hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hidrro trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ hidro
các bạn giải thích cụ thể cho mình với nhé.tks
hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hidrro trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ hidro
các bạn giải thích cụ thể cho mình với nhé.tks
Từ mức năng lượng n có thể chuyển xuống các mực năng lượng thấp hơn, rồi từ các mức thấp hơn này có thể chuyển xuống các mức dưới nữa
Do đó từ n có thể có:
\(s=\left(n-1\right)+\left(n-2\right)+....+1\)
Có 6 vạch nên n=4
Gọi \(\lambda\alpha\) và \(\lambda\text{β}\) lần lượt là hai bước sóng với các vạch đỏ \(H\alpha\) và lam \(H\beta\) của dãy Banme,\(\lambda_1\) là bước sóng dài nhất của dãy Pa sen trong quang phổ vạch của nguyên tử Hidro. Biểu thức liên hệ giữa \(\lambda_1\), \(\lambda\alpha\) và \(\lambda\beta\) là ????
2 vạch \(\alpha\) và \(\beta\) do bước chuyển tử mức 3-2 và 4-2
Bước sóng dài nhất trong dãy Pasen là từ 4 xuống 3
\(E_{43}=E_{42}-E_{32}\)
\(\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda\beta}-\frac{hc}{\lambda\alpha}\)
\(\frac{1}{\lambda}=\frac{1}{\lambda\beta}-\frac{1}{\lambda\alpha}\)
Bước sóng của vạch thứ hai trong dãy Banme là 0,486um và vạch thứ 1 trong dãy basen là 1,875um. Bước sóng dài nhất trong dãy banme là
Theo mức năng lượng nguyên tử H ta có
Bước sóng vạch thứ 2 trong dãy Banme khi nguyên tử chuyển từ N -> L, ứng với: \(E_4-E_2=\dfrac{hc}{\lambda_{42}}\)(1)
Bước sóng vạch thứ 1 trong dãy Basen khi nguyên tử chuyển từ mức 4 về 3, ứng với: \(E_4-E_3=\dfrac{hc}{\lambda_{43}}\)(2)
Bước sóng dài nhất trong dãy Banme ứng với nguyên tử chuyển từ mức 3 về 2, là: \(E_3-E_2=\dfrac{hc}{\lambda_{32}}\)(3)
Lấy (1) trừ (2) vế với vế ta đc: \(E_3-E_2=\dfrac{hc}{\lambda_{43}}-\dfrac{hc}{\lambda_{42}}\)
\(\Rightarrow \dfrac{hc}{\lambda_{32}} =\dfrac{hc}{\lambda_{43}}-\dfrac{hc}{\lambda_{42}}\)
\(\Rightarrow \dfrac{1}{\lambda_{32}} =\dfrac{1}{\lambda_{43}}-\dfrac{1}{\lambda_{42}}\)
Bạn thay số vào tính tiếp nhé.
Nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản , đc kích thích thì bán kính quỹ đạo dừng tăng lên 9 lần . số vạch quang phổ mà nguyên tử có thể phát ra là (9/6/3/10)
Khi nguyên tử H ở trạng thái cơ bản (n = 1) đc kích thích bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần (n=3). Khi đó, nguyên tử chuyển từ mức 3 xuống mức 1 có thể phát ra số vạch là: 2 + 1 = 3 (vạch)
Bước sóng dài nhất trong dãy laiman là 1215Ao và ngắn nhất trong dãy banme là 3605Ao . Năng lượng ion hoá của nguyên tử hidro là
Hi, bạn chọn cho mình chuyên mục gì để dễ phân loại nhé.
Bước sóng dài nhất trong dãy Lai man khi nguyên tử chuyển từ mức 2 về 1 --> \(E_2-E_1=\dfrac{hc}{\lambda_{21}}\)
Bước sóng ngắn nhất trong dãy Ban me khi nguyên tử chuyển từ mức ngoài cũng về mức 2 --> \(E_{\infty}-E_2=\frac{hc}{\lambda_{\infty2}}\)
Năng lượng I ôn hóa nguyên tử Hiđro ứng với nguyên từ từ mức 1 chuyển lên mức vô cùng
\(\Rightarrow E=E_{\infty}-E_1=\frac{hc}{\lambda_{\infty1}}+\frac{hc}{\lambda_{21}}=\frac{hc}{\lambda}\)
\(\Rightarrow\frac{hc}{\lambda}=\frac{hc}{\lambda_{\infty1}}+\frac{hc}{\lambda_{21}}\)
\(\Rightarrow\frac{1}{\lambda}=\frac{1}{\lambda_{\infty1}}+\frac{1}{\lambda_{21}}\)
Bạn thay số vào tính nhé.
Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là
A.12r0.
B.25r0.
C.9r0.
D.16r0.
Trong nguyên tử hydro, bán kính quỹ đạo dừng của electron là
\(r_n=n^2.r_0;n\in N^*\)
=> không thể có \(r = 12.r_0\) được.
bán kính quỹ đạo = r0 x bình phương 1 số nguyên (1,2,3,4,....)
Đáp án A
Tìm phát biểu sai về mẫu nguyên tử Bo
A.Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là trạng thái dừng.
B.Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao luôn có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn.
C.Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định gọi là quỹ đạo dừng.
D.Khi nguyên tử chuyển trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì nguyên tử phát ra một phôtôn mang năng lượng e.
Câu sai là câu D vì chuyển từ trạng thái dừng ở mức năng lượng cao xuống trạng thái dừng ở mức năng lượng thấp mới phát ra một photon(bức xạ) còn ngược lại thì nhận thêm photon (hấp thụ)
Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào ?
A.Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
B.Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.
C.Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.
D.Trạng thái có năng lượng ổn định.
Cho mình hỏi vs bn ơi. Mình vs vào nhóm chua quen . Mà muón đạt câu hỏi cho các bn giúp nhưng khi đánh xong câu hỏi thì ko biết làm cách nào để bài viét đc đang len và nhận đc phản hồi cả
Tìm phát biểu sai về sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô
A.Các vạch quang phổ trong dãy Laiman được tạo thành khi êlectrôn chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K.
B.Các vạch trong dãy Banme được tạo thành khi êlectrôn chuyển từ các quỹ đạo bên ngòai về quỹ đạo N.
C.Các vạch trong dãy Pasen được tạo thành khi êlectrôn chuyển từ các quỹ đạo bên ngòai về quỹ đạo M.
D.Trong dãy Banme có 4 vạch trong vùng nhìn thấy \(H_{\alpha},H_{\beta},H_{\gamma}\)và \(H_{\delta}\).
Lai man => K
Banme => L
Pasen => M
B sai
“Trong nguyên tử, quỹ đạo của electron có bán kính càng lớn ứng với ………….. lớn, quỹ đạo bán kính càng nhỏ ứng với………… nhỏ”
A.Kích thước nguyên tử.
B.Động năng.
C.Năng lượng.
D.Thế năng.
Năng lượng nhé... thay thử vào công thức tính năng lượng En=-13,6/n2