Bài 3 : Các quốc gia cổ đại Phương Đông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
10 tháng 9 2016 lúc 15:20

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_t%E1%BB%B1_th%C3%A1p_Ai_C%E1%BA%ADp

nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Diễm My
5 tháng 10 2016 lúc 20:24

Phương Đông cổ đại:

1. Tên quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

2.Thời gian xuất hiện: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ V TCN.

3.Địa bàn xã hội: Có 3 tầng lớp:

+ Quý tộc: (vua, quan lại); có nhiều của cải, quyền hạn.

+ Nông dân công xã: có số lượng động đảo nhất, lao chính trong xã hội.

+ Nô  lệ: hầu hạ, phục dịch, xem như con vật.

4. Thuận lợi, khó khăn: - Thuận lợi: thuận lợi cho việc trồng lúa, khoai,.....vì phương Đông cổ đại được hình thành từ các con sông lớn nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất trong nông nghiệp.

- Khó khăn: không thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp vì không có biển, hải sản.

5. Kinh tế: kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước.

Phương Tây cổ đại:

1. Tên quốc gia: Hy Lạp, Rô-ma, Ban Căng và I-ta-li-a.

2.Thời gian xuất hiện: đầu thiên niên kỉ I TCN.

3. Địa bàn xuất hiện: Có 2 giai cấp:

+ Chủ nô: giàu có, sung sướng, có quyền làm bất cứ những gì dựa vào nô lệ.

+ Nô lệ: lao động chính, bị bóc lột, bị đối xử tàn bạo.

4. Thuận lợi khó khăn: Thuận lợi: thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm, phát triển hải sản về thủ công nghiệp ngoại thương.

- Khó khăn: không thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp vì phương Tây chỉ có biển, đất đai khô cặn, nơi đây chủ yếu hạn hán.

5. Kinh tế: nghành kinh tế chính là thủ công nghiệp ngoại thương, nông nghiệp chỉ thuận lợi trồng cây lâu năm như: nho, ô-liu, cam,.....

Tú Võ  Đình Anh
Xem chi tiết
hang hangskss
Xem chi tiết
Oanh Sarah
9 tháng 12 2016 lúc 19:40

Chế độ nhà nước do vua đứng đầu , có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành,.. thì dc gọi là chế độ chuyên chế cổ đại

vì các quốc gia cổ đai phương đông được hình thành trên lưu vực các dong sông lớn [sông nin-ai cap, sông ơ-phơ-rat,ti-gơ-rơ ở lương hà, sông hoàng hà trường giang ở trung quốc...] với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi như đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới lương mưa dồi dào và phân bố theo mùa
tuy nhiên họ cung gặp phải một số khó khăn như lũ lụt khiến mất mùa . để khắc phục khó khăn trên họ đã tập hợp trong những quần cư lớn để làm công tác trị thủy và thủy lợi đó là cơ sở làm dậy nên sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương đông
ngược lại các quốc gia cổ đại phương tây lại hình thành ở bờ bắc địa trung hải với điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn dịa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên nên không thể tập trung dân cư đất đai thì ít xấu và khô cằn do hình thành ở vung biển nên họ sơm hình thành ngành hàng hải giao thông biển chủ yếu phát triển ngành thương ngiệp
đó chính là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các quốc gia cổ đại phương đông lại ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại phương tây
  

 

Mễ Linh
Xem chi tiết
Oanh Sarah
9 tháng 12 2016 lúc 19:32

theo mình: thành tựu quan trọng nhất đó là người phương đông tìm ra thiên văn học và lịch vì đó là 2 nghành ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.. Người phương đông lấy nông làm gốc mà

 

Nguyễn Ngọc Mai
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
19 tháng 8 2017 lúc 16:05

Vì đất đai ở các quốc gia cổ đại phương Đông màu mỡ( các quốc gia này hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn) tập trung đc số đông dân cư nhưng cũng đồng thời gặp lũ lụt. Vì vậy họ cùng họp lại tạo thành một nhà nước để cùng nhau chống lại thiên tai.
Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở bờ Bắc Địa Trung Hải, đất đai xấu, khô cằn, nên phải chờ tới khi xuất hiện công cụ lao động bằng sắt, họ mới có thể tập trung lại, khai phá vùng đất cằn cỗi này. Mà các quốc gia cổ đại phương Đông chỉ cần công cụ bằng đồng vì đất đai của họ màu mỡ. Đồ sắt đc phát hiện sau đồ đồng rất lâu, nên các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm hơn.

Ý Dương Cao
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
4 tháng 9 2017 lúc 21:06

Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:

*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.

Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.

Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.

Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.

Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.

*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.

*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.

*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo

Cầm Đức Anh
4 tháng 9 2017 lúc 21:20

Giá trị: hình thành nhà nước mặc dù ở mức độ sơ khai, nhưng điều đó chứng minh văn minh xã hội loài người, một bước để tiến đến xã hội ngày nay

-nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ đặc biệt ở các khu vực đông nam á với việc trồng lúa nước và ngũ cốc

-chữ viết một trong những nơi xuất hiện sớm nhất có thể nói Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam nói lên việc phát triển xã hội và truyền đạt kiến thức từ đời này đến đời sau

-nền GD của các nước phương Đông đã phát triển từ lâu đây là một thành tựu quan trọng bặc nhất của loài người

-Các giáo như phật giáo, đạo giáo phát triển mạnh mẽ và sự đúng đắn của nó đến thế kỉ 21 thế kỉ của khoa học nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển tốt, giá trị sâu sắc

Những công trình còn tồn tại: kim tự tháp,vạn lý trường thành...

Phạm Thị Thạch Thảo
5 tháng 9 2017 lúc 9:46

Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b) Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.


Hầu như tất cả đều được bảo tồn và giữ gìn đến ngày hôm nay.

Nguyễn Ánh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
5 tháng 9 2017 lúc 9:49

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thủy lợi,… người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế
- Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
Những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: Vua-> Quý tộc -> Nông dân công xã
-> Nô lệ.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.
- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc va hầu hạ quý tộc Cùng với nông dân công xã, họ la tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, các liên minh bộ lạc liên kết với nhau -> Nhà nước ra đời để điều hành, quản lý xã hội. Quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
- Vua dựa vào bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc), và giúp việc cho vua là một bộ máy quan liêu thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

=>Hình thành các kiến trúc cổ đại đồ sộ.

Nguyễn Thị Thu Hoài
Xem chi tiết
Tống Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
13 tháng 9 2017 lúc 15:57

Câu 1:

Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông .

Câu 2:

Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.