Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
30 tháng 12 2020 lúc 11:22

Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.

Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.

Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.

Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.

Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.

Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.

Bình luận (0)
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Ngọc
1 tháng 2 2021 lúc 9:49

- Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 20:39

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

Bình luận (0)
Thị Đông Nhâm
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 21:12

??

Bình luận (0)
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
18 tháng 12 2020 lúc 22:28

- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

- Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
18 tháng 12 2020 lúc 17:45

a) Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành, dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

+ Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901 - 1936).

+ Ở Cam-pu-chia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918 - 1920, 1926,... đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930 - 1935.

+ Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1 - 1930).

b) Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

- Tiêu biểu:

+ 1926 - 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.

+ Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dân tộc đứng đầu.

- Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, và cũng từ đây, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

Bình luận (0)
Lìn A Soòng
Xem chi tiết
jun feiri
Xem chi tiết
Võ Diễm Quỳnh
Xem chi tiết