2 căp gen cùng nằm trên 1 NST . P thuần chủng có mắt đỏ lông dài lai với mắt trắng lông ngắn . ở F1 thu được 100% mắt vàng lông dài, cho F1 lai với F1 thu được 1đỏ,dài:2vangf,dài:1trắng ngắn.
1,quy luât chi phối
2,biện luận và viết sơ đồ lai
2 căp gen cùng nằm trên 1 NST . P thuần chủng có mắt đỏ lông dài lai với mắt trắng lông ngắn . ở F1 thu được 100% mắt vàng lông dài, cho F1 lai với F1 thu được 1đỏ,dài:2vangf,dài:1trắng ngắn.
1,quy luât chi phối
2,biện luận và viết sơ đồ lai
Theo đề nhé: F1: 100% vàng – dài . => kH: A_B_ và ắt sẽ dị hợp 2 cặp gen do (P) thuần chủng
Xét riêng từng tính trạng:
+ màu lông: 1 đỏ : 2 vàng : 1 trắng = 1:2:1 => t/trạng quy định màu trội lặn không hoàn toàn
Vì dị hợp tử F1 giao phối với nhau => quy định đc kG như sau : AA= đỏ , Aa=vàng, aa= trắng.
ð Aa x Aa.
Tương tự độ dài lông: 3 dài : 1 ngắn. => TL hoàn toàn. => Bb x Bb.
Xét chung 2 tt: (1:2:1) x (3:1) # 1:2:1 (ở đề bài) => 2 tt này cùng nằm trên 1 NST => có liên kết gen
ð F1 có KG: Ab//aB và P sẽ là Ab//Ab x aB//aB.(theo đề luôn nha P thuần chủng)
Lai thành sơ đồ luôn:
P: Ab//Ab x aB//aB
F1: Ab//aB
F1 x F1 : Ab//aB x Ab//aB
F2 : TLKG: 1Ab//Ab : 2 Ab//aB : 1 aB//aB.
TLKH : 1 đỏ, dài : 2 vàng, dài: 1 trắng, ngắn
Sơ sơ như vậy thôi còn thêm màu sắc j nữa là bạn cứ thêm nhé
Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức
Sao hôm nay môn sinh học nhiều người hỏi thế nhỉ
Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Phải làm gì để điều đó không xảy ra ?
* Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là :
- Dễ sẩy thai hoặc đẻ non.
- Con khi đẻ ra thường nhẹ cân. khó nuôi, dễ nhiễm bệnh.
- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.
- Phải bỏ học, ảnh hưởng đến tiền đồ, sự nghiệp,
* Để tránh rơi vào tình trạng trên cần phải :
— Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc gia đình trong tương lai.
— Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng bao cao su.
* Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là :
- Dễ sảy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ.
- Con khi đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cao.
- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng hoặc chửa ngoài dạ con, tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo gây vỡ tử cung khi chuyển dạ lần sau .
- Phải bỏ học, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp.
* Để tránh rơi vào tình trạng trên, cần phải :
- Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc trong tương lại.
- Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
. Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được ?
_Những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên:
+ Dễ xảy thai hoặc đẻ non
+ Con sinh ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ nhiễm bệnh
+ Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh do dính tử cung,tắc vòi trứng,chửa ngoài dạ con
+ Phải bỏ học,ảnh ưởng đến tiền đồ,sự nghiệp
_Để điều đó không xảy ra ta cần có một tình bạn trong sáng lành mạnh , tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
Mang thai ở tuổi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:
- Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.
- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.
Chưa kể mang thai và sinh con ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.
Nếu đã lỡ mang thai mà không muốn sinh thì phải giải quyết sớm ở những nơi có cơ sở, trang thiết bị tốt, cán bộ có chuyên môn vững vàng. Tốt nhất là phải thăm khám để quyết định sớm.
Thai dưới 6 tuần tuổi có thể hút điều hòa kinh nguyệt. Càng để chậm, thai càng to, nguy cơ rạn nứt tử cung càng cao.
Thai lớn, nhau thai bám chắc vào thành tử cung nên nạo thường gây sốt rau hoặc thủng tử cung.
Hậu quả của việc nong nạo có thể dẫn tới: dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con ; tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau.
Hãy liệt kê các phương tiện sử dụng để tránh thai theo bảng 63.
Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Vai trò?
- Tuần hoàn máu:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 (đỏ tươi) từ tâm thất trái rồi theo động mạch chủ phân làm 2 nhánh đến các cơ quan phần trên và cơ quan phần dưới. Tại đây xảy ra quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào, máu chuyển cho tế bào O2 và chất dinh dưỡng, đồng thời nhận CO2 và chất thải từ tế bào trở thành máu đỏ thẩm. Máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và dưới trở về tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu nghèo O2 (đỏ thẩm) từ tâm thất phải rồi theo động mạch phổi phân nhánh đến 2 lá phổi. Tại các mao mạch phổi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và phế nang của phổi, máu chuyển cho phế nang khí CO2, đồng thời nhận O2 từ phế nang trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái
+)Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
+)Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
+) Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
Một người sống 80 năm, nếu mỗi chu kỳ của tim kéo dài 0,8 giây thì:
a) Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu năm (biết pha co tâm nhĩ là 0,1 giây).
b) Tâm thất làm việc bao nhiêu năm ( biết tâm thất có 0,3 giây).
c) Tâm không làm việc bao nhiêu năm (thời gian nghỉ là 0,4 giây).
a) Bạn để ý thời gian của pha tâm nhĩ co bằng 1/8 thời gian hoạt động của tim
Mà người sống 80 năm thì thời gian co của pha tâm nhĩ bằng \(\dfrac{1}{8}\cdot80=10năm\)
b) Tương tự thời gian hoạt động của pha tâm thất là 30 năm
c) Thời gian ko làm vc( pha giãn chung)= 40 năm
=> tim mình có vẻ hơi lười :)))
thui chế học ngu lắm, thử coi sao:
a, 80,05 năm
b,26, 68 năm
c, 20,01 năm
ê coi giùm đúng ko nha mà sai đừng chê chế học ngu ak
ê chết rồi lộn ồi
xin lối nha quên tính còn 1 bước nữa
-chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?
Chảy máu động mạch thì máu chảy mạnh, nhiều và thành tia còn chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy chậm hơn và ít hơnChảy máu ở động mạch thì máu có màu đỏ tươi, chảy ra nhiều và mạnh, thậm chí ở những động mạch lớn có có hiện tượng máu phun ra. Thế nên khi chảy máu động mạch rất nguy hiểm, chỉ có thể sơ cứu tạm thời và phải đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu.
Còn chảy máu ở tĩnh mạch thì máu chảy ra có màu đỏ hơi thẫm, chảy ít và chậm hơn. Vì vậy mà có thể sơ cứu để cầm máu ngay tại chỗ, nếu vết thương lớn và sau khi băng mà còn thấy chảy máu thì phải đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu.
-Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.
- Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập
chảy máu động mạch không phải tay chân cần được xử lí như thế nào
vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim