dựa vào kiến thức đã học chứng minh rằng duyên hải nam trung bộ có nhiều điều kiện thuận lợi đề phát triển du lịch
Có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm, vịnh, đầm phá, đảo ,quần đảo đẹp.
Có đường bờ biển dài Có nhiều bãi tắm và phong cảnh, đảo và quần đảo đẹp
Giúp em vs ạ
Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc-Nam có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Vai trò của quốc lộ 1A đối với sự phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: là tuyến đường bộ xuyên quốc gia, nối từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau). Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng kết nối các vùng kinh tế của đất nước, là tuyến đường xương sống của quốc gia (dài 2300 km)
kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vung Duyên Hải Nam Trung Bộ?Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế,xã hội cưa vùng
-Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
- ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
+ Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
+ Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
+ Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Cm vùng DHNTB có thê manh nuôi trồng,khai thac thuỷ san và giàu có về tài nguyên du lich.
Rúp mình nha máy anh chi giỏi địa.
Minh cảm ơn.
so sánh điểm giống và khác của vùng bắc trung bộ và vùng duyên hải nam trung bộ?
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ:
*Giống nhau:
- Cùng giáp biển, địa hình thấp dần từ tây sang đông.
- Có nhiều tài nguyên biển.
- Xảy ra thiên tai rất nặng nề: gió tây nam khô nóng, bão, hạn, lũ, lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập măn, cát lấn ven biển,…
vùng duyên hải nam trung bộ có những thế mạnh kinh tế nào
- Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.
-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
- Thế mạnh về khoáng sản: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.
- Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.
- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài
Tại sao vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ trồng cây lương thực bị hạn chế trg khi trồng cây công nghiệp,chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
Bị hạn chế khi trồng cây lương thực là
- Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, triều cường, hạn hán vào mùa khô, sa mạc hóa đang có nguy cơ mở rộng
- Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp
- Đất đai ít, kém màu mỡ ít thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Phát triển trong việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn vì
- Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
- Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc.
- Chăn nuôi theo kiểu du mục vì có nhiều sa mạc lớn.
Tại sao ngành khai thác nuổi trồng thủy sản là thế mạnh của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ
Tại sao ngành khai thác nuổi trồng thủy sản là thế mạnh của bắc trung bộ
BắcTrung Bộ là vùng có những điều kiện thuận lợi và thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản vì bờ biển dài, có nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị.