Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ong Tuyền
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:39

Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Yên Thế là vùng bán sơ địa ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Vào giữa thế kỉ XIX, do tình trạng suy sụp của nền nông nghiệp nước ta, tại đây đã hình thành những xóm làng của nông dân nghèo từ các nơi tụ họp về. Họ nương tựa vào nhau để sinh sống và chống lại các thế lực từ bên ngoài đe dọa.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Đậu Đen
9 tháng 3 2018 lúc 0:09

Căn cứ lớn: Phồn Xương, Hồ Chuối,...

Những trận thắng lớn: Tiên La, Hồ Chuối, Đức Liên, Phổ Yên, Sơn Qua, Phù Khê, Quế Nham,Cao Thượng,...

Vũ Anh Quân
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Bích
9 tháng 3 2017 lúc 14:05

Giống:

- Mang ý thức hệ phong kiến ( tư tưởng trung quân ái quốc), YT không chống lại phong kiến

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Đấu tranh chống Pháp, nhiều nhân dân tham gia, đặc biệt là nông dân

- Thất bại

- Làm chậm quá trình bình định của TD Pháp

Khác:

- Lực lượng: CV thêm Tôn Thất Thuyết+vua Hàm Nghi

- Thời gian: YT gần 30 năm >< CV 11 năm

- CV là phong trào(gồm nhiều phong trào), còn YT là 1 khởi nghĩa

- Địa bàn YT 1 huyện, CV khắp cả nước, đặc biệt là Bắc Kì

Có thể còn thiếu thì bạn tự thêm nha, đừng ném đá mk.

Chúc bạn học tốt. hihi

sarah
Xem chi tiết
Hà Thị Mai Hương
22 tháng 2 2017 lúc 23:03

Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi là:

+)Ở Nam Kỳ có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơme, người Xtiêng.

+)Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao(người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái lãnh đạo)

+)Ở Đông Bắc Kỳ, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa.

+)Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường,Mông........đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giaps, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu, Sơn La và hoạt động mạnh lên lưu vực sông Đà.

Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
7 tháng 3 2017 lúc 20:26
halinhvy
15 tháng 3 2019 lúc 12:23

a. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

sarah
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
21 tháng 2 2017 lúc 20:35

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời :
Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám) : căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.
- về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Trần Dương
24 tháng 3 2017 lúc 19:00

Điểm khác là:

Nội dung so sánh

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
3 tháng 5 2017 lúc 21:34

Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

Oanh Trương
Xem chi tiết
Oanh Trương
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
8 tháng 5 2016 lúc 14:41

– Các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, và đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau.

– Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau. Các phong trào hướng tới hoặc khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

– Phương thức và biện pháp tiến hành khác nhau: bạo động hoặc cải cách; quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc dựa vào ngoại viện đánh Pháp… nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.

– Một số tổ chức theo lập trường quốc gia tư sản ra đời đã thể hiện vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Nhưng các phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân, nên cuối cùng đã không thành công. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của giai cấp này trong tiến trình cách mạng dân tộc, phản ánh sự bất lực của họ trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra.

=> Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.

Oanh Trương
8 tháng 5 2016 lúc 15:48

ths nha

 

Penny Nhân
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
13 tháng 12 2016 lúc 10:18

câu 1:giống:đều đấu đấu tranh chống pháp,khôi phục độc lập

khác:cuối thế kỉ 19 đấu tranh chịu ảnh hưởng của hhệ phong kiến

đầu thế kỉ 20 đấu tranh theo khuynh hướng bạo đoọng vũ trang và cải cách

Thiên Thoa
Xem chi tiết
Thiên Thoa
21 tháng 2 2017 lúc 21:14

Bài 26 mới đúng nha xin lỗi mọi người