Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 Thu Trang
Xem chi tiết
Linh_Windy
24 tháng 10 2017 lúc 17:27

Nước ta có hai loại hình quần cư đó là quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Cụ thể đặc điểm của các loại quần cư như sau:

+ Quần cư nông thôn

Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

+ Quần cư thành thị

Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.

Thư Soobin
24 tháng 10 2017 lúc 17:34

- Nước ta có hai loại quần cư: quần cư đô thị và quần cư nông thôn

1. Quần cư nông thôn
- Sống ở nông thôn, hoạt động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Sống tập trung thành các điểm dân cư: làng, xóm, thôn, bản, buôn, plây, phum, sóc….
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi: Nhiều cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…. ra đời, đời sống thay đổi, quan hệ cũng thay đổi…
2. Quần cư thành thị
- Mật độ dân số cao. Kiểu nhà ống san sát, chung cư cao tầng….
- Hoạt động kinh tế chủ yếu: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật….
- Là những trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của mỗi địa phương.

Thư Soobin
24 tháng 10 2017 lúc 17:34

Địa phương em thuộc loại quần cư nông thôn

NT Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Dương
Xem chi tiết
_silverlining
27 tháng 5 2017 lúc 14:03

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
--Dân cư phân bố k đồng đều theo lãnh thổ:
+ Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và đô thị, miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
+ Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch (nông thôn chiếm 72% vào năm 2003)

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 19:14

Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:

+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).

+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).

Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.

+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.

+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…

Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:

- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:

Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.

* Hậu quả:

- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng: trong khi đồng bằng dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn -> việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng bằng và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất Nhà nước bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh -> Nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

Trang Tran
Xem chi tiết
Mộc Thiên
1 tháng 11 2017 lúc 23:07

vì nước ta là một nước nông nghiệp

Nhật
Xem chi tiết
Thanh Huyền
21 tháng 10 2016 lúc 19:11

do chua thuc hien ke hoach hoa gd

 

hong uyen nguyen
4 tháng 2 2017 lúc 16:12

Chưa phân bố lại dân cưbucminh

diỄm_triNh_2k3
Xem chi tiết
Ánh Right
3 tháng 9 2017 lúc 20:10

+ Quần cư nông thôn

Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

+ Quần cư thành thị

Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.

Trần Thị Mỹ Hằng
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
8 tháng 9 2016 lúc 12:37

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

 ✪ B ✪ ả ✪ o  ✪
Xem chi tiết
Carthrine Nguyễn
30 tháng 9 2016 lúc 22:44

+Quần cư nông thôn

Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

+ Quần cư thành thị

Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng. 



 

Phan Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 20:40

-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.

Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.

-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.


Trần Ngọc Định
4 tháng 3 2017 lúc 21:03

Vì dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí

Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 ng/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng:

- Giữa đồng bằng và miền núi

+ Đồng bằng diện tích khoảng 25%, dân số chiếm 75% => mật độ rất cao, nhất là ĐBSHồng

+ Miền núi: diện tích 75%, dân số chỉ 25% => mật độ thấp, nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên

-> Sự bất hợp lý trên gây khó khăn đến sử dụng lao động ở ĐB và khai thác tài nguyên ở miền núi.

- Giữa thành thị và nông thôn

+ Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm.

+ Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp (26,9%), có tăng nhưng chậm

-> Cho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm

Ngọc Phúc
Xem chi tiết
 Thu Trang
24 tháng 10 2017 lúc 18:11

VD:

- kinh tế phát triển hơn so với hằng năm

-Nhiều nhà cao tầng nổi lên

mình chỉ biết vậy thôi chúc bạn học tốt!