Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Trần Ngân Hà
23 tháng 5 2017 lúc 22:34

1. Một số ví dụ nè:

-Từ các núi trẻ (đỉnh nhọn) trải qua quá trình bào mòn thành núi già ( đỉnh tròn).

-Nước mưa và đá vôi hòa tan vào nhau tạo thành địa hình núi cacxtơ .

2. Vùng ven bờ biển Thái Bình Dương bn nhé. Vì vậy mà đây đc gọi là " Vành đai lửa Thái Bình Dương " đóa!

Học tốt nhé bn!^_^

tran hai thanh
7 tháng 1 2018 lúc 15:01

1. Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.

2.

Động đất chù yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải.

Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ đông Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát-ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dài tới tận Pê-ru và Chi-lê thuộc Nam Mĩ; ở bờ Tây dài động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đào A-lêu-ti-an, quần đào Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, ln-đô-nê-xi-a tới Niu-di-lân.

Ven bờ Thái Bình Dương là nơi mà vò Trái Đất vận động vô cùng sôi nổi, các mảng thạch quyển chuyển động cọ sát theo phương ngang và phương thảng đứng nên dễ sinh ra động đất rất dữ dội, phần lớn động đất trên thế giới xảy ra ở đây. Nếu căn cứ vào năng lượng khi động đất giài phóng ra để tính toán thì có tới 76% là do dài động đất này sinh ra. Chi-lê là một trong những nước nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương và là một trong những nước xảy ra nhiều động đất cùa thế giới. Đất nước này như một cái đai hẹp và dài, phân bổ địa lí đi cùng hướng với dãy núi An-đét chạy dài theo bờ phía Tây cùa Nam Mĩ, khe biển A-ta-ca-ma dựa sát vào dày núi, nơi sâu nhất tới 6000 - 7000m. Độ nghiêng sâu đặc biệt giữa núi cao và khe sâu là bố phận nguy hiểm và yếu cùa Trái Đất, vì thế dề xảy ra động đất. Như trong hai ngày 22 và 23/5/1960 ở đây đã xảy ra 5 lần động đất cấp 7 trở lên, trong đó cỏ 3 lần cấp 8 trở lên, mức độ phá hoại ít thấy trên thế giới. Hay như ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 500 trận động đẩt đáng kể, nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất nước này có 1,5 trận động đất. Những trận động đất lớn là trận động đất năm 1923 ở vùng Can-tô giết chết 140 nghìn người, phá hủy 8226 ngôi nhà; vụ động đất năm 1995 ở Cô-bê làm hơn 6400 người chết, hơn 250.000 ngôi nhà bị phá "hủy...

Dải động đất ven bờ Thái Bình Dương cũng là vùng “núi lửa sống” phân bố nhiều nhất, sự phân bổ cùa chúng dường như nhất trí chứ không phải là sự trùng hợp khéo, điều đó chứng tỏ dấy là dài đất mà vỏ Trái Đất đang vận động dữ dội.

Dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải bắt đầu từ Địa Trung Hải và dải gần đó, đi qua Thổ Nhĩ Kì, Trung Á, miền Bắc Án Độ, vùng Tây và Tây Nam Trung Quốc, rồi đi qua Mi-an-ma đến In-đô-nê-xi-a gặp vòng đai động đất Thái Bình Dương. Dải động đất này là dải động đất hiện đại hoạt động sôi nổi, có một số đoạn phân bổ núi lửa liên tiếp, hơn nữa một số gò núi còn đang tiếp tục nâng lên. Mấy năm gần đây trong dải động đất này đă xảy ra nhiều trận động đất dữ dội, như năm 1976 ở U-dơ-bê-kix-tan, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, miền Đông Thô Nhĩ Kì; năm 1977 ở Ru-ma-ni; còn l-ran từ năm 1977 đã liên tục xày ra 3 lần động đất... gây nên những tai họa không nhỏ.

Linh Su Bông
Xem chi tiết
Trần Hoàng Bảo Ngọc
1 tháng 5 2017 lúc 20:54

Đường đồng mức biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ

Duong Duc Anh
5 tháng 5 2017 lúc 14:45

Duong dong muc la duong noi cac diem voi nhau tren cung mot do cao


Bùi Vương Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Hoàng Bảo Ngọc
7 tháng 5 2017 lúc 13:08

Dòng biển lạnh là dòng biển:

A.Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp

B.Chảy từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao

C.Chảy từ đông sang tây

D.Chảy từ nam lên bắc

Hảii Trangg
7 tháng 5 2017 lúc 19:42

Trái Đất quay bởi nó được sinh ra trong đĩa bồi của đám mây hydro co lại từ lực hấp dẫn lẫn nhau và cần thiết để bảo tồn động lượng góc của nó. Nó tiếp tục quaybởi quán tính. Nguyên nhân tất cả đều quay cùng hướng là bởi chúng sinh ra cùng nhau trong cùng một tinh vân từ hàng tỷ năm trước.

tran hai thanh
7 tháng 1 2018 lúc 14:59

Đó là do bảo toàn động lượng quay.

Hãy nghĩ về một cá thể phân tử trong đám mây Hydro. Mỗi hạt mang động lượng riêng của nó và trôi đi trong không gian. Khi những phân tử này kết hợp với phân tử khác bởi trọng lực, chúng cần phải cân bằng động lượng của mỗi hạt. Khả năng cân bằng hoàn hảo bằng 0 là có thể xảy ra, nhưng thực sự rất khó.

Có nghĩa là, một số trong số chúng sẽ trượt qua nhau. Giống như những người trượt băng nghệ thuật cầm tay kéo nhau để quay nhanh hơn, sự co lại của tinh vân tiền Mặt Trời với động lượng của các hạt cân bằng của nó trở nên quay nhanh hơn.

Đây chính là lúc bảo toàn động lượng quay bắt đầu có tác động

Khi Hệ Mặt Trời quay càng nhanh, nó bị dẹt ra thành một đĩa với một khu vực phình ở giữa. Chúng ta thấy cấu trúc tương tự ở khắp nơi trong vũ trụ: Hình dáng của các thiên hà, xung quanh các lỗ đen đang quay...

Mặt Trời hình thành từ chỗ phình ở tâm chiếc đĩa này, và các hành tinh hình thành bên ngoài. Chúng thừa hưởng chuyển động quay từ chuyển động tổng thể của bản thân Hệ Mặt Trời.

Trong suốt một vài trăm triệu năm, tất cả vật chất trong Hệ Mặt Trời tập trung lại với nhau thành các hành tinh, tiểu hành tinh, mặt trăng và sao chổi... Sau đó bức xạ mạnh và gió sao từ ngôi sao trẻ Mặt Trời thổi sạch những thứ còn lại khác.

Không có bất kỳ lực không cân bằng nào khác tác động lên chúng, nên quán tính của Mặt Trời và các hành tinh đã giữ chúng quay trong hàng tỷ năm qua.

Và chúng sẽ tiếp tục quay cho đến khi chúng va chạm với các vật thể khác, hàng tỷ hoặc thậm chí hàng nghìn tỷ năm sau trong tương lai.

Huynh Thi Ai Ly
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
29 tháng 7 2017 lúc 20:24

- Nguyên nhân:

+ Núi lửa: do hiện tượng phun trào mắc ma gây ra.

+ Động đất: do sự giải phóng năng lượng bất ngờ của lớp vỏ Trái Đất làm rung chuyển mặt đất.

- Cư dân sống gần núi lửa rất nguy hiểm nhưng xung quanh núi lửa vẫn có cư dân sinh sống vì: Khi những dung nham núi lửa phân huỷ sẽ trở thành loại đất đỏ phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

Bình Trần Thị
30 tháng 7 2017 lúc 12:36

2.

Bởi vì nó mang lại:
– Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú.
– Năng lượng địa nhiệt lớn
– Đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp
– Hoạt động du lịch phát triển…
=>Do đó, quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống.

Phạm Thị Thạch Thảo
31 tháng 7 2017 lúc 9:42

2,

Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.


Thiên Phong
9 tháng 11 2017 lúc 22:11

Hoạt động của núi lửa có lợi và có hại.
Tính mạng và tài sản của con người có thể bị đe dọa khi núi lửa phun trào dòng nham thạch nóng hôi hổi, môi trường cũng bị ảnh hưởng (cách đây khoảng 20 năm núi lửa Pinatubô ở đâu xa lắc bên Indonexia phun mà ở thành phố BMT-Việt Nam bụi trắng phủ thành 1 lớp dày vài mm). Hoạt động của núi lửa còn làm thay đổi cấu trúc lớp võ trái đất nên còn có thể gây động đất, sóng thần.
Nếu lúc núi lửa phun mà bà con ta "né" được thì cháu chắt chúng ta được hưởng xái: nham thạch mang các nguyên tố quí từ lòng đất ra làm đất đai màu mỡ (thành phố tôi ở nổi tiếng với hương vị giọt đắng thơm ngon là sản phẩm của các đồn điền cà phê xanh tốt trên đất bazan đỏ có nguồn gốc từ nham thạch); ngoài ra còn nhiều chất quí khác nghe đã thấy "thèm" như các mõ vàng và kim cuơng bên Nam Phi chẳng hạn. Về phương diện du lịch, các suối nước nóng (có liên quan đến núi lửa) cũng giúp nhiều người "hốt" bộn tiền, chúng ta thì phải trả tiền khi đi du lịch đến đó nhưng có thể dùng nước nóng để luộc trứng.

nguyen thanh quyen
Xem chi tiết
Thu Thủy
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
17 tháng 11 2017 lúc 9:14

Biểu hiện của nội lực :

Sức nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị ........uốn nếp,bị gãy...................... hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng ...........núi lửa,động đất.....................

Kết quả tác động :

Làm cho bề mặt Trái Đất ...(trở nên) ghồ ghề...............

Biểu hiện của ngoại lực :

Gồm 2 quá trình : quá trình ....phóng hóa các loại đá............. và quá trình ....xâm thực(do gió,nhiệt độ,nước mưa,...)..............

Kết quả của ngoại lực :

Có xu hướng san bằng ..........bằng phẳng...........................bề mặt Trái Đất.

Hà Linh Trang
Xem chi tiết