Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Nguyễn quốc Đức
Xem chi tiết
Đăng Khoa
22 tháng 2 2021 lúc 20:14

1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Ông có nhiều cống hiến to lớn trong công việc tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn. Ông có nhiều tác phẩm giá trị về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo , Dư địa chí ,… 

2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)- Là vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và có nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị .

3. Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV)- Là nhà sử học nổi tiếng , ông từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng của triều đình như Hàn lâm viện, Phó Đô Ngự sử ,… Ông là 1 trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

4. Lương Thế Vinh (1442 - 1496) - Ông là nhà toàn học nổi tiếng nước ta thời Lê Sơ. Ông đã nghiên cứu ra công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.

Bình luận (0)
Nguyễn quốc Đức
22 tháng 2 2021 lúc 20:07

mn oi ko phai bai 16 nha ma bai 21 y mk ghi nham

 

Bình luận (0)
Dang Dinh Thi Kieu
Xem chi tiết
Quang Nhân
17 tháng 1 2021 lúc 21:20

 Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương

- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa. Bị quân đội triều đình đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

- Đến năm 1358, Ngô Bệ lại nổi dậy ở Hải Dương, đến đầu năm 1360 thì bị giết.

* Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ô Thanh Hoá

- Năm 1379, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, tự xưng là Linh đức vương, hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hoá).

- Nguyễn Kỵ cũng xưng vương, hoạt động ở Nông Cống.

- Cùng năm 1379, Nguyễn Bổ nổi dậy ở Bắc Giang.

* Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ớ Quốc Oai - Hà Nội

- Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai.

- Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, lực lượng hùng hậu, đã kéo quân về đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong ba ngày.

- Vua Trần phải bỏ thành chạy lên Bắc Giang. Sau đó, cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp.

* Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây

- Năm 1399, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy khởi nghĩa, hoạt động ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

- Đến năm 1400, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

Bình luận (0)
Ngô kim Vân
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
29 tháng 12 2020 lúc 8:34

 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Bình luận (0)
Doan Phương Anh
Xem chi tiết
Aaron Lycan
29 tháng 12 2020 lúc 20:40

Của Lý Thường Kiệt.

ND: Bạn có thể mở sgk ngữ văn trang 65.

Vai trò: đông viên quân ta, làm cho quân địch lo sợ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tuệ Lâm
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 20:02

Nội dung cải cách:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Nhận xét:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông

Bình luận (0)
Cherry
27 tháng 12 2020 lúc 20:09

Nội dung cải cách:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Nhận xét:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông

Bình luận (0)
Phạm Anh Quốc
19 tháng 12 2021 lúc 22:23

Nội dung cải cách:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Nhận xét:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông

Bình luận (0)
Vy Yên
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Cát Tường
16 tháng 12 2016 lúc 9:33

THỜI HỔ: *Tôn giáo: -Nhà hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn.

*Văn học,giáo dục: -Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

*Kiến trúc: -Kiến trúc độc đáo.Đặc biệt là thành nhà Hồ.

THỜI LÝ: *Tôn giáo: -Phật giáo rất phát triển. Ngoài ra, Nho giáo và Đạo giáo cũng tác động đến đời sống chính trị xã hội

*Văn học: -Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

*Giao dục: -Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.

-Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại

-Năm 1076, mở Quốc Tự Giam - trường đại học đầu tiên của nước ta.

*Kiến trúc: -Rất phát triển. Có các công trình nổi tiếng như: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên,... Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý.

THỜI TRẦN: *Tôn giáo: -Phật giáo rất phát triển. Nho giáo ngày càng phổ biến hơn.

*Văn học: -Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Nội dung làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt (Hịch tướng sĩ: Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh: Trần Quang Khải,..)

*Giao dục: -Trường học mở ra ngày càng nhiều. Lập ra Quốc Sử Viện. Năm 1272, bộ "Đại Việt Sử Kí" ra đời.Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

*Kiến trúc: -Nhiều công trình có giá trị như: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô,..Nghệ thuật chạm khắc tinh tế.

 

 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Bảo Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Thành
22 tháng 12 2020 lúc 21:16

1 Tình hình kinh tế- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đẽ điểu. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa,nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt phạt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. Ruộng đất công bị xâm lấn,thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.

2 Tình hình xã hội- Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự,chùa chiền...- Trong triều đình có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỉ cương, phép nước... Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.- Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nỏns dần nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.- Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nóng dân ờ Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp...

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 21:16

2.

- Nửa cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Biểu hiện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

- Sự suy sụp của nhà Trần là điều không thể tránh khỏi, đến thời kì này nhà Trần đã không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước nữa.

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 21:17

1.

* Tình hình kinh tế:

- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi,… nên kinh tế nông nghiệp sa sút, nhiều năm mất mùa, đói kém.

- Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay rất nhiều ruộng đất. Ruộng đất công ở các làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống ngày càng bấp bênh, cực khổ.

* Tình hình xã hội:

- Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan nhà Trần vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đọa.

- Các vương hầu, quý tộc nhân đó cũng thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xây dựng dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng đoạn.

- Nhà Trần càng suy sụp hơn từ khi Trần Dụ Tông chết (1369) và Dương Nhật Lễ lên nắm chính quyền.

- Nhà Trần còn bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh, đời sống nhân dân càng cực khổ.

- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra trên cả nước.

Bình luận (0)
hjjjjjjjjjj
Xem chi tiết
🧡___Bé Khủng Long ___🍀
22 tháng 12 2020 lúc 20:16

-  Cuối thế kỷ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đê điều, thủy lợi,...nên mất mùa, đói kém nhiều năm.

- Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, rồi họ trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

=> Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư (trong tay vương hầu, quý tộc, địa chủ,...) ngày càng nhiều.

-  Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, nhưng hàng năm vẫn phải nộp thuế cho triều đình.

-  Mặc dù đời sống nhân dân vô cùng khốn khó như vậy nhưng vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn ăn chơi sa đọa, kỉ cương phép nước rối loạn, triều đình bị lũng đoạn.

-  Bên ngoài Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách, và nhà Trần thì tỏ ra bất lực trong việc đối phó với kẻ thù.

- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc

Bình luận (1)
Uyên Trần Official
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 12:55

- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

Bình luận (0)
Smile
22 tháng 12 2020 lúc 12:55

Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

Bình luận (0)
Minh Trần Kim
22 tháng 12 2020 lúc 19:35

 Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

- Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

- Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

Bình luận (0)