Bài 2: Liêm khiết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhok dễ thương
Xem chi tiết
Tu Pham
8 tháng 9 2019 lúc 14:53
Các Câu chuyện về tính liêm khiết (bn tham khảo nhé) 1.Tính liêm khiết của Mạc Đỉnh Chi
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
- Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
- Vậy khanh có cách nào khác không?
- Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

2. Tính liêm khiết nơi giảng đường
Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.
3. Tư Hãn đời Xuân Thu.
Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:
- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.
Tư Hãn đáp:
- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?
lop7Asieuquay
Xem chi tiết
Thanh Thúy
11 tháng 9 2018 lúc 17:08

Bạn làm chưa. Giúp mình với. Mai mình học rồi hihi

Hồ Đại Việt
24 tháng 9 2018 lúc 20:30

quan điểm dưới đây ?? quan điểm đâu hả bạn

Nguyễn Hiệp
Xem chi tiết
Tu Pham
8 tháng 9 2019 lúc 21:22

Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.

Còn Liêm khiết là trong sạch ,không dối trá,không hám lợi.

Còn youtube lát mik rãnh mik coi nhé

Huỳnh Kim Bảo
Xem chi tiết
Lê Minh Thư
23 tháng 9 2018 lúc 21:13

Nếu mình là Chi thì mình sẽ ứng xử như sau:

Mình sẽ khuyên và ngăn không cho đi xin giấy chứng nhận sức khỏe yếu. Vì nghĩa vụ quân sự là nơi rèn luyện sức khỏe cũng như giúp ích chó người dân nếu lm vậy là cũng coi như là một ng có đạo đức không tốt. Tại sao mình lại chỉ vì lợi ích của cá nhân mà ảnh hưởng đến cả tập thể ❓ Sao lại không nghĩ đến người khác, đâu phải là chỉ có một mình mình đi nghĩa vụ đâu chứ mà người khác cũng đi vậy, và một điều đối với mình khá quan trọng là chúng ta thử đặt mình vào họ(những người đi nghĩa vụ) và hãy nghĩ cho họ, họ cũng mệt mỏi nhưng vì có vài người nghỉ ko đi nghĩa vụ thì họ sẽ tăng thêm gánh nặng và nếu trong tình huống khác khi lớp chúng ta đi học thể dục vào trái buổi chẳng hạn và có một vài bạn vắng mặt và lm cho cả lớp ngày hôm đó không đạt được tiết tốt trong khi cả lớp đã cố gắng hết sức nhưng không được công nhận chỉ vì có vài bạn vắng mặt, ta hãy nghĩ ta là thành viên trong lớp đi học và ta phải chịu khổ đi nắng ở ngoài nhưng không đạt những gì mà mình mong muốn tất cả cũng chỉ vì một vài bạn vắng mặt tiết hôm đó

Theo mình là vậy và có thể cách nói của mình không phù hợp khi bạn trả lời với giáo viên như vậy có thể được coi là vô lễ nên bạn hãy sữa lại từ ngữ để phù hợp khi trả lời giáo viên nha~ Chúc vạn học tốt nha😊😊

Jun See Kim
Xem chi tiết
Trương Thị Hà Vy
22 tháng 11 2018 lúc 20:01

bạn viết ko có dấu chấm dấu phẩy cho nên mình ko hiểu

Nguyễn Ngọc Minh Hương
Xem chi tiết
@Nk>↑@
7 tháng 10 2018 lúc 11:00

a)CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được

KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi

LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn

Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

b)Có nghĩa là giống như mình ngay thẳng thì có tiếng tăm, còn gian dối thì để lại tiếng xấu

c)Có nghĩa là muốn biết chim hót hay thì phải thử giọng, muốn biết người khôn hay lịch sự không thì phải thử lời.

d)Có nghĩa là nếu chúng ta kết được nhiều bạn thì kẻ thù sẽ ít theo hoặc không còn kẻ thù nữa, điều đó làm cho mỗi người có cách ứng sử hòa đồng hơn tạo nên một xã hội yên bình tốt đẹp.

Trần Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Tu Pham
8 tháng 9 2019 lúc 21:18

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh lợi. Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.(chỉ giống một ít thui chứ không hoàn toàn)

Vũ Huỳnh Pha Lê
Xem chi tiết