đặt điện áp xoay chiều u=u căn 2cos100pit vào 2 đầu đoạn mạch rlc mắc nối tiếp. có cảm kháng là 20 ôm. tính điện dung của tụ điện
Tìm cường độ dòng điện ngang một dây dẫn R = 2 \(\Omega\), được ghép nối tiếp với một điện trở 10k\(\Omega\), mạch tổng hợp được mắc vào 1 nguồn điện có điện áp 12v tìm điện áp qua mỗi điện trở....
Ủa điện áp là hiệu điện thế đó :v
\(I=\dfrac{U}{R_1+R_2}=\dfrac{12}{2+10000}=...\left(A\right)\)
\(\Rightarrow U_1=I.R_1=2.I=...\left(V\right);U_2=12-U_1=...\left(V\right)\)
Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Gồm R=100 ôm,C=\(\dfrac{10^{-4}}{2\pi}\)F,L=\(\dfrac{1}{\pi}\)H.Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=220\(\sqrt{2}\)cos100\(\pi\)t (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. 2,2A
B. 2,0A
C. 1,0A
D. 0,5A
\(Z_L=L\omega=100\left(\Omega\right)\), \(Z_C=\dfrac{1}{C\omega}=200\left(\Omega\right)\)
\(Z=\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}=100\sqrt{2}\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là: \(I=\dfrac{U}{Z}=\dfrac{220}{100\sqrt{2}}\approx1,56\left(A\right)\)
Cho mạch điện xoay chiều AB mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có hệ số tử cảm L, tụ điện có điện dung C, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu của các dụng cụ trên là Ur=40V; Ul=80V; Uc=50V. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện tức thời trong mạch so với điện áp tức thời ở hai đầu mạch bằng
A. \(-37^O\)
B. \(37^O\)
C. \(53^O\)
D. \(-53^O\)
Độ lệch pha u đối với i: \(tan\varphi=\dfrac{U_L-U_C}{U_R}=\dfrac{80-50}{40}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow\varphi\approx37^0\)
Vậy độ lệch pha giữa i với u là: \(\varphi'=-37^0\)
Chọn A
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên theo phương trình q=2.\(10^{-5}\)sin(1000t) (C). Biểu thức cường độ dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch?
A. i= 0,02cos(1000t) (A)
B. i= 0,2cos(1000t) (A)
C. i= 0,02cos(1000t+\(\dfrac{\pi}{2}\)) (A)
D. i= 0,2cos(1000t+\(\dfrac{\pi}{2}\)) (A)
\(Q_0=2\cdot10^{-5}C;\omega=1000\)rad
\(I_0=Q_0\cdot\omega=2\cdot10^{-5}\cdot1000=0,02A\)
\(q=2\cdot10^{-5}sin\left(1000t\right)=2\cdot10^{-5}\cdot cos\left(1000t-\dfrac{\pi}{2}\right)\)
Mà i sớm pha hơn q một góc \(\dfrac{\pi}{2}\) nên:
\(i=I_0cos\left(\omega t+\varphi\right)=0,02\cdot cos\left(1000t+\dfrac{\pi}{2}-\dfrac{\pi}{2}\right)=0,02cos\left(1000t\right)\)\
Chọn A.
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V, tần số 50 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong dòng điện trong mạch bằng 1A. Gía trị của L bằng
A. 0,56H
B. 0,99H
C. 0,86H
D. 0,70H
\(\omega=2\pi f=2\pi\cdot50=100\pi\)(rad)
Dòng điện hiệu dụng: \(I=\dfrac{I_0}{\sqrt{2}}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}A\)
Mặt khác: \(I=\dfrac{U}{Z_L}=\dfrac{U}{\omega\cdot L}\Rightarrow\dfrac{1}{\sqrt{2}}=\dfrac{220}{100\pi\cdot L}\)
\(\Rightarrow L=0,99H\)
Chọn B.
Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Điện trở thuần R=100 ôm, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ có điện dung C=\(\dfrac{10^{-4}}{\pi}\)F. Mắc vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u=U\(_0\)cos100\(\pi\)t (V). Để điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R thì giá trị độ tự cảm của cuộn dây là
A. L= \(\dfrac{1}{\pi}\)H
B. L= \(\dfrac{10}{\pi}\)H
C. L= \(\dfrac{1}{2\pi}\)H
D. L= \(\dfrac{2}{\pi}\)H
Điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R nên:
\(Z_L=Z_C=R=100\Omega\)
\(\Rightarrow\omega L=\dfrac{1}{\omega C}=100\Rightarrow100\pi\cdot L=100\)
\(\Rightarrow L=\dfrac{1}{\pi}\left(H\right)\)
Chọn A.