tự nhiên
Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ. Diện tích : hơn 20,5 triệu km²
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
– Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
+ Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
– Khí hậu, Thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.
b. Khu vực Nam Mĩ
– Hệ thống núi trẻ An-đét phía Tây.
+ Cao đồ sộ nhất châu Mĩ, trung bình 3000-5000m, xen kẻ giữa núi là các cao nguyên và thung lũng (cao nguyên An-đét).
+ Thiên nhiên phân hoá phức tạp:
– Các đồng bằng ở giữa: Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pha-ta A-ma-zôn (rộng nhất thế giới)
– Sơn nguyên phía Tây: Bra-xin, Guy-a-na.
2. Sự phân hóa tự nhiên
a. Khí hậu
– Có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.
– Khí hậu phân hoá theo chiều từ Bắc -> Nam, từ Đông -> Tây, từ thấp -> cao.
Cho biết tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới?
vì có lãnh thổ trải dài theo kinh tuyến từ vùng chí tuyến bắc đến gần vòng cực nam +thêm hệ thống núi cao đồ sộ ở phía tây nên T-N Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên TĐ
Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ và Bắc Mĩ khác nhau ở những điểm chính nào?
( Trong sách Tập Bản Đồ lớp 7 bài 41, trang 36)
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
_Bài làm chỉ mang tính chất tham khảo chứ không câu like _